Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Tháng 11 năm ngoái, một siêu máy tính được hỗ trở bởi Bộ Năng Lượng Mĩ, đã phá kỉ lục thế giới về siêu máy tính nhanh nhất. Hiện tại, sau chưa đến một năm, Tianhe-2, một siêu máy tính Trung Quốc, đã phá vỡ kỉ lục đó. (Ảnh: TOP500/Smart Planet)
Trung Quốc và Mĩ lại mâu thuẫn. Chính phủ Mĩ đã từ chối cho phép Intel cập nhật Tianhe-2 của Trung Quốc, siêu máy tính lớn nhất thế giới.
Trung Quốc, trong một loạt các nâng cấp của năm nay, muốn nâng cấp công suất máy lên hơn 110 petaflops. Để làm điều này, Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào việc Intel được phép vận chuyển các chip Xeon mới.
Intel đăng kí xin một giấy phép để có thể xuất khẩu hàng chục ngàn chip. Bô Thương mại đã từ chối Intel, nói rằng họ lo ngại về việc nghiên cứu hạt nhân được thực hiện với máy tính này, Next Big Future cho biết.
Khi Titan phá kỷ lục, nó hoạt động ở mức 17.5 petaflop/s trên thang đo Linpack. Bây giờ, Tianhe-2, một siêu máy tính được phát triển bởi Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia của Trung Quốc, có tốc độ xử lý của 33,86 petaflop/ s. (Ảnh: GBPublic_PR / Wikipedia)
“Tianhe-2 gồm 80000 CPU Intel Xeon, giúp đạt hiệu suất CPU 33.86 petaflops.
Một petaflop tương đương với khoảng một triệu tỷ phép tính mỗi giây.
Nhưng hãy nhớ rằng Intel đã ký kết một thỏa thuận trị giá 200 triệu usd chính phủ Mỹ để xây dựng một siêu máy tính của riêng mình trong một trong các phòng thí nghiệm quốc gia của nó.
Trong một thông báo được công bố trực tuyến, Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ đã từ chối đăng ký của Intel xin xuất chip cho Tianhe-2 và ba siêu máy tính Trung Quốc khác vì các máy này được sử dụng cho “các hoạt động bùng nổ hạt nhân.” Phần liên quan của các quy định xuất khẩu của Mỹ cho biết rằng điều này bao gồm các công nghệ được sử dụng trong “thiết kế, phát triển, hoặc chế tạo” các vũ khí hạt nhân, website BBC cho biết.
Tianhe-2 đạt được danh hiệu siêu máy tính nhanh trong 4 lần liên tiếp:
Thông báo nói thêm rằng bốn cơ quan nơi các siêu máy tính sẽ được đặt được coi là “hành động trái với an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mĩ.”
Horst Simon, một chuyên gia về siêu máy tính và các Phó giám đốc của Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley của Bộ Năng lượng Mĩ, cho biết những hạn chế của Mỹ trong lâu dài sẽ giúp các nhà sản xuất chip Trung Quốc và gây thiệt hại cho các công ty Mỹ. “Người Trung Quốc sẽ được tăng cường động lực hơn để phát triển công nghệ riêng của họ, và các nhà sản xuất Mỹ sẽ được coi là ít đáng tin cậy hơn và có khả năng không thể đáp ứng các đơn đặt hàng nước ngoài,” Mercury cho biết trên trang web của họ.
Vâng, tôi đoán rằng Mỹ chỉ muốn xuất khẩu những hàng hóa mà dễ đưa phần mềm gián điệp vào.
Sưu tầm: Nguồn: http://www.visiontimes.com/2015/04/12/why-has-the-u-s-stopped-chinas-supercomputer-upgrade.html