Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Nếu Ấn Độ sản xuất thêm tên lửa đạn đạo ICBM, Trung Quốc sẽ giúp Pakistan đáp trả.
Theo Sputnik (Nga) ngày 6/1, ngay sau khi Ấn Độ tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo mới nhất của mình, Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo tới New Delhi: nếu nước này tiếp tục phát triển tên lửa tầm xa, Bắc Kinh sẽ giúp Pakistan đáp trả tương xứng.
![]() |
Tên lửa Agni-V của Ấn Độ (Ảnh: Sputnik). |
Bài xã luận đăng trên Global Times (Trung Quốc) nói rằng: “Nếu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không lên tiếng phản đối với hành động trên của Ấn Độ (phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa), thì phạm vi các tên lửa hạt nhân của Pakistan cũng chắc chắn sẽ được gia tăng”.
Cảnh báo trên được đưa ra không lâu sau khi New Delhi thông báo thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Agni-IV, với tầm bắn 4.000km. Loại tên lửa này còn được trang bị máy tính đặt trên tàu thế hệ thứ năm. ICBM được phát triển bởi cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ.
Tờ Global Times nhấn mạnh, nếu các nước phương Tây chấp nhận Ấn Độ là một quốc gia hạt nhân, và im lặng với cuộc chạy đua hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc sẽ kiên quyết chống lại những quy tắc hạt nhân khi cần thiết.
“Tại thời điểm này, Pakistan nên có những quyền lợi trong việc phát triển hạt nhân mà New Delhi đang có. Bắc Kinh sẽ không ngồi yên nếu Ấn Độ tiếp tục đi quá xa. New Delh cần phải hiểu rằng, sẽ không tốt cho đất nước này nếu quan hệ Trung Quốc -Ấn Độ bị hủy hoại bởi bất kỳ hành động mánh khóe địa chính trị nào”, tờ báo Trung Quốc viết.
![]() |
Thành công trong thử nghiệm ICBM Agni-V lần này của Ấn Độ trở thành mối lo ngại đối với Trung Quốc. |
Trung Quốc tuyên bố New Delhi đã “phá vỡ” các quy định sở hữu số lượng tên lửa tầm xa và vũ khí hạt nhân mà Liên Hợp Quốc cho phép. Điều này đồng nghĩa với việc các chính phủ phương Tây đã “thiên vị” Ấn Độ so với các nước khác. New Delhi không còn hài lòng với khả năng hạt nhân của mình, và đang tìm kiếm các tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể nhắm mục tiêu tới bất cứ nơi nào trên thế giới.
Trang phân tích quân sự quốc phòng an ninh IHS Jane bình luận, thành công trong thử nghiệm ICBM Agni-V lần này của Ấn Độ trở thành mối lo ngại đối với Trung Quốc vì tên lửa tầm xa này có thể đặt Bắc Kinh trong vòng nguy hiểm. Pakistan, quốc gia láng giềng không có quan hệ hòa hảo với Ấn Độ cũng ở trong “tầm ngắm” của Agni-V.
Trước đó, Ấn Độ cũng đã thử thành công tên lửa Agni-V, tên lửa có thể vươn tới châu Âu và các khu vực ở phía bắc Trung Quốc với tầm bắn hơn 5.000 km.
Phương Anh
2017-01-06 02:08:10