Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
5 lực lượng hải quân hàng đầu châu Á
Monday, January 12, 2015 5:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc là 5 lực lượng hải quân hàng đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay theo một bài viết trên Nationalinterest.

Châu Á có một số quân đội tốt nhất thế giới và lực lượng hải quân cũng không phải ngoại lệ. Tuy vậy, nên sắp xếp như thế nào? Bất kỳ bảng xếp hạng nào cũng đòi hỏi các thông số. Khi chúng ta nói tốt nhất, điều chính xác chúng ta muốn nói là gì? Số lượng vũ khí hay chất lượng? Số lượng nền tảng, hỏa lực của họ hay mức độ hiện đại của họ? Hay học thuyết đi kèm với việc sử dụng và đào tạo cũng như tinh thần của những người sử dụng vũ khí?

5 lực lượng hải quân hàng đầu châu Á - Ảnh 1

Tất cả những cân nhắc quan trọng mà chúng ta nên thêm: Điều gì hạn chế những lựa chọn của đất nước?

Một cuộc kiểm tra của lực lượng hải quân ở châu Á, hay chính xác hơn, là lực lượng thường xuyên hoạt động ở vùng biển châu Á cho phép chúng tôi nhận định 5 lực lượng hải quân hàng đầu châu Á.

5. Hàn Quốc

Hàn Quốc có tham vọng rất lớn cho lực lượng hải quân và họ đang đầu tư rất lớn. Trong những năm gần đây, lực lượng hải quân của Hàn Quốc từ lực lượng tuần tra ven biển thành một lực lượng hải quân nước xanh có thể bảo vệ các đảo ngoài khơi, các tuyến đường biển (có lợi ích kinh tế của Hàn Quốc) và đóng một vai trò trong các dự án hàng hải quốc tế như hỗ trợ nhân đạo, phản ứng thảm họa hoặc chống cướp biển ngoài khơi Somalia.

Hồi tháng 3/2010, lực lượng quốc phòng ven biển hàn Quốc đã bị mất mặt khi tàu hộ tống Chon An bị chìm ở biển Hoàng Hải với hầu hết ý kiến cho rằng nguyên nhân do một quả ngư lôi của Triều Tiên. Seoul đã phản ứng nhanh chóng bằng một kế hoạch cải cách phòng thủ và tạo ra một cấu trúc chỉ huy mới cho các tranh chấp ở vùng biển Hoàng Hải và tăng cường khả năng chống ngầm.

Ngoài việc để ngăn chặn các hoạt động của Triều Tiên, Hải quân Hàn Quốc cũng đang xây dựng một hạm đội đáng gờm có thể hoạt động trên toàn cầu. 15 tàu khu trục với 12 chiếc trong số đó sẽ được trang bị các hệ thống vũ khí Aegis, 24 tàu khu trục loại nhỏ lớp Incheon và 1 thế hệ tàu ngầm tấn công kiểu mới làm cho Hải quân Hàn Quốc trở thành một trong những lực lượng hải quân mạnh của thế giới. Trong khi đó, lính thủy đánh bộ Hàn Quốc cũng được tăng cường 1 tàu tấn công đổ bộ lớp Dokdo và chiếc thứ 2 của lớp này đang đóng.

Về đào tạo và khả năng hoạt động. Hải quân Hàn Quốc đã có các nỗ lực tiếp cận cộng đồng quốc tế. Cho đến nay, một Đô đốc Hàn Quốc đã chỉ huy lực lượng đặc biệt đa quốc gia chống cướp biển 3 lần. Hải quân Hàn Quốc cũng đang cung cấp sự hiện diện tuyệt vời trong các hoạt động thương mại quốc tế và quốc phòng.Trong khi vấn đề ngân sách có thể cắt bớt tham vọng, cho đến thời điểm này, Hải quân Hàn Quốc vẫn chưa bị ảnh hưởng vì điều đó.

4. Hải quân Singapore

Hải quân Singapore (RSN) là một phần của ưu thế quân sự của nước này so với các láng giềng. Chỉ với 193 km đường bờ biển, RSN có tới 6 tàu khu trục nhỏ, 6 tàu hộ tống, 5 tàu ngầm (trong đó 2 chiếc đang đặt hàng), 4 tàu đổ bộ, 4 tàu chiến khác và nhiều tàu tuần tra. Lực lượng đó cung cấp cho RSN các phương tiện để không những bảo vệ vùng biển của mình mà còn có năng lực ở cả lãnh thổ bên ngoài.

3. Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản

Cho đến gần đây, lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) vẫn là lực lượng hải quân lớn nhất ở Đông Bắc Á. Họ cũng có danh tiếng trên phạm vi cả thế giới về năng lực chống ngầm và tác chiến trên biển. Tuy nhiên mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Triều Tiên đang buộc Nhật Bản dành nhiều nguồn lực để xây dựng một đội tàu khu trục Aegis phòng thủ tên lửa. Điều đó đang gây ra những lo ngại rằng nó có thể khiến Nhật Bản sao nhãng trong sứ mệnh chính là chiếm ưu thế trên biển.

Tuy nhiên, Nhật Bản cũng đã phản ứng với sự gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc bằng cách tăng lực lượng tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc đồng thời tăng đội tàu khu trục nhỏ từ 47 lên 54 tàu. Họ cũng đang đầu tư mạnh vào máy bay tuần tra biển mới mang tên Kawasaki P-1 và sản xuất nhiều hơn nữa chiếc Sikorsky-Mitsubishi SH-60K và trực thăng MCH101.

Thêm vào đó, Nhật cũng đang mở rộng đội tàu đổ bộ với chiếc tàu đổ bộ trực thăng đầu tiên của lớp JS Izumo (DDH183) hiện đang thử nghiệm trên biển. Tàu này dài 248m, trọng tải 24000 tấn, là chiếc tàu quân sự lớn nhất của Nhật Bản đóng kể từ sau Thế chiến II.

Tàu này đang được tối ưu hóa cho 14 máy bay trực thăng chỗng ngầm nhưng cũng không loại trừ khả năng nó có thể sử dụng các máy bay tiên tiến F-35B.

Khả năng của JMSDF hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu an ninh của chính mình mà không cần Mỹ. Các hoạt động phản ứng sự cố, chống cướp biển đã cho thấy sự linh hoạt của Nhật Bản. Họ có thể thực hiện thêm những thay đổi khi môi trường địa chính trị và hiến pháp cho phép.

2. Hải quân Trung Quốc

Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã đầu tư rất nhiều vào tên lửa chống tàu và trên lý thuyết là họ đã làm điều này tốt hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào của phương Tây. Ngoài các tên lửa, sách trắng quốc phòng năm 2013 của Trung Quốc lưu ý rằng PLAN đang phát triển năng lực của một lực lượng “hải quân nước xanh” với các hoạt động trên phạm vi quốc tế để đối phó với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống đồng thời tăng cường khả năng răn đe chiến lược và đáp trả.

Đây là một sự thay đổi lớn đối với một lực lượng mà cho đến giữa những năm 1980 vẫn còn được tối ưu hóa cho việc bảo vệ bờ biển.

Trong năm 2014, Trung quốc tiếp tục đầu tư lớn vào lực lượng mặt nước. Ví dụ lớn nhất là sự phát triển các tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp 052C và 054D cũng như tàu hộ tống 056. Trong đó tàu hộ tống 056 là tàu hoàn toàn do Trung Quốc chế tạo đã chứng minh sự tự tin của Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Đánh giá của quân đội Mỹ cũng tin rằng Trung Quốc đã đưa vào sử dụng tàu ngầm lớp 094. Trong khi phát triển các căn cứ và lực lượng bán quân sự ở Biển Đông, Trung Quốc đồng thời cũng tiếp tục đầu tư hơn nữa cho các hoạt động ngoài khơi của hải quân.

1. Hải quân Mỹ

Hải quân Mỹ vẫn duy trì vị trí trên toàn cầu hoặc khu vực và với chiến lược ‘xoay trục’, vị trí này còn tiếp tục trong tương lai gần. Châu Á – Thái Bình Dương là nơi nhận được các nền tảng mới của Mỹ như máy bay tuần tra P-8, tàu Littoral combat và tàu ngầm tấn công.

Cô lập và các cam kết khác có thể làm suy yếu vị trí này trong thời gian dài nhưng có lẽ chúng ta không nên tính ảnh hưởng khu vực của Hải quân Mỹ chỉ trong số tàu và nhân số áp đảo.

Tàu sân bay, tàu đổ bộ và tàu khu trục cho Nhà Trắng một cơ hội duy nhất để triển khai lực lượng nhằm bảo vệ hoặc nâng cao lợi ích của Mỹ. Nhưng nét độc đáo là Hải quân Mỹ hiện diện ở đây như một biểu hiện của ý định quốc gia.

Kết hợp với các điều ước quốc phòng của Washington với các nước trong khu vực (Australia, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Hàn Quốc) và hợp tác quốc phòng với các nước khác (chẳng hạn Singapore hoặc New Zealand). Các quan hệ đó cho phép triển khai lực lượng hoặc nơi chuyển tiếp để triển khai lực lượng trong khu vực.

Đó là lý do vì sao Hải quân Mỹ trong khu vực này mạnh hơn so với toàn bộ số lượng vũ khí, phương tiện mà họ có (gồm 288 tàu, hơn 2000 máy bay của hải quân và hơn 1000 máy bay của lính thủy đánh bộ).

Trần Vũ (lược dịch theo National Interest)

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.