Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Trung Quốc: Lo ngại lương thực biến đổi gen suy thoái nòi giống
Tuesday, October 7, 2014 23:46
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0
Nhà nghiên cứu Tùng Á Bình, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Vấn đề Thế giới của Tân Hoa Xã, cho rằng các sản phẩm biến đổi gen ẩn chứa mầm họa an toàn rất lớn. Đối với Trung Quốc, việc công nghệ biến đổi gen tiến mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ khiến nước này đối mặt với đại họa về sinh thái cũng như nguy cơ tuyệt chủng giống cây trồng và suy thoái nòi giống.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy02SWFlQVJoYXdpQS9WQzduelVDSnplSS9BQUFBQUFBQVJSNC9IdHh1QkhKSmFqWS9zMTYwMC9DaGluYUNvcm5fMTU0MDUyNDYyLTY3Nng0NDguanBn
Trên Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu số tháng 4/2011, nhà nghiên cứu này viết rằng:
Trung Quốc là nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới với sản lượng chiếm tới 1/3. Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ lúa gạo lớn nhất thế giới với trên 1,3 tỷ người. Do đó, bảo đảm chất lượng và sự an toàn của sản phẩm lúa gạo là vấn đề lớn liên quan đến vận mệnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, vào tháng 11/2009, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho hai loại lúa nước biến đổi gen do Đại học Nông nghiệp Hoa Trung nghiên cứu, mở cửa cho việc tiến hành chuyển đổi gen đối với các loại cây lương thực chính. Do vẫn còn rất nhiều tranh cãi về sự an toàn của sản phẩm biến đổi gen, nên chưa có nước nào trên thế giới tiến hành biến đổi gen đối với các loại cây lương thực chính trong nước và càng không nói đến việc cấp giấy chứng nhận an toàn cho các loại lương thực chủ yếu được biến đổi gen. Vì thế, hành động của Bộ Nông nghiệp ngay lập tức đã vấp phải sự chỉ trích quyết liệt từ giới khoa học, học giả, đại biểu Quốc hội cũng như người dân. Các ý kiến phản biện nêu ra một số mối họa:
Tiềm ẩn mối họa an toàn lớn
Nhằm loại bỏ những nghi ngại từ người dân, một số chuyên gia biến đổi gen đã cố tình lập lờ giữa “biến đổi gen” và “tạp giao”. Trên thực tế, “biến đổi gen” và “tạp giao” khác nhau về bản chất. Theo nhà nghiên cứu Tưởng Cao Minh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thực vật, Viện Khoa học Trung Quốc, “tạp giao” chủ yếu xảy ra giữa các giống cây trồng cùng loài hoặc cùng dòng, quan hệ họ hàng rất gần, do đó sau khi kết hợp với nhau rất ít có khả năng xảy ra xung đột. Nhưng “biến đổi gen” là tiến hành chuyển đổi gen giữa các loài khác nhau như đem gen động vật của cá cấy vào cà chua… “Tạp giao” có thể xảy ra ngay trong tự nhiên một cách tự nhiên, nhưng “biến đổi gen” là hành động cưỡng bức, ép buộc các loại giống cây trồng không cùng loài, không cùng họ, thậm chí là thực vật và động vật “kết hôn” với nhau.
Tại sao sản phẩm biến đổi gen không an toàn? Thực tế cho thấy sinh thái là một hệ thống không ngừng biến đổi, có độ phức tạp và ổn định cao. Bất cứ loại động vật, thực vật nào trong hệ thống sinh thái cũng được hình thành dần dần qua hàng triệu năm biến đổi. Đồng thời, giữa vạn vật luôn tồn tại quá trình thích ứng và ảnh hưởng lẫn nhau. Đây là một tiến trình tiến hóa và thích ứng chậm chạp. Nhưng, biến đổi gen lại sử dụng công cụ gen (BioWare) để nhanh chóng cưỡng ép gen của các loài khác nhau kết hợp với nhau. Việc gen của hai loài, ba loài khác nhau “sống chung dưới một mái nhà” sẽ xảy ra xung đột hay dẫn tới những biến đổi gì, đây là điều không ai có thể dự liệu được.
Việc cấy ghép cơ quan của người, dù là cùng chủng tộc, thậm chí là cùng huyết thống, nhưng vẫn xảy ra phản ứng bài trừ. Điều đó đủ thấy việc đưa gen của cá (động vật) kết hợp với gen của cà chua (thực vật) sẽ gây ra phản ứng dây chuyền và biến dị khó dự liệu như thế nào. Biến đổi gen, kiểu cưỡng bức kết hợp gen nhanh chóng này, không cho các loài có một quá trình sàng lọc lâu dài để thích ứng với nhau và thích ứng với môi trường xung quanh. Do đó, biến đổi gen, phương pháp thao tác phản tự nhiên này, sẽ gây ra rất nhiều vấn đề trong khi chỉ giúp con người giải quyết được một vấn đề.
Tới nay, trên thế giới đã có hàng loạt ví dụ chứng minh biến đổi gen gây nguy hại tới sức khỏe cũng như việc bảo vệ nòi giống.
Năm 1998, những nghiên cứu của giáo sư công trình gen hàng đầu nước Anh Arpad Pusztai chứng thực sau 110 ngày được nuôi bằng khoai tây biến đổi gen, đầu của những con chuột bạch nhỏ hơn bình thường rất nhiều. Gan, tim và thậm chí là não của chúng cũng nhỏ đi, hệ thống miễn dịch thì bị tổn hại. Tháng 5/2005, nghiên cứu của công ty Monsanto Anh một lần nữa cho thấy thận của những con chuột ăn ngô biến đổi gen trở nên nhỏ hơn, cấu tạo máu cũng có sự thay đổi.
Báo cáo của Viện Khoa học Quốc gia Mỹ đã dẫn ra hàng loạt vấn đề dị thường phát hiện trong quá trình thực nghiệm sản phẩm biến đổi gen trên thế giới: Lợn ăn ngô biến đổi gen ở nông trại miền Trung, miền Tây nước Mỹ có tình trạng mang thai giả hoặc bị vô sinh; những con bò cái ăn ngô biến đổi gen chết một cách bất bình thường ở nông trại thực nghiệm tại Đức; tỉ lệ chết của gà ăn thực phẩm biến đổi gen cao gấp đôi tỉ lệ chết của gà ăn thức phẩm tự nhiên; sau khi thực phẩm đậu tương biến đổi gen xuất hiện trên thị trường nước Anh, tỉ lệ người mắc chứng dị ứng tăng thêm 50%, tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Brazil.
Tại Trung Quốc, báo cáo của nhiều địa phương trồng phi pháp giống ngô “Tiên Ngọc 335” của hãng Dupont có chứa gen biến đổi PH4CV cho thấy sau 3 – 6 năm trồng giống ngô trên, địa phương phát hiện nhiều hiện tượng sinh thái dị thường chưa từng có, thường gặp nhất là số lượng chuột đồng có thể hình tương đối lớn giảm, rồi biến mất hoàn toàn; sinh sản của lợn nái trở nên bất bình thường.
Sau đó ở Mỹ ngày càng xuất hiện tâm lý hoài nghi về sự an toàn của thực phẩm biến đổi gen. Tháng 5/2009, Hội Y học Môi trường và Khoa học Mỹ (AAEM) đã đưa ra một văn kiện chỉ rõ “một số nghiên cứu về động vật cho thấy ăn thực phẩm biến đổi gen có rủi ro lớn đối với sức khỏe”, như gây vô sinh, giảm miễn dịch, đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
Do tác hại nghiêm trọng đó Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản luôn có thái độ bài xích đối với thực phẩm biến đổi gen. Do kiểm tra thấy có thành phần gạo biến đổi gen, mì gạo của Trung Quốc đã bị loại bỏ khỏi siêu thị và trả lại cho nhà xuất khẩu. Là nước lớn về biến đổi gen, Mỹ vẫn không tiến hành biến đổi gen đối với các loại cây lương thực then chốt như tiểu mạch. Làn sóng phản đối thực phẩm biến đổi gen cũng rất mạnh mẽ ở Anh, Úc, Italia, Hungary, Hy Lạp và Pháp. Hàn Quốc và Ấn Độ cũng kiên quyết từ chối nhập khẩu sản phẩm biến đổi gen. Tuy cũng là nước lớn về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, nhưng Ấn Độ đã lựa chọn chính sách kiên quyết từ chối lúa biến đổi gen.
Người tiêu dùng mù tịt với các loại rau quả biến đổi gen
Điểm khác nhau giữa lương thực biến đổi gen và lương thực truyền thống là ở chỗ sau khi thu hoạch, lương thực truyền thống có thể lưu giống, còn lương thực biến đổi gen hàng năm phải mua giống mới. Việc này xuất phát từ hai nguyên nhân: Một là sự bất ổn định của biến đổi gen sẽ gây ra thoái hóa. Hai là, các doanh nghiệp độc quyền như Monsanto đã phát minh kỹ thuật tự động tiêu diệt phôi giống để ngăn chặn nông dân lưu giống. Với cách làm này, các “ông lớn đa quốc gia” có thể buộc nông dân hàng năm phải mua giống của họ, đảm bảo lợi nhuận lớn. Nhưng điều này sẽ tạo thành mối đe dọa đối với chủ quyền lương thực của Trung Quốc.
Công nghệ lương thực cốt lõi nằm trong tay nước ngoài đã tạo ra ẩn họa lớn đối với an ninh lương thực của Trung Quốc. Điều tra của Tổ chức Hòa bình Xanh Quốc tế chỉ rõ: Trong số 8 loại lúa nước biến đổi gen xin phép thương mại hóa và đang nghiên cứu phát triển ở Trung Quốc không có một loại nào Trung Quốc có bản quyền tác giả tự chủ, độc lập. Ngược lại, trong 8 giống lúa nước biến đổi gen trên, có ít nhất 28 hạng mục bản quyền thuộc về nước ngoài, cụ thể là lần lượt thuộc về ba “ông lớn” về công nghệ sinh học đa quốc gia, gồm Monsanto, DuPont Pioneer của của Mỹ và Bayer của Đức. Monsanto đã đăng ký bản quyền 533 hạng mục công nghệ trong lĩnh vực lương thực biến đổi gen, bao phủ gần như toàn bộ các khâu sản xuất lương thực. Điều đó có nghĩa một khi Trung Quốc phát triển lương thực biến đổi gen với diện tích lớn, hàng năm đều phải bỏ ra khoản tiền lớn để mua giống hoặc trả phí bản quyền tác giả cho các công ty Mỹ.
Ngoài giống hoặc bản quyền, Monsanto còn ép nông dân sử dụng thuốc diệt cỏ, phân bón chuyên dùng cho cây trồng biến đổi gen. Người nông dân một khi sử dụng giống cây biến đổi gen của Mỹ hàng năm sẽ phải mua giống mới, phân bón và nông dược của các nhà cung cấp Mỹ như Monsanto bán. Trong tác phẩm “Khủng hoảng lương thực”, Engdahl tiết lộ: Sau những năm 1990, 99% đậu tương mà Áchentina phát triển đều là đậu tương biến đổi gen của Monsanto. Thông qua việc ký hiệp định chuyển quyền sử dụng bản quyền cho công ty giống của Áchentina, Monsanto không những thu được món lời lớn từ việc thu phí công nghệ về giống cây biến đổi gen mà còn buộc người nông dân Áchentia phải mua giống cây biến đổi gen đắt gấp 2 lần đến 4 lần giống cây thông thường, nghiêm trọng hơn là khiến Áchentina khó có thể trở lại với việc tự chủ về giống cây trồng.
Liên quan tới việc Trung Quốc tùy tiện thúc đẩy trồng thương mại lúa và ngô biến đổi gen, Lý Đăng Hải, chuyên gia tạo giống nổi tiếng Trung Quốc, đã bày tỏ lo lắng: “Việc Trung Quốc đi đầu mở cửa thương phẩm hóa giống cây biến đổi gen sẽ gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường. Nền tảng nghiên cứu sản phẩm biến đổi gen quy mô lớn của Trung Quốc rất mỏng yếu, lượng gen hợp pháp mà Trung Quốc sở hữu rất ít, 99% bản quyền liên quan bị nước ngoài khống chế. Ngoài bản quyền giống cây, bản quyền về thuốc diệt cỏ, phân bón… chuyên dụng cho cây trồng biến đổi gen cũng nằm trong tay nước ngoài”.

Gây tuyệt chủng giống và thảm họa sinh thái
Cây trồng biến đổi gen trong quá trình sinh trưởng, nở hoa, phấn hoa gặp gió sẽ ô nhiễm tới các cây trồng nông nghiệp và thực vật khác ở xung quanh hoặc có thể mang gen biến chủng ra khắp nơi thông qua sự “giúp đỡ” của động vật trong khu vực. Hệ quả là sẽ dẫn tới khủng hoảng sinh thái. Các chuyên gia phân tích, các gen có nguồn gốc bên ngoài được cấy vào cây trồng biến đổi gen có thể tiếp tục di chuyển sang cây trồng phi biến đổi gen cùng loài, làm ô nhiễm gen đối với các loại giống cây trồng phi biến đổi gen và tài nguyên cây trồng phong phú của địa phương.
Các loại thực vật khác có thể thông qua việc thụ phấn hoa chứa độc tố, các loại động vật có thể thông qua con đường gián tiếp như ăn côn trùng có độc tố, cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khuyếch tán ô nhiễm gen, làm giảm số lượng côn trùng, loài chim có ích giúp kiểm soát côn trung có hại trong tự nhiên, từ đó gây nguy hại cho toàn bộ hệ thống sinh thái cũng như sẽ làm biến mất nhiều loại giống tự nhiên của Trung Quốc, dẫn tới sự xói mòn tài nguyên gen. Do giống cây trồng phụ thuộc vào tài nguyên di truyền mang tính đa dạng, nên sự biến mất của các loại lúa và thực vật hoang dại sẽ ảnh hưởng tới ngành tạo giống tự nhiên và an ninh lương thực của Trung Quốc. Cùng với sự mất đi về tính đa dạng sinh vật là sự tăng lên về các cuộc tấn công của sâu bệnh và sự tàn lụi của sinh thái tự nhiên.
Trung Quốc từng là quê hương, nơi phát tích của đậu tương, là nước xuất khẩu đậu tương chủ yếu của Trung Quốc. Nhưng hiện nay đậu tương biến đổi gen đã chiếm lĩnh 80% thị trường Trung Quốc, đẩy việc sản xuất đậu tương phi biến đổi gen của nước này vào tình trạng nguy cấp. Trung Quốc là nước rất phong phú về các loại lựa nước thiên nhiên và lúa hoang, nhưng những đãi ngộ lớn mà Trung Quốc dành cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp các hãng công nghệ sinh học lớn của nước ngoài lũng đoạn bản quyền công nghệ gen, đẩy nhanh quá trình thất thoát tài nguyên gen của Trung Quốc.
Sự phá hoại của cây trồng biến đổi gen (ô nhiễm gen) đối với môi trường sinh thái đã xảy ra ở nhiều nơi. Năm 2001 đã xảy ra sự kiện ô nhiễm gen ngô Mêhicô, năm 2002 là gen của ngô biến đổi gen xâm nhập vào đậu tương Mỹ, năm 2006 là sự kiện cá hồi biến đổi gen chạy thoát ra ngoài tự nhiên và sự kiện bọ xít mù bùng phát trên bông biến đổi gen ở Trung Quốc… Tất cả đều là những ví dụ điển hình về hậu quả trồng thương mại cây biến đổi gen và ô nhiễm gen trong quá trình thực nghiệm động vật biến đổi gen. Do để cá hồi biến đổi gen chạy thoát ra ngoài tự nhiên làm ô nhiễm gen cá hồi tự nhiên, Chính quyền Mỹ đã phải đối mặt với sự phản đối kịch liệt của ngư dân địa phương, họ cho rằng việc này sẽ gây ra sự tuyệt chủng của cá hồi tự nhiên và ô nhiễm môi trường ngành cá.
Giáo sư Cố Tú Lâm chỉ rõ do cây nông nghiệp biến đổi gen ảnh hưởng quá lớn tới môi trường và những người trồng cây phi biến đổi gen, gen phiêu dạt ô nhiễm môi trường quá nghiêm trọng, luật pháp Mỹ quy định giữa khu vực trồng cây biến đổi gen và cây phi biến đổi gen phải có vùng đệm rộng 500 mét. Trong cảnh người đông, đất hẹp, Trung Quốc khó có thể thực hiện được kiểu cách ly trồng trọt giống như Mỹ. Cho nên, rủi ro ô nhiễm gen ở Trung Quốc càng lớn. Giống lúa biến đổi gen một khi được hợp pháp hóa, ô nhiễm gen là không thể tránh khỏi. Việc phòng chống rủi ro, nguy hại của biến đổi gen hoàn toàn phải dựa vào việc quản lý hữu hiệu, nghiêm khắc. Hơn nữa một khi mở cửa công nghiệp hóa lương thực biến đổi gen, rủi ro quản lý ở Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều lần so với các nước phát triển.
Cần có nhãn mác và xây dựng văn hóa mua thực phẩm ở siêu thị thì đỡ hại hơn tại các “chợ cóc”
Giống ngô biến đổi gen “Tiên Ngọc 335” của công ty DuPont Pioneer đến từ Mỹ, do mượn danh là giống ngô tạp giao, nên đã được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc. Tổng diện tích trồng “Tiên Ngọc 335” đạt 40 triệu mẫu. Việc trồng “Tiên Ngọc 335” với diện tích lớn đã làm ô nhiễm gen của các thực vật nguyên sinh của Trung Quốc và gây ra hậu quả sinh thái nghiêm trọng. Trong khi đó, nhiều năm nay từ Đại học Nông nghiệp Hoa Trung, lúa biến đổi gen đã tỏa đi một cách phi pháp ở nhiều nơi thuộc khu vực Hoa Đông, Hoa Trung của Trung Quốc. Trên thực tế, gạo, loại lương thực chính của người dân Trung Quốc, đã bị ô nhiễm biến đổi gen. Rất nhiều người dân dù không muốn ăn thực phẩm biến đổi gen, nhưng vẫn đang phải đối mặt với “nỗi đau” không có lựa chọn nào.
Ngoài ra, lúa biến đổi gen còn góp phần tạo ra “siêu cỏ tạp” và “siêu côn trùng” làm người ta đau đầu hơn. Trong mấy năm đầu canh tác, cây trồng biến đổi gen quả thực cho thấy ưu thế trong việc kháng cỏ, kháng côn trùng. Nhưng các loại cây trồng thuộc giới sinh vật vốn thay đổi không ngừng, luôn thích ứng, chống chọi và cạnh tranh lẫn nhau, một loại cỏ tạp bị tiêu diệt, giới tự nhiên sẽ sinh ra một loại cỏ tạp khác mạnh hơn để lấp chỗ trống. Một loại côn trùng có hại bị kiểm soát sẽ lại sinh ra nhiều loại côn trùng mới, sức đề kháng nảy sinh trong quá trình tiến hóa sẽ buộc người nông dân phải sử dụng nhiều nông dược hơn. Nông dân ở nhiều địa phương Trung Quốc đành phải đối mặt với thảm họa sinh thái khó có thể đối phó.
Giải pháp: phát triển nông nghiệp xanh
Do việc trồng cây lương thực then chốt biến đổi gen mang đến rủi ri và gây nguy hại cho “an toàn chủng tộc, an ninh đất nước, an ninh kinh tế và an ninh môi trường…”, cho nên việc đi theo con đường phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ mới là con đường phát triển bền vững chân chính của nông nghiệp Trung Quốc.
Tá giả nêu mấy kiến nghị:
Thứ nhất, lập tức hủy bỏ chứng thư phê chuẩn việc phát triển lúa và ngô biến đổi gen của Ủy ban An toàn Sinh vật Biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp, đình chỉ việc sản xuất thương mại các loại cây lương thực then chốt biến đổi gen, việc sản xuất các loại thực phẩm biến đổi gen khác phải được kiểm soát nghiêm ngặt, tuân theo quy định nghiêm ngặt. Thẩm tra lại chính sách đối với ngành biến đổi gen.
Thứ hai, thông qua việc đưa ra chính sách ưu đãi, ủng hộ các hợp tác xã nông nghiệp tự phát của nông dân, bỏ tiền tu bổ hệ thống thủy lợi. Nghiên cứu đề ra các biện pháp làm cho người nông dân thu được lợi ích thiết thực từ việc trồng cây lương thực, nâng cao tính tích cực của của nông dân trong việc trồng cây lương thực. Áp dụng các biện pháp khuyến khích phát triển nông nghiệp sinh thái giá thành thấp, bảo vệ môi trường, giúp cải thiện triệt để tình trạng đất đai và sinh thái của Trung Quốc.
Thứ ba, kiến nghị nhà nước đầu tư thêm cho nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái và các hạng mục sản phẩm nông nghiệp xanh. Năm 2008, nhà nước đã đầu tư hơn 20 tỷ nhân dân tệ cho các hạng mục cây trông biến đổi gen. Nhưng ngược lại, số tiền nhà nước đầu tư cho nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh lại chưa được 1% số tiền đó, đẩy nhiều nhân viên nghiên cứu nông nghiệp Trung Quốc vào tình trạng muốn có tiền thì chuyển sang làm biến đổi gen.
Một số người Việt Nam ta thường vẫn nhập lậu nông sản Trung Quốc qua biên giới đem về bán các “chợ cóc” Hà Nội và phía Bắc. Lại có những nhà nhập khẩu đưa hạt giống Trung Quốc mà không phân biệt đực thực giả. Các cơ quan chức năng nước ta làm sao can thiệp tránh hiểm họa cho nòi giống? Người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác, tránh mang họa vào thân!./.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.