Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Sự thù địch và tâm thế sẵn sàng động binh của Thổ Nhĩ Kỳ được thôi thúc bởi tư cách thành viên của nước này trong khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO.
Trang Sputnik của Nga đưa tin cho biết, căng thẳng trong quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục đang leo thang, trong khi Ankara đang chuẩn bị cho việc đông binh quân sự nhằm vào Syria thì NATO đã lên tiếng cảnh báo rằng khối này sẽ không ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ nếu chính quyền nước này tự gây chiến với Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. |
Sau khi xảy ra vụ máy bay Thổ bắn hạ máy bay ném bom của Nga ở miền Bắc Syria hồi tháng 11 năm ngoái, tưởng chừng một cuộc chiến giữa Ankara và Moscow sẽ được châm ngòi nhưng may mắn là nó đã được ngăn chặn dù quan hệ Nga – Thổ vẫn nằm ở trạng thái căng thẳng trong băng giá.
Gần đây, mặc dù Ankara đã lên tiếng phủ nhận nhưng có nhiều biểu hiện cho thấy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tập kích sẵn ở biên giới Syria, sẵn sàng tham gia một cuộc xung đột quân sự chống người Kurd ở bên kia biên giới.
Tờ báo Nga cho rằng, một lần nữa, Thổ Nhĩ Kỳ lại đe dọa thế giới bằng một cuộc chiến tranh tiềm tàng bởi can thiệp quân sự của Ankara đồng nghĩa với việc thực hiện quyết tâm lật đổ Tổng thống Syria Assad đến cùng.
Nói trên báo Der Spiegel của Đức, một quan chức của NATO cho biết, lực lượng quân sự của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang hoạt động ở biên giới Syria, chỉ cách nhau vài km.
Sự thù địch và tâm thế sẵn sàng động binh của Thổ Nhĩ Kỳ được thôi thúc bởi tư cách thành viên của nước này trong khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO.
Ankara tin rằng nước này sẽ nhận được sự ủng hộ của NATO trong cuộc chiến với Nga theo nội dung Điều 5 trong Hiệp ước NATO, trong đó quy định phòng thủ tập thể sẽ được áp dụng nếu một quốc gia trong khối bị tấn công.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU lại rất miễn cưỡng và không tỏ ra quan tâm đến chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga nếu xảy ra.
Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn nói: NATO không thể cho phép mình tham gia leo thang quân sự với Nga xuất phát từ những căng thẳng gần đây liên quan đến quan hệ Nga – Thổ.
Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn nói rõ: Điều 5 của Hiệp ước NATO nhấn mạnh rằng việc bảo đảm phòng thủ chỉ hợp thức khi một quốc gia trong khối thực sự, rõ ràng bị tấn công, chứ không thể bảo vệ một nước NATO nếu nước đó đi gây chiến với nước khác.
“Chúng ta (NATO) không thể trả gia cho cuộc chiến mà Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra với nga” – một nhà ngoại giao khác của Đức nói trong điều kiện giấu tên.
Trước đó, NATO cũng đã đưa ra những cảnh báo tương tự như vậy sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc Su-24 của Nga ở miền Bắc Syria.
“NATO nên tránh để không rơi vào các tình cảnh, biến cố có thể dẫn đến mất kiểm soát” – Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng nói như vậy khi quan hệ Nga – Thổ leo thang.
Hôm thứ Sáu vừa qua, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng nhấn mạnh yêu cầu phải ngăn chặn xung đột quân sự giữa Moscow và Ankara.
Nhà lãnh đạo Pháp nói rằng hiện có nguy cơ nổ ra chiến tranh giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hòa Bình