Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định,nếu Donald Trump làm Tổng thống sẽ khiến mối quan hệ Mỹ – châu Âu ngày càng xa cách và phức tạp.
Chuyên gia nghiên cứu về an ninh quốc gia Nicolas Gvozdev của National Inters đưa ra dự đoán rằng việc tỉ phú Trump trở thành tổng thống Mỹ có thể gây ra một kịch bản có tên gọi “liên minh chia rẽ”, đặc biệt là trong mâu thuẫn giữa Mỹ và châu Âu về vấn đề người tị nạn.
Các quốc gia châu Âu đang cần sự giúp đỡ của Mỹ trong việc giải quyết khủng hoảng người di cư, sự trỗi dậy của tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Nhưng nếu ông Trump làm tổng thống, Mỹ sẽ quan tâm ít hơn tới những vấn đề này và thay vào đó sẽ chỉ tập trung cho những phát triển kinh tế của Mỹ.
Chuyên gia Nicolas Gvozdev đưa ra dẫn chứng, không ít lần vị tỷ phú này đưa ra tuyên bố Mỹ nên cắt giảm quan hệ với các nước đồng minh, mà chỉ tập trung vào nước Mỹ.
Nếu trở thành Tổng thống Mỹ với chính sách đối ngoại mà ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump đề ra nhất định đe dọa quan hệ Mỹ – châu Âu |
“Chúng ta không phải là nước có thể gánh trách nhiệm bảo vệ cho Đức, 28 nước NATO trong khi nhiều nước trong số đó không chi trả cho chúng ta. Họ không thực hiện điều mà họ đã thoả thuận. Chúng ta phải được hoàn tiền vì chúng ta không thể đủ sức”, ông Trump đưa ra lý lẽ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay, quan niệm đặt nước Mỹ vào vị thế trung tâm, không cần đến bạn bè, đồng minh này chỉ cản trở, chứ không hề thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng của nước Mỹ.
Nhận xét về những chính sách đối ngoại của ông Trump đối với châu Âu, nhà kinh tế Peter Navarro từ Đại học California, đánh giá: “Tỷ phú Donald Trump là ứng viên tổng thống có tính phân cực nhất tại Mỹ hiện nay. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Trump, chính sách đối ngoại Mỹ sẽ rất chắc chắn và chủ động. Mỹ sẽ chỉ quan hệ hợp tác với những nước châu Âu mà Mỹ được hưởng lợi từ đó. Ứng viên đảng Cộng Hòa là một nhà kinh doanh, và ông ấy sẽ chỉ quan tâm tới lợi nhuận”.
Chung quan điểm, mới đây trong một bài phát biểu trước truyền thông, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự. Người đứng đầu nước Pháp nhấn mạnh: “Ngay từ khi bước vào cuộc tranh cử Tổng thống, tỷ phú Trump đã tự vạch cho mình một đường lối không giống bất cứ nhân vật tranh cử nào trước đây”.
Ứng cử viên đảng Cộng Hòa thường xuyên dùng những khẩu hiệu hô hào dựa trên các vụ việc cực đoan tại Pháp và châu Âu. Điều đáng nói là những phát ngôn này chứa nội dung reo rắt vào trong mỗi người dân thế giới về nỗi sợ làn sóng người nhập cư, tư tưởng kỳ thị người Hồi giáo, sự ngờ vực nền dân chủ, thậm chí bôi nhọ các nhân vật quan trọng.
Các kết quả thăm dò dư luận tại Mỹ gần đây cho thấy tỷ lệ cử tri ủng hộ hai ứng viên tổng thống là bà Hillary Clinton, đại diện đảng Dân chủ và ông Donald Trump khá sít sao.
Theo số liệu thăm dò toàn quốc của Đại học Quinnipiac, bà Clinton chỉ dẫn trước ông Trump 2% tỉ lệ ủng hộ. Nếu so với khoảng cách là 4% của cuộc thăm dò ngày 1/6 thì rõ ràng độ chênh dư luận đang ngày càng giảm đi.
Cả ông Trump và bà Clinton đều đang dốc sức chạy đua trong chiến dịch vận động tranh cử của mình để lôi kéo sự ủng hộ của công chúng Mỹ trước vòng chung kết tháng 11 này.
Nhưng với phương châm “nói là làm”, các nhà lãnh đạo châu Âu nên đưa ra các phương án chuẩn bị nếu ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Phương Anh