Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Cũng chính vì lạm dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, bất chấp quy luật của tự nhiên mà người Trung Quốc đã gây ra thảm họa từ cách đây 3000 năm.
Từ ba đến bốn ngàn năm nay, con sông Hoàng Hà đã trải qua 1593 lần bị vỡ đê và đổi dòng chính 18 lần, trong đó có ít nhất 3 lần lụt lội gây thiệt hại lớn về người với mỗi trận lũ có tới 1 – 4 triệu người chết.
Nhưng điều mà ít người biết đó là từ 3000 năm trước sinh hoạt của con người đã góp phần dẫn đến hiện tượng lũ lụt. Nhà khảo cổ học T.R. Kidder tại trường Đại học Washington cho biết chính con người đã gây ra biết bao tàn phá: “Nước sông Hoàng Hà qua nhiều niên đại trước đó vẫn luôn bình lặng và ổn định.”
Hàng loạt nông dân Trung Quốc bắt đầu di cư đến vùng châu thổ nơi đây để sinh sống. Nhà nước Trung Hoa cũng khuyến khích người dân đến đây từ rất sớm vào khoảng năm 700 trước Công nguyên, Kidder nói. Việc cày cấy và phá rừng làm nương rẫy đã gây ra xói mòn đất mạnh mẽ từ đó đất bị tẩy trôi ra sông. Và cũng hàng ngàn năm trước đã có nhiều công trình quốc gia nhằm kiểm soát sông Hoàng Hà với những con đê, đập ngăn lũ cũng như mương tháo nước được xây dựng khắp nơi. Nhưng những hệ thống này lại khiến bùn cát lắng đọng dọc theo lòng sông dẫn đến tình trạng gián đoạn và suy giảm dòng chảy tự nhiên của sông. Đây là lý do chính giải thích tại sao lòng sông ngày càng nâng cao và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng.
Bức tranh “Nước sông Hoàng Hà dâng cuồn cuộn” của Mã Viện (1160 – 1225) dưới triều Tống. (Wikipedia.org)
Việc con người can thiệp vào tự nhiên dẫn đến những thảm họa đã xảy ra từ rất lâu cùng với nền văn minh nhân loại, vì vậy các dự án quản lý sông ngày nay phải đối diện với không ít thử thách. Ở Trung Quốc, chính quyền hiện tại đã cho xây dựng nhiều đập nước dọc theo sông hơn bất kỳ triều đại nào trong lịch sử. Điều này đã khiến cho lòng sông nâng cao lên, và kết quả cũng như dưới thời cổ đại, họ phải xây nhiều đập hơn và càng làm cạn kiệt dòng sông.
Cách khôn ngoan nhất và cũng là giải pháp duy nhất đó là không dùng đến công nghệ.
Kidder khẳng định: “Việc cho rằng chúng ta dựa trên công nghệ tiên tiến để có thể tránh được thảm họa như trên là một quan niệm thật nguy hiểm. Sự thay đổi môi trường tự nhiên do tác động của con người không còn là vấn đề mới mẻ. Con người đã gây ra điều đó từ rất lâu và mức độ thay đổi ngày càng nghiêm trọng hơn. Không như cách mà người Trung Quốc cổ đại đã phá hoại vùng thung lũng sông Hoàng Hà, con người hiện đại ngày nay đang sở hữu một nền tảng công nghệ có thể khiến họ mắc sai lầm và gây tàn phá trên phạm vi toàn cầu.
Anh Phạ[email protected]