Profile image
Nguồn: www.yhoccotruyenvietnam.com
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Danh từ huyệt vị châm cứu – Phần 13: Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh (Tiếp theo)
Wednesday, December 10, 2014 23:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0
VII.TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH
(Khí huyết của bàng quang đi học theo phần dương nhiều của chân)

CÁCH TÌM ĐÚNG HUYỆT :

14. QUYẾT ÂM DU : 厥陰俞
• Đáp ứng yêu cầu của quyết âm • Có tên là Quyết du
- Vị trí : Ở phía dưới đốt sống 4 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm như huyệt Phong môn, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Đau tim, tim đập mạnh, mất ngủ, ho hắng, đau ngực, đau tim do phong thấp, thần kinh suy nhược, đau thần kinh liên sườn, trong ngực cách khí tụ đau, nghịch khí nôn mửa, đau răng.
- Tác dụng phối hợp : Với Thông lý chữa tim đập mạnh, với Thần môn chữa đau tim, với Tâm du, thủy châm Tam âm giao trị bệnh tim do phong thấp, với Thiêu phủ, Thông lý trị tim đạp quá nhanh, với Tâm du, Can du, Thận du trị thần kinh suy nhược, với Thần môn, Lâm khấp trị đau tim.
Sách châm cứu Đại Thành chép : « Hoặc nói rằng : tạng phủ đều có du ở lưng, riêng tâm bào lạc không có du, thế là thế nào ? Đáp rằng : Quyết âm du tức là tâm bào lạc du vậy ».
15. TÂM DU :心俞
• Đáp ứng yêu cầu của tâm
- Vị trí : Ở dưới đốt sống lưng 5 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm như huyệt Phế du, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Tim bồn chồn, tim đập mạnh, mất ngủ, động kinh, hay quên, di tinh, thần kinh suy nhược, đau thần kinh liên sườn, bệnh tim do phong thấp, sợi dây kéo tâm phòng run rẩy, tim động quá nhanh, thần kinh phân liệt, điên động kinh, bệnh thần kinh chức năng, phong lệch bán thân bất toại, tâm khí hoảng hốt, tâm trúng phong, ngã ngửa không thể quay nghiêng, mồ hôi ra môi đỏ, tâm ngực bứt rứt, hoa mắt, nôn mửa không ăn được, hay quên, trẻ em tâm khí bất túc, nhiều tuổi mà không nói, ho hắng, sốt rét.
- Tác dụng phối hợp : Với Thông lý trị nhịp tim không đều, với Thận du trị mộng di tinh, với Nội quan trị bệnh tim do phong thấp, với Thần môn, Nội quan, Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền trị rối loạn nhịp tim, với thủy châm Cự khuyết trị thần kinh suy nhược, với thủy châm Quyết âm du trị bệnh tim do phong thấp, với Thần môn, Phong long trị bệnh tâm tạng có nguồn gốc từ phế, với Cách du, Huyết hải, thủy châm Tam âm giao trị viêm tắc động mạch.
Theo sách châm cứu học Thượng hải chú thích rằng huyệt Nạn môn trong các huyệt lạ (kỳ huyệt) có vị trí tương đương với huyệt Tâm du này, và còn ghi nó tác dụng trị hàn nhiệt, lòng bàn tay nóng, mồ hôi trộm.
16. ĐỐC DU : 督俞
• Đáp ứng yêu cầu của mạch đốc
- Vị trí : Ở dưới mỏm gai đốt sống thứ 6 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm chếch 0,5 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Viêm màng trong tim, sôi ruột, đau bụng, nấc, rụng tóc, da dẻ mẩn ngứa, viêm màng ngoài tim, co thắt cơ hoành, viêm tuyến vú, bệnh vảy nến (ngưu bì tiên), nóng rét đau tim, khí nghịch.
- Tác dụng phối hợp : Với Phế du, Cách du, Khú trì, Huyết hải, trị bệnh vảy nến, với Đại chùy, Tâm du, Cách du trị viêm bao chân lông, đầu đanh, mụn nhọt.
17. CÁCH DU : 膈俞
• Đáp ứng yêu cầu của cơ hoành cách
- Vị trí : Ở dưới đốt sống lưng 7 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu từ 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Đau sườn ngực, nấc, hen, ho hắng, ợ, lạc huyết, thổ huyết, dị ứng mẩn ngứa, cột sống đoạn lưng trên đau, thiếu máu, nạn xuất huyết mãn tính, co thắt cơ hoành, nôn mửa do thần kinh, lao hạch, ung thư dạ dày (vị nham), hẹp thực quản, nóng rét, sốt về chiều, ho nghịch mửa ra máu, chứa tích ở trong bụng, mệt mỏi ham nằm, mọi chứng huyết, đau tâm, bại vòng quanh, nôn thức ăn, phiên vị, cách vị có hàn đàm, bệnh nhiệt mồ hôi không ra, mình nặng thường nóng, không thể ăn, ăn thì tâm đau, mình đau thũng chướng, bụng sườn tức, tự ra mồ hôi và mồ hôi trộm.
- Tác dụng phối hợp : với Chí dương trị tim đập mạnh, tim hoảng hốt, với Khúc trì, Huyết hải trị dị ứng mẩn ngứa, với Thiên đột, Chiên trung, Cự khuyết, Túc tam lý trị co thắt cơ hoành, với Đại chùy, Vị du, Huyết hải, Túc tam lý trị thiếu máu, với Kinh cử, trị hầu bại.
« Nạn kinh » nói : Huyết hội Cách du, có nói ? Bệnh huyết chữa ở đó, ở trên là Tâm du, tâm sinh huyết, dưới là Can du, can tàng huyết, vì vậy Cách du là huyết hội.
18. CAN DU : 肝俞
• Đáp ứng như cầu của can
- Vị trí: Ở dưới đốt sống thứ 9 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách châm cứu: Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị: Các bệnh ở trạng can, bệnh mắt, đau lưng, đau dạ dày, bệnh tâm thần, viêm gan cấp, mãn, viêm túi mật, đau thần kinh liên sườn, thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều, mũi chảy máu cam thổ huyết, hoàng đảm, tích tụ bĩ đau, hay cáu giận nhiều, buốt trong mũi, sau khi bệnh nhiệt mắt mờ chảy nước mắt, mắt hoa, ngắn hơi ho ra máu, mắt nhìn lên, ho nghịch lên, miệng khô, hàn sán, gân lạnh, nóng mà co giật, gân co dẫn nhau, gân có rút vào bụng tưởng như chết được.
- Tác dụng phối hợp: Với Đảm du, Tỳ du, Vị du trị bệnh dạ dày, đau bụng, với Túc tam lý trị bệnh mắt nói chung, với Mệnh môn trị đau đầu, với Ế minh, Trung phong trị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, với Khí hải, Tam âm giao trị bế kinh, với Thận du, Huyền chung trị bệnh máu trắng cấp tính (Mẫu huyết huyệt vị chú xạ), với Tỳ du, Kỳ môn, Đốc du, Huyết hải, Tam âm giao, Dương lăng tuyền trị gan xơ hóa, với Mệnh môn trị mắt không sáng, với Tỳ du, Chí thất trị đau cấp hai bên sườn.
19. ĐẢM DU : 膽俞
• Đáp ứng yêu cầu của đảm
- Vị trí : Ở dưới đốt sống thứ 10 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Viêm gan, miệng đắng, đau sườn ngực, viêm túi mật, giun chui ống mật, lưng dưới, lưng trên đau, viêm dạ dày, lao hạch, bụng chướng, đau thần kinh tọa, đau đầu rét run, nôn khan, đau trong họng, mắt vàng, hoàng đản, sốt về chiều do lao, hư lao đái ra tinh, sưng hạch dưới hố nách do lao.
- Tác dụng phối hợp : Với Chi câu, Dương lăng tuyền trị đau xương sườn, với Cách du cả hai bên gọi là Tứ hoa, cứu chống suy nhược, phục hồi sức sau những trận ốm nặng, với Chí dương, Túc tam lý, Thái xung trị viêm gan cấp tính lây lan, với Nội quan, Dương lăng tuyền trị giun chui ống mật, với Chướng môn trị đau sườn không nằm được. Với Đảm nang huyệt trị viêm túi mật.
Theo « Tư sinh kinh » có chỗ ghi rằng : Thôi Tri Thảo thường lấy huyệt Tứ hoa gồm 2 huyệt trên là Cách du, 2 huyệt duới là Đảm du, 4 huyệt chủ huyết, cho nên lấy để trị lao trái. Đời sau nhầm lẫn, lấy Tứ hoa lệnh đi, không đúng.
20. TỲ DU : 脾俞
• Đáp ứng yêu cầu của tỳ
- Vị trí : Ở dưới đốt sống 11 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 3 mồi, hơ 10’
- Chủ trị : Tiêu hóa kém, nôn mửa, ỉa chảy, chướng bụng, phù thũng, trẻ em cam tích, dị ứng mẩn ngứa, viêm gan, kinh nguyệt không đều, viêm dạ dày, bệnh loét tá tràng, sa dạ dày, nôn mửa do thần kinh, viêm ruột, thiếu máu, gan lách sưng to, bệnh tật xuất huyết mãn tính, sa dạ con, chi thể mỏi mệt không có sức, nghẹn, cổ chướng, tích tụ bĩ khối, hoàng đản, ăn nhiều mà mình gầy, sốt rét lâu ngày (đàm ngược), ỉa dễ, hay ngáp, không hám ăn.
- Tác dụng phối hợp : Với Vị du trị tiêu hóa kém, với Cách du, Tụy du, Thận du, Tỳ nhiệt huyệt trị bệnh đái đường, với Đại chùy, Túc tam lý, Tam âm giao cứu ngải, trị chứng bạch cầu giảm ít, với Bàng quang du trị tỳ hư cốc bất tiêu (không tiêu được các loại có chất bột), với Can du, Thượng quản trị thổ huyết, nục huyết.
21. VỊ DU : 胃俞
• Đáp ứng yêu cầu của vị
- Vị trí : Dưới đốt sống lưng 12 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 3 – 5 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị : Bụng chướng, sôi ruột, đau dạ dày, nôn mửa, ỉa chảy, sa dạ dày, viêm gan, viêm dạ dày, giãn dạ dày, loét tá tràng, viêm tuyết tụy, viêm ruột, ăn uống kém, mất ngủ, cột sống lưng trên đau hoặc loạn, lạnh dạ dày, phiên vị, ăn nhiều mà gầy, mắt nhìn không rõ, ngực sườn chi tức, trẻ em gầy mòn không sinh da thịt, ăn không xuống, trẻ em trớ sữa, thủy thũng cổ chướng.
- Tác dụng phối hợp : với Tỳ du, Trung quản, Túc tam lý trị viêm dạ dày mãn tính, Vị du châm chếch thấu Tỳ du, Trung quản châm chếch thấu Thượng quả trị loét tá tràng, vứi Thận du trị chứng trong dạ dày lạnh mà chướng, ăn nhiều mà mình gầy.
Động Viên nói rằng : « Trúng thấp trị ở Vị du ».
22. TAM TIÊU DU : 三焦俞
• Đáp ứng yêu cầu của Tam tiêu
- Vị trí : Ở dưới đốt sống 13 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm đứng hoặc hơi chếch xuống, sâu 5 – 8 phân, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’.
- Chủ trị : Đái dầm, ỉa chảy, đau lưng, lị, viêm dạ dày, viêm ruột, viêm thận, bụng có nước, bí đái, căng bọng đái, thần kinh suy nhược, hoa mắt, đau đầu, nôn mửa, thức ăn không hóa, bụng chướng sôi ruột, thủy thũng, hoàng đản, tạng phủ tích tụ, chướng tức gầy mòn, không thể ăn được.
- Tác dụng phối hợp : Với Khí hải, Đại trường du, Túc tam lý chữa cấp mạn tính viêm thận.
23. THẬN DU : 腎俞
• Đáp ứng yêu cầu của thận
- Vị trí : Ở dưới đốt sống 14 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 5 – 8 phân, cứu 5 mồi, hơ 5 – 20’
- Chủ trị :Lưng và cột sống đau, sáng sớm ỉa chảy (ngũ canh tiết), đái dầm, di tinh, liệt dương, tai ù, phù thũng, kinh nguyệt không có đều, đau bụng hành kinh, bế kinh, đái ra máu, bạch đới khí hư, viêm thận, thận cắn đau, sa thận, hen phế quản, tai điếc, rụng tóc, thiếu máu, tổn thương tổ chức phần mềm ở lưng, di chứng bại liệt trẻ em, tiêu khát, điên tật, sốt rét, lạnh đầu gối, hư lao gầy mòn, bụng ngực ngăn tức chướng cấp, hai bên sườn tức dần vào bụng dưới đau cấp chướng nóng, đái buốt, mắt nhìn mờ mờ, nước đái đục, mộng tinh, ngũ lao thất thường, hư bại, chân và đầu gối cong co, lưng lạnh như băng, đầu nặng mình nóng, run rẩy, ăn nhiều gầy mòn, mặt vàng vàng, mặt đen, sôi ruột, trong đầu gối và tứ chi khó chịu, ăn không hóa, đàn bà tích khí lạnh thành lao, trong lúc hành kinh giao hợp mà gầy mòn, hàn nhiệt vãng lai.
- Tác dụng phối hợp : Với Mệnh môn, Tam âm giao trị liệt dương, đái dầm, với Tâm du chữa người già đái nhiều, với Trung cực, Tam âm giao trị viêm đường tiết niệu, với Quan nguyên, Túc tam lý trị bệnh đái đường, với Cự liêu trị ngực cách ngừng đình lưu ứ huyết, với Chướng môn trị hàn ở trong ỉa như tháo cống không hóa.
24. KHÍ HẢI DU : 氣海俞
• Đáp ứng yêu cầu của khí hải
- Vị trí : Ở phía dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 3 (L3), sang ngang mỗi bên 1,5 thốn.
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 5 mồi, hơ 10 – 20’
- Chủ trị : Đau lưng, trĩ, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều, công năng tính tử cung xuất huyết, chi dưới bại liệt.
- Tác dụng phối hợp : với Thập thất chùy hạ, Tam âm giáo trị công năng tính tử cung xuất huyết.
25. ĐẠI TRƯỜNG DU :大腸俞
• Đáp ứng yêu cầu của đại trường
- Vị trí : Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng số 4 (L4), sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm đứng kim sâu 1 – 5 thốn, cứu 3 – 5 mồi, hơ 5 – 10’
- Chủ trị : Đau lưng, ỉa chảy, lị, táo bón, lưng và đùi đau, lưng bong gân, đau khớp cùng chậu, viêm ruột, ruột sôi bụng chướng, lị ăn không xuống, chung quan rốn cắn đau, cột sống cứng không thẻ cúi ngửa, ăn nhiều mà mình gầy, đái ỉ không dễ, bụng dưới cắn đau.
- Tác dụng phối hợp : với Túc tam lý chữa ỉa chảy, bụng đau, với Mệnh môn hoặc Dương quan trị đau lưng, với Bạch hoàn du, Điều khẩu, thấu Thừa sơn, Mệnh môn, Dương lăng tuyền thấu Âm lăng tuyền trị dinh dưỡng của cơ không tốt do chuyển hóa hấp thu (tiến hành cơ dinh dưỡng bất lương), với Thứ liêu trị đại tiểu tiện không cầm. Đông Viên nói : Trúng táo trị ở Đại trường du.
26. QUAN NGUYÊN DU : 關元俞
• Đáp ứng yêu cầu của quan nguyên
- Vị trí : Ở phía dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 5 (L5) sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách châm cứu : châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Đau lưng, viêm ruột, viêm bàng quang, viêm phần phụ, đái dầm, viêm ruột mãn tính, bệnh đái đường, thiếu máu, viêm xoang chậu mãn tính, tiêu khát, đái nhiều lần hoặc khó đái, lị, hư chướng, đàn bà các tật có hòn cục.
- Tác dụng phối hợp : Với Tỳ du, Thận du trị viêm ruột mãn tính, với Tụy du, Tỳ du, Tam tiêu du, Thận du, trị bệnh đái đường, với Can du, Tỳ du trị đau bụng hành kinh, với Thiên khu, Thận du, Tam âm giao trị viêm thận cấp, mãn, với Bàng quang du trị phong lao đau lưng.
27. TIỂU TRƯỜNG DU :小腸俞
• Đáp ứng yêu cầu của tiểu trường
- Vị trí : Ở dưới mỏm gai đốt 1 mảng xương cùng sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách lấy huyệt châm cứu : Nằm sấp, châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 7 mồi, hơ 5 – 15’
- Chủ trị : Đau mảng xương cùng, di tinh, đái dầm, ỉa chảy, táo bón, khí hư, đau lưng, đau khớp cùng chậu, viêm ruột, viêm xoang chậu, đái ra máu, đái vàng đỏ, miệng khô, tiêu khát, lị sán khí, bàng quang, tam tiêu ít tân dịch, đại và tiểu trường hàn nhiệt, bụng dưới chướng đầy, đau ở háng, ỉa dễ và có mủ máu năm màu, xích lị hạ trọng, sưng đau, chân sưng, năm thứ trĩ, đau đầu, hư mệt.
- Tác dụng phối hợp : Với Đại chùy, Tỳ du, Thận du và Hiệp tích huyệt tương ứng trị viêm đốt sống do phong thấp, với Đại trường du, Thiên khu chữa bệnh lị.

28. BÀNG QUANG DU : 膀胱俞
• Đáp ứng yêu cầu của bàng quang
- Vị trí : Lấy ở dưới mỏm gai đốt sống thứ 2 mảng xương cùng, sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
- Cách lấy huyệt – châm cứu : Nằm sấp, châm đứng kim sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 5 – 7 mồi, hơ 10 – 15’
. – Chủ trị : Đau cột sống, ỉa chảy, táo bón, đái dầm, di tinh, tiêu khát, đau mảng xương cùng, đau thần kinh tọa, bệnh đái đường, bệnh ở bộ máy sinh dục và hệ thống bài tiết nước tiểu, đái ra tinh, đái đỏ tắc, ít hơi, ống chân lạnh cong co không duỗi ra được, bụng tức, chân và đầu gối không có sức, con gái có hòn tụ ở bụng.
- Tác dụng phối hợp : Với Tỳ du trị tiêu hóa kém, với Thận du, Âm lăng tuyền, Tam âm giao trị viêm nhiễm đường tiết niệu, với Thận du, Khúc cốt, Tam âm giao trị viêm tiền liệt tuyết.
Trong hần cần lưu ý ở các du của tạng phủ trên kinh bàng quang, sách Châm cứu Đại Thành ghi lại lời các sách như sau :
• « Tố Vấn » : Châm trúng phế, 3 ngày thì chết, nếu động thì bị ho • « Tu Sinh » : Châm trúng tâm, 1 ngày thì chết, làm động thì sằng sặc • « Tố Chú » : Châm đúng vào cách đều làm thương trung là bệnh khó khỏi, không quá 1 năm tất chết… • « Tố Vấn » : Châm trúng gan, 5 ngày thì chết, làm động thì ngáp… • « Tố Vấn » : Châm trúng đảm, một ngày rưỡi thì chết, khi động thì làm nôn… • « Tố Vấn » : Châm trúng tỳ, 10 ngày thì chết, đã động thì làm nuốt • « Tố Vấn » : Châm trúng thận, 6 ngày thì chết, đã động thì hắt hơi.
29. TRUNG LỮ DU :中膂俞
• Đáp ứng yêu cầu của trong cột sống • Có tên là Tích nội du
- Vị trí : Ngang lỗ thứ 3 mảng xương cùng, cách giữa cột sống 1,5 thốn
- Cách châm cứu : Châm đứng kim, sâu 1 – 1,5 thốn, cứu 3 mồi, hơ 20 – 30’
- Chủ trị : Viêm ruột, đau mảng xương cùng, đau thần kinh tọa, thận hư tiêu khát, thắt lưng cột sống cứng không thể cúi ngửa, ruột chướng chướng không thể cúi, hàn lị trắng đỏ, đau sán, mồ hôi không ra, bụng chướng sườn đau. « Minh Đường » nói : Thắt lưng đau, đau sát hai bên cột sống, trên dưới đều ứng cả, từ gáy đến huyệt đau đều nên cứu.
(Còn tiếp)


BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.