Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Cái chết bằng thuốc diệt cỏ của tiền vệ trẻ Nguyễn Văn Đông (cựu cầu thủ V.Hải Phòng và Than Quảng Ninh), khiến làng bóng đá nội thêm một phen giật mình. Vì tình, tiền hay công việc, khiến cầu thủ mới 22 tuổi đời phải tìm đến cái chết, giờ không còn quan trọng nữa, vấn đề đặt ra là chúng ta ứng xử như thế nào với sự việc tương tự, bởi Văn Đông không phải là cầu thủ đầu tiên tự vẫn và e rằng cũng chưa là người cuối cùng.Cách đây non chục năm, cựu thủ môn ĐT Việt Nam và CLB Công an Hà Nội (cũ), Đỗ Thành Tôn, cũng treo cổ tự vẫn tại nhà riêng?
Góc khuất của người đã khuất
Sau cái chết của Đông, giới truyền thông đã lục tung mọi ngõ ngách, đi tìm những góc khuất của người… đã khuất. Nhưng, phần lớn đều chỉ dừng lại ở nghi vấn hay suy luận, bởi kết luận cuối cùng phải thuộc về bộ phận pháp y, cũng như cơ quan điều tra (với điều kiện gia đình người mất có yêu cầu). Định nghĩa hay tìm những góc khuất dẫn đến cái chết, đôi khi còn khiến những người sống thêm đau lòng, đặc biệt khi chúng ta ám chỉ cầu thủ đó tự vẫn vì tình.
“Đông nợ nần ngoài xã hội nhiều, nên giờ không ai dám cho cậu ấy vay thêm nữa. Cộng thêm việc đã xin thử việc nhiều chỗ, nhưng không CLB nào nhận, vì sợ điều tiếng. Bế tắc, túng quẫn, cậu ấy tìm đến cái chết”, một đồng đội thân cùng lứa của Văn Đông chia sẻ. Cũng theo người này, Đông là cầu thủ sáng nước nhất, cùng thế hệ với tuyển thủ U23 Việt Nam, Đinh Tiến Thành. Tuy nhiên, trong cái chết của Văn Đông, không phải tài hoa bạc mệnh.
Cái chết của Văn Đông khiến giới cầu thủ thấy “sốc”. Ảnh: F.B
Người ta đã nhắc nhiều đến chuyện nợ nần, túng quẫn của giới cầu thủ rồi nên chắc không phải kể thêm nữa. Nhưng, cũng có những cái chết bị cho là lãng nhách, bởi sự cẩu thả và một hành trang kiến thức xã hội thiếu đầy đủ. Chúng ta có thể liên tưởng đến Phạm Đình Phước, cựu trung vệ ĐT Việt Nam và CLB B.Bình Dương, người vừa mới qua đời cách đây không lâu vì bệnh nan y. Thế nào là bệnh nan y, khiến khoa học bó tay và bệnh viện phải trả về?!
Theo thông tin của Thể thao & Văn hóa, kể từ khi biết trong người có bệnh, Đình Phước thậm chí không cần tìm đến bệnh viện. Hơn một lần trung vệ này xin về, sau khi được cựu HLV Calisto triệu tập lên tuyển quốc gia, hẳn là có lý do. Cố đá thêm một hai năm nữa, Phước về quê Đồng Nai và chết.
“Đại dịch” của nền bóng đá
Người ta tin rằng, những cái chết của Thành Tôn, Đình Phước hay Văn Đông chỉ là bề nổi của tảng băng khi cơ thể nền bóng đá đang bị các tệ nạn xã hội xâm thực một cách khó kiểm soát. Từ đề đóm, cờ bạc, bóng banh đến hút chích, thân tàn ma dại…, chúng ta không hề thiếu các ví dụ. Thể thao & Văn hóa cũng từng đăng những phát biểu của cựu tiền đạo ĐT.LA, Tshamala Kabanga, sau cái chết bị cho là do dùng ma túy quá liều của đồng nghiệp Molina.
“Tôi không bất ngờ trước cái chết của Molina, nếu các kết luận có liên quan đến ma túy. Ở Việt Nam, tôi biết có nhiều cầu thủ dùng ma túy và thuốc lắc lắm, với không ít người thậm chí đã chuyển qua giai đoạn chích. Những người ngoại quốc trước khi đến Việt Nam chơi bóng, thường có tiền sử sử dụng ma túy rồi. Trong khi đó, các đồng đội người bản địa chỉ ham vui và muốn thể hiện đẳng cấp chơi khi có rất nhiều tiền”, tiền đạo người Congo nói.
Người chết thì đã chết rồi nhưng vấn đề là, chúng ta phải hành động như thế nào, để nền bóng đá không có thêm một cái tên nào nữa tìm đến cái chết vì túng quẫn. Đó là một câu hỏi khó có lời đáp!
2013-12-05 17:02:54
Nguồn: http://chaobuoisang.net/van-dong-tu-tu-be-noi-cua-tang-bang-1872402.htm