Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cước vận tải: Doanh nghiệp chậm giảm giá sẽ bị phạt 25 triệu đồng
Friday, January 16, 2015 2:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Với trường hợp quá thời hạn mà không giảm giá cước vận tải theo xu hướng giảm giá nhiên liệu, doanh nghiệp có thể sẽ bị phạt tiền từ 20- 25 triệu đồng.

Thông tin trên báo VOV, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã thực hiện điều chỉnh giảm giá cước tương đối phù hợp với mức điều chỉnh giảm giá xăng dầu. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô chưa kê khai giảm cước. Với trường hợp quá thời hạn mà không giảm giá cước theo xu hướng giảm giá nhiên liệu, doanh nghiệp có thể sẽ bị phạt tiền từ 20- 25 triệu đồng.

Theo Bộ Tài chính, cước vận tải hàng không nội địa được điều chỉnh giảm 15% so với mức trần liền kề quy định từ cuối năm 2011.

Với cước vận tải đường sắt, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã điều chỉnh giảm 10% giá vé tất cả các loại chỗ. Trong khi đó, theo báo cáo của 38/63 địa phương, giá cước vận tải hành khách bằng xe taxi giảm trung bình từ 0,92%-26,32% (phổ biến giảm từ 3-10%).

Giá cước vận tải hành khách tuyến cố định giảm trung bình từ 3-21,7% (phổ biến giảm từ 5-10%). Tỷ lệ giảm giá của các doanh nghiệp có sự chênh lệch do: đối với các đơn vị giữ ổn định giá cước đã kê khai từ năm 2011-2012 không điều chỉnh giá hoặc tỷ lệ điều chỉnh trên dưới 1%.

Đối với các đơn vị kê khai giá từ năm 2013, tỷ lệ giảm trên dưới 10%; đối với các đơn vị đã điều chỉnh tăng giá trong năm 2014 (giai đoạn giá xăng dầu tăng), tỷ lệ giảm giá sâu hơn, trên dưới 20%.

Bộ Tài chính nhận định, nhìn chung, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã thực hiện điều chỉnh giảm giá cước tương đối phù hợp với mức điều chỉnh giảm giá xăng dầu. Đối với vận tải bằng ô tô, với mức giảm giá xăng dầu thời điểm hiện tại khoảng 27% so với mức giá tại ngày 01/01/2014, giá cước vận tải giảm trung bình từ 3-10% là tương đối phù hợp.

Đối với vận tải hàng không nội địa: Tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 39,5%, mức giảm giá trần 15%. Đối với vận tải đường sắt: Tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30% giá thành, giá cước đường sắt đã điều chỉnh giảm trung bình khoảng 10%.

Trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thành lập đoàn công tác liên ngành để kiểm tra công tác quản lý và thực hiện giá cước vận tải tại một số địa phương (Hải Phòng, Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ).

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thành lập các đoàn công tác kiểm tra và nắm tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý và bình ổn giá tại địa phương vào dịp Tết nguyên đán Ất Mùi 2015, trong đó có tình hình triển khai quản lý giá cước vận tải hành khách bằng ôtô.

Hiện tại, các địa phương vẫn tiếp tục thanh tra, kiểm tra, rà soát yêu cầu doanh nghiệp vận tải tiếp tục kê khai giảm giá cước phù hợp với diễn biến giảm của giá xăng dầu.

Cước vận tải: Doanh nghiệp chậm giảm giá sẽ bị phạt 25 triệu đồng - Ảnh 1

Doanh nghiệp chậm giảm giá cước vận tải sẽ bị phạt 25 triệu đồng. (Ảnh minh họa).

Quá nhiều kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng

Thông tin trên Hà Nội Mới, ngày 6/1, giá xăng lại tiếp tục giảm với mức hơn 300 đồng/lít. Như vậy, tính đến thời điểm này, giá xăng đã giảm tới 35% so với mức ở giai đoạn cao nhất. Tuy nhiên, giá cước vận tải vẫn đang giảm nhỏ giọt. Điều này hoàn toàn trái ngược với các giai đoạn trước, khi xăng chỉ cần tăng giá 500-1.000 đồng/lít là các DNVT, nhất là DN kinh doanh taxi, lập tức điều chỉnh tăng giá cước. Thậm chí, còn có tình trạng lái xe taxi đình công đòi tăng giá cước hoặc điều chỉnh tỷ lệ ăn chia với hãng. Thực tế thì đã có một số hãng đã giảm giá cước nhưng không đáng kể. Suốt từ tháng 7-2014 đến nay, những DNVT đã giảm giá cũng chỉ phổ biến ở mức 2-5%, rất ít trường hợp giảm giá ở mức 8-10%.

Đại diện Sở Tài chính Hà Nội cho biết, trong số 69/114 DN taxi trên địa bàn Thủ đô đăng ký giảm giá cước, thì hơn 50 đơn vị giảm 200-500 đồng/km (2-5%); 15 đơn vị giảm 800-1.000 đồng/km (5-8%). Chỉ có vài trường hợp giảm 1.200-1.500 đồng/km (10-11%). Các chuyên gia tính toán, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 25-35% (xe chạy xăng); 35-45% (xe chạy dầu) giá thành cước vận tải. Như vậy, tới thời điểm này, giá cước vận tải có thể giảm 10-15%. Mỗi kilômét taxi có giá cước 12.000 đồng, tức là có khoảng 4.200 đồng tiền xăng dầu. Như vậy, taxi phải giảm 1.200-1.300 đồng/km thì mới phù hợp. Tương tự, xe khách chạy tuyến Nam Định – Hà Nội có giá cước 70.000 đồng, thì phải giảm 7.000-8.000 đồng/vé mới hợp lý.

Bên cạnh những DN giảm ít còn có DN áp dụng chiêu giảm mà không giảm để lừa khách hàng. Cụ thể là trước đây công bố giá mở cửa là 14.000 đồng cho 600m đầu tiên. Vừa qua, hãng tuyên bố giảm giá còn 12.000 đồng, nhưng chỉ tính cho 300m đầu tiên. Như vậy về bản chất thì giá ở 1km đầu tăng chứ không giảm. Cụ thể, với 1km đầu, giá cũ là 20.100 đồng nhưng giá mới là 21.800 đồng.

Đại diện nhiều DNVT lý giải, việc giữ nguyên giá hoặc điều chỉnh giảm ít là do chi phí vận tải tăng, phần lớn hãng đều tập trung nâng cao dịch vụ nhằm phục vụ hành khách tốt hơn, đầu tư xe đắt tiền hơn (?).

Một DNVT chuyên chở hàng tuyến Hà Nội – Hải Phòng cho biết, công ty chưa có kế hoạch điều chỉnh giá cước dù đã ký kết nhiều hợp đồng vận chuyển cho năm 2015. Nguyên nhân là trước đây, một chuyến xe 50 tấn chạy Hà Nội – Hải Phòng, công ty thu của khách 7 triệu đồng, trừ các chi phí dọc đường, xăng xe, còn 2 triệu đồng trả lương lái xe, khấu hao sửa chữa và tích lũy. Từ khi Bộ GTVT siết chặt quản lý tải trọng xe, mỗi chuyến xe đó, DN chỉ thu được 5,5 triệu đồng nên phải “co kéo” các khoản để duy trì hoạt động. Nay xăng giảm, DN đã dễ thở hơn, nhưng lại đang phải bù đắp cho các giai đoạn trước nên khó có thể giảm giá cước.

Trước những thắc mắc về giá cước vận tải trong thời gian qua giảm chưa tương ứng với giá xăng, ông Trần Bảo Ngọc – Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho rằng: Nhà nước đang quản lý giá theo Luật Giá với nguyên tắc tuân theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền cạnh tranh giá của các DN sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với cước vận tải, mặc dù không nằm trong danh mục quản lý giá nhưng Nhà nước đã kiểm tra thông qua cơ chế các DN phải công khai, niêm yết giá theo kê khai của Nhà nước. Vừa qua, Bộ GTVT quyết định thành lập các đoàn thanh tra giá cước vận tải tại 8 địa phương. Đoàn sẽ kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân để điều chỉnh cho phù hợp. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện ra những DN không thực hiện quản lý giá cước theo quy định, Bộ sẽ xử lý nghiêm. Còn nếu các DN có lý do chung thì Bộ cũng sẽ tìm ra nguyên nhân để đề xuất các ngành liên quan điều chỉnh và quản lý giá cho phù hợp.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chính các quy định về kiểm soát hiện nay đang tồn tại kẽ hở, qua đó tạo điều kiện cho các DNVT thao túng thị trường. Cụ thể, Nghị định số 177/2013/CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá cũng như Thông tư liên tịch 152 giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính chỉ quy định: DN nếu muốn điều chỉnh giá cước tăng quá 3% thì phải thực hiện kê khai lại. Nghĩa là 2 bộ mới chỉ tính đến chiều hướng khi xăng tăng mà chưa tính tới chiều hướng giảm.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP Hồ Chí Minh Phạm Ngọc Hưng, chúng ta phải làm như các nước khác là chốt giá thành cộng với lãi một cách hợp lý để đưa ra giá bán. Không thể chấp nhận xăng dầu hạ kéo dài, DN lãi thời gian dài mà không chịu kéo giá xuống. Vai trò của các cơ quan quản lý giá và các hiệp hội vận tải khá mờ nhạt trong nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Muốn khắc phục được tình trạng này, phải có sự can thiệp sớm của cơ quan chức năng và sự tham gia tích cực của các hiệp hội vận tải để điều chỉnh cho phù hợp.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.