Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
XUẤT XỨ CỦA BÀI BÁT VỊ VÀ LỤC VỊ
Friday, May 30, 2014 7:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

XUẤT XỨ CỦA BÀI BÁT VỊ VÀ LỤC VỊ

Tác giả: Trần Quang Thống

http://www.yhoccotruyen.org/ViewTopic.jsp?tid=3483&fid=2&Page=1&trp=0

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

Vào thời Đông Hán (东汉 – năm 25 – 220 sau Công Nguyên, còn gọi là thời Hậu Hán – 后汉), Thánh y Trương Trọng Cảnh (张仲景 – các thầy thuốc về sau đều gọi là Tôn Sư, tôn ông là Thầy, vì công lao trước tác của ông để lại cho hậu thế quá lớn. Trong Đông y tôn ông là Y Thánh) đã lập ra phương Bát Vị Thận Khí Hoàn (còn gọi là Kim Quỹ Thận Khí Hoàn, Quế Phụ Địa Hoàng Hoàn, để phân biệt với Tế Sinh Thận Khí Hoàn).

Thành phần gồm:

  1. Can địa hoàng (Sinh địa) 32g
  2. Sơn dược 16g
  3. Sơn thù (sao rượu) 16g
  4. Phục linh 12g
  5. Trạch tả 12g
  6. Đan bì 12g
  7. Quế chi 8g
  8. Phụ tử (chế) 8g

Công năng chủ trị:

Trị các chứng thận dương bất túc. Lưng là phủ của Thận, Thận là gốc của Tiên thiên, trong đó ẩn chứa Mệnh môn hỏa. Nơi động khí của Thận chính là Mệnh môn.

Nạn thứ 8 sách Nạn Kinh có chép: “Đây là rễ của mười hai kinh mạch, là cửa của hô hấp, là nguồn của tam tiêu”. Đàm ẩm, thủy thũng, cước khí, chuyển bào (phụ nữ có thai bí tiểu (dùng cẩn thận)). Lưng đau chân mỏi, từ nửa thân trở xuống thường lạnh giá, bụng dưới đau co thắt, tiểu tiện không thông, hoặc tiện nhiều lần, về đêm càng tiểu nhiều, dương nuy (liệt dương), tảo tiết (xuất tinh sớm). Lưỡi nhạt mà nhớt, mạch hư nhược. Bộ xích trầm tế.
Phân tích cơ chế sinh bệnh:
- Thận dương bất túc, không thể ôn dưỡng cho hạ tiêu, nên sinh eo lưng đau, chân mỏi, nửa lưng trở xuống lạnh.
- Thận dương hư nhược, không thể hóa khí lợi thủy, thủy đình lại bên trong, khiến cho tiểu tiên không thông lợi, bụng dưới co thắt không thoải mái.
- Thận hư không thể khống chế được thủy dịch, khiến tiểu liên tục, hoặc uống nhiều miệng khát, thủy thũng, đàm ẩm, cước khí, hoặc chuyển bào.

Các y gia bình luận:
Kha Vận Bá nói: Mệnh môn có hỏa thì Thận sẽ có sinh khí. Vì vậy phương này không gọi là “Ôn Thận”, mà gọi là “Thận Khí”, đó là muốn nói đến “Thận lấy khí làm chủ”. Thận có được khí, mà thổ tự sinh vậy, nếu hình thể bất túc, thì lấy lấy khí mà ôn”.
Xin lưu ý:
Tôi đọc trong sách “Thang Đầu Ca Quyết” (汤头歌诀) của Uông Ngang (汪昂) viết (ông viết xong sách này vào mùa hạ, năm Giáp tuất, đời vua Khang Hi), thì viết Sinh địa thành Thục địa, Quế chi thành Nhục quế. Xin lưu ý rằng đầy là sự nhầm lẫn. Trên lâm sàng cần phân biệt rõ.

Phân tích phương thang:

Vai trò Vị thuốc Công năng
Quân Sinh địa Tư âm bổ thận, điền tinh ích tủy
Thần Sơn thù Bổ dưỡng can thận, có thể sáp tinh
Sơn dược Bổ ích tỳ âm, lại có thể cố tinh
Phụ tử Tính cay nóng, trợ cho Mệnh môn để ôn dương hóa khí
Quế chi Tính cay nóng, trợ cho Mệnh môn để ôn dương hóa khí
Trạch tả Lợi thấp tiết trọc, đề phòng công năng tư âm của Thục địa, sẽ khiến nê trệ, làm cho tà khí không tán đi được
Phục linh Thẩm thấp lợi niệu, lại trợ cho sơn dược được kiện vận
Đan bì Thanh tiết tướng hỏa (can hỏa), lại chế tính ôn sáp của Sơn thù

Các vị hợp dùng, ôn ấm mà không táo, tư bổ mà không nê trệ, trợ cho cái nhược của dương để hóa thủy; bổ cho cái hư của âm để sinh khí. Khiến cho Thận dương phấn chấn, khí hóa trở lại bình thường, thì các chứng tự nhiên tiêu trừ.
Đặc điểm phối ngũ:

Phối ngũ trong phương này có hai đặc điểm: một là phối ngũ để bổ âm với dương, mà trong đó bổ Dương là chủ; hai là trong tư âm có phối thêm một lượng rất ít Quế, Phụ để ôn dương, mục đích là tìm dương trong âm, thiếu hỏa sinh khí. Vì vậy phương này mới có tên là “Thận Khí”.
Vận dụng lâm sàng:

1. Phương này là phương chính dùng để bổ thận trợ dương. Trị các chứng có biểu hiện lưng đau chân mỏi, tiểu tiện không thông hoặc liên tục, lưỡi nhạt mà nhớt, mạch hư nhược mà Xích bộ trầm, tế.
2. Nếu dùng trong chứng Dương nuy (liệt dương, công năng tính dục suy yếu) thì cần gia thêm Dâm dương hoắc (cần sao với mỡ dê), Bổ cốt chi, Ba kích thiên, để giúp tráng dương.
3. Chữa theo bệnh danh Tây y: Chứng viêm cầu thận mạn tính, tiểu đường, chứng cường Adosteron (xin đọc thêm dòng lưu ý bên dưới), suy giảm tuyến giáp trạng, suy nhược thần kinh, Suy giảm công năng tuyến thượng thận, chứng suyễn do viêm khí quản mạn, hội chứng suy thận người cao tuổi.
Lưu ý:

Trên lâm sàng, ở chứng cường Adosterone, theo tây y thì là do tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều aldosterone, khiến mất kali và natri giữ lại. Natri dư thừa lần lượt nắm giữ nước, tăng lượng máu và huyết áp (aldosterone là hormone tham gia điều khiển các chất khoáng trong cơ thể. Nó góp phần bảo vệ lượng sodium trong cơ thể và kích thích suy giảm potassium, những hoạt động giúp duy trì lượng chất lỏng và huyết áp). Mỗi khi gặp chứng này, theo quan sát của tôi, thì bn thường bị tăng huyết áp đột ngột, hoặc huyết áp ở ngưỡng cao có kèm theo biểu hiện bệnh, mà không hạ xuống được. Trong chứng này, bn thường choáng váng (có trường hợp thường hay đái mế). Mạch hoạt, khẩn, hữu lực (đa số ở các bệnh nhân này đều có sỏi thận). Xét nghiệm tây y không có Cholesterol (mạch hoạt). Chính các bác sĩ tây y, khi đến tôi khám bệnh cũng không hiểu tại sao có chứng này. Nhưng khi tôi nói ra vấn đề thì họ biết ngay. Trong trường hợp này, tôi thường dùng trước tiên là Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang để trị, đến khi hết choáng, thì tôi cho dùng Kim Quỹ Thận Khí Hoàn để trị. Kết quả rất mỹ mãn.

Ở Trung Quốc, tôi thấy họ dùng Kim Quỹ Thận Khí Hoàn trị chứng này nhưng không hiệu quả, tôi suy nghĩ rất nhiều, và thấy rằng, cho thấy là biến chứng của thận khí hư, vậy thì trị biến chứng chính là trị ngọn. Tôi dùng pháp trị trên, và đã có kết quả chính xác trên 100% bệnh nhân.
Chú ý: người họng khô miệng ráo, lưỡi đỏ ít rêu, thuộc âm bất túc, thận hỏa thượng viêm thì không được dùng.
Theo các sách hiện đại hướng dẫn, cần sử dụng Thục địa thay cho Sinh địa; Nhục quế thay cho Quế chi, và họ cho rằng như vậy hiệu quả hơn. Theo tôi, như vậy là sai lầm trầm trọng, tôi đã dùng Kim Quỹ Thận Khí Hoàn nhiều năm, kể cả chứng u xơ tuyến tiền liệt cũng trị rất hiệu quả. Chỉ cần linh động dùng thì bài này như một thứ vũ khí lợi hại. Không nên thay đổi, vì hai vị này ẩn chứa ý nghĩa sâu xa, nếu có dịp chúng ta sẽ bàn về đề tài này.

XUẤT XỨ BÀI “LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN”.

Đến đời Tống (năm 1119 – năm Tống Thần Tông tại vị), ông Tiền Ất (钱乙) trước tác sách “Tiểu Nhi Dược Chứng Chân Quyết” (小儿药证真诀), còn gọi là “Tiền Thị Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết” (钱氏小儿药证直诀), gồm có 3 quyển. Trong quyển hạ (quyển 3), ông có đề xuất ra phương Lục Vị Địa Hoàng Hoàn. Theo ông, vì Bát vị là dùng cho người lớn; tiểu nhi dương khí còn non kém, cho nên bỏ đi Nhục quế, Phụ tử, để tránh bạo nhiệt, mà sinh ra nục huyết. Và từ đó trở đi, bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn trở thành một phương thang cơ bản cho các biến phương bổ âm, bổ thận về sau.

Phân tích cơ chế bệnh:

  • Can thận hư:
  • Âm hư: Thắt lưng mỏi yếu, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc. Trẻ con không khép thóp, mạch tế.
  • Hỏa vượng: Cốt chưng triều nhiệt, lòng bàn chân tay nóng, di tinh đạo hãn hoặc tiêu khát, hoặc răng chân răng lung lay, tiểu tiện dầm dề, miệng khô họng ráo. Sắc lưỡi đỏ, rêu ít, mạch sác.

Công dụng: Tư âm bổ thận.

Giải thích phương thang:

Vai trò Vị thuốc Công năng
Quân Thục địa hoàng Tư âm bổ thận, điền tinh ích tủy
Thần Sơn thù Bổ dưỡng can thận, có thể sáp tinh
Sơn dược Bổ ích tỳ âm, lại có thể cố tinh
Trạch tả Lợi thấp tiết trọc, đề phòng công năng tư âm của Thục địa, sẽ khiến nê trệ, làm cho tà khí không tán đi được
Phục linh Thẩm thấp lợi niệu, lại trợ cho sơn dược được kiện vận
Đan bì Thanh tiết tướng hỏa (can hỏa), lại chế tính ôn sáp của Sơn thù

Ba vị Thục địa, Sơn thù, Sơn dược phối hợp lại để tư dưỡng tỳ thận, được gọi là “tam bổ” (ba vị bổ).

Ba vị Trạch tả, Đan bì, Phục linh phối hợp lại là để thấm thấp trọc, thanh hư nhiệt, còn được gọi là “Tam Tả” (ba vị tả).
Vận dụng lâm sàng:

1. Đây là bài cơ bản để trị các chứng thận âm hư. Biểu hiện lâm sàng là lưng đau gối mỏi, đầu choáng mắt hoa, miệng ráo họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch trầm tế sác.

2. Nếu âm hư mà hỏa vượng mạnh, thì gia Tri mẫu, Huyền sâm, Hoàng bá, để tăng thêm sức thanh nhiệt, giáng hỏa; kiêm có tỳ hư khí trệ, thì gia Bạch truật, Sa nhân, Trần bì, để phòng ngừa khí trệ ở tỳ.

3. Thận hư mạn tính, cao huyết áp, tiểu đường thể âm hư, u phổi, u thận, suy giảm công năng tuyến giáp trạng, viêm võng mạch. Hội chứng các chứng trạng thận âm suy nhược người cao tuổi.
Y gia bình luận:

Sách “Thành Phương Tiện Độc” chép: phương này đại bổ ba tạng Can Tỳ Thận, chân âm bất túc, tinh huyết khuy tổn. Đã dùng bổ thì phải tả tà, tà lui thì bổ mới có lực. Vì vậy dùng Thục địa để đại bổ tinh huyết cho tạng thận làm Quân; dùng Trạch tả để dẫn tà trọc ở thận và bàng quang là tá; dùng Sơn dược để bổ can cố tinh, Mẫu đơn bì để thanh tiết tướng hỏa ở huyết phận của Quyết âm, Thiếu dương. Sơn dược dưỡng tỳ âm, Phục linh sấm thấp ở tỳ, tương hòa tương tế, không táo không hàn, đây đúng là phương thang Vương đạo vậy”.

 

 

TẾ SINH THẬN KHÍ HOÀN

Vào đời Tống (Tống Bảo Hữu Nguyên Niên – 1253), danh y Nghiêm Dụng Hòa (严用和), đã trước tác sách “Tế Sinh Phương”( 济生方), còn gọi là “Nghiêm Thị Tế Sinh Phương” (严氏济生方), gồm 10 quyển. Trong đó luận trị thì có 70 thiên, phương thang thì có 400 bài. Trong này xuất hiện bài Tế Sinh Thận Khí Hoàn ở quyển 8. Tác giả đã gia thêm cho bài Kim Quỹ Thận Khí Hoàn 2 vị là Xa tiền, Ngưu tất.
Công dụng: Ôn thận hóa khí, lợi thủy tiêu thũng. Trị thận hư thủy thũng, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện không thông, đàm ẩm suyễn khái.

QUẾ PHỤ ĐỊA HOÀNG THANG

Đến năm 1742, vào đời nhà Thanh, danh y Ngô Khiêm trước tác sách Y Tông Kim Giám, trong sách này thấy xuất hiện bài Quế Phụ Địa Hoàng Thang (桂附地黄汤 ) ở quyển 40, mục “Hư Lao Trị Pháp”. Trong phương này, Sinh địa được thay bằng Thục địa, Quế chi được thay bằng Nhục quế. Để lưỡng bổ âm dương, nhưng chủ về bổ dương.

Comments

Your Comments
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.