Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Pháp tiến thoái lưỡng nan trong vụ bán tàu Mistral
Sunday, January 11, 2015 22:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Sau khi quyết định trì hoãn việc bàn giao tàu Mistral, nước Pháp đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan chưa có cách gì để giải quyết với con tàu trị giá tiền tỷ này.

Cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra ở Ukraine vào năm 2014 đang tiếp tục tác động mạnh vào các quá trình chính trị và kinh tế bên ngoài biên giới nước này.

Một trong những hậu quả của cuộc khủng hoảng là việc Pháp hoãn xuất khẩu sang Nga tàu đổ bộ lớp Mistral theo thỏa thuận liên chính phủ đã ký kết trước đấy. Mặc dù Pháp nỗ lực biện minh cho động thái này với lý do hoàn cảnh bất khả kháng, vấn đề sẽ không khỏi gây ảnh hưởng nhất định trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Pháp tiến thoái lưỡng nan trong vụ bán tàu Mistral - Ảnh 1

Lẽ ra, tàu đổ bộ lớp Mistral đầu tiên của Nga là “Vladivostok” phải được bàn giao cho bên đặt hàng – hạm đội Hải quân Nga, vào ngày 14 tháng 11 năm 2014. Nhưng dưới sức ép của Mỹ lên Tổng thống Pháp Francois Hollande, việc bàn giao đã không diễn ra và “bị trì hoãn chờ chỉ thị phù hợp.”

Pháp từ chối chuyển Mistral cho Nga, hy vọng ràng buộc thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine với điều kiện giao hàng, mặc dù những sự kiện này không hề liên quan tới hợp đồng thương mại giữa Nga và Pháp cũng như không thuộc khái niệm bất khả kháng được quy định trong hợp đồng. Phần mình, Nga đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và đang hoàn thành hạ tầng cảng tại Vladivostok để tiếp nhận tàu sân bay trực thăng đầu tiên.

Pháp chỉ có hai cách hành động: hoặc chuyển tàu cho Nga, hoặc chịu số tiền phạt gần 3 tỷ euro và tìm người mua khác. Thế nhưng, kể cả Pháp có sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế vì mục tiêu chính trị thì vẫn không dễ gì thực hiện điều này. Không có mấy ai hồ hởi với việc mua lại Mistral.

Thượng nghị sĩ Mỹ McCain đã đề xuất Pháp bồi thường tiền cho Nga và sử dụng các tàu Mistral. Nhưng nếu thực sự cần thì người Pháp đã tự đóng tàu cho mình từ lâu nay. Paris đứng trước nguy cơ phải ôm hai con tàu chẳng ai cần ngoại trừ Nga. Đã có đề nghị giao lại Mistral cho Ukraine. Nhưng Ukraine cũng không biết phải làm gì với chúng. Chuyên gia quân sự độc lập Vladislav Shurigin cho biết ý kiến như sau:

“Thứ nhất, ở Ukraine không có chỗ bố trí các tàu Mistral. Odessa là cảng duy nhất ít nhiều có thể phù hợp, nhưng tàu Mistral lại vô nghĩa với Ukraine vì nước này không có hạm đội Hải quân. Là chiến hạm chở trực thăng nhưng Mistral không thuộc loại tàu tấn công và cần được các tàu khác yểm trợ. Thứ hai, tàu Mistral trong tay Ukraine trên Biển Đen là yếu tố vô dụng vì Ukraine không có chỗ nào cho các hoạt động đổ bộ.”

Trước hết, Kiev sẽ phải mua lại của Paris mấy tàu sân bay trực thăng này, trong khi như chúng ta biết họ đang rất thiếu tiền. Ukraine cũng không có 16 trực thăng để bố trí trên tàu mà nếu muốn thì chỉ có thể mua trực thăng Nga. Các phương tiện khác đều không phù hợp.

Việc bán lại tàu Mistral cho các đối tác khác trong NATO như Canada và Đức cũng khó khả thi. Các tàu sân bay trực thăng được thiết kế chứa máy bay trực thăng Nga và trang bị hệ thống liên lạc viễn thông, định vị của Nga. Chẳng lẽ lại có quốc gia NATO nào đó chịu đầu tư thêm hàng trăm triệu euro tái thiết. Chúng ta cùng theo dõi ý kiến của ông Oleg Vladykin, biên tập viên tuần báo Quan sát quân sự độc lập của Nga.

“Về tính năng của tàu, trước hết cần nói tới các thiết bị điện. Tất cả được thực hiện theo tiêu chuẩn Nga, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng Nga, nghĩa là các hệ thống vũ khí và trang thiết bị kết nối với mạng năng lượng khác hẳn tiêu chuẩn NATO và nhiều nước khác.”

Hơn thế, thiết bị điện tử của Nga cũng đã được lắp đặt trên Mistral. Trong trường hợp bán lại cho bên thứ ba, để trả lại tài sản cho Nga, Pháp cần phải cưa đứt vài khúc trên tàu. Nhưng Pháp vẫn trì hoãn giao hàng, làm tăng chi phí của các công ty trong nước vì “Mistral neo đậu ngoài kế hoạch” tại cảng Saint-Nazaire, đồng thời phá hoại uy tín nhà cung cấp đáng tin cậy.

Tình hình với các tàu Mistral của Nga đã buộc Ấn Độ cân nhắc việc mua máy bay chiến đấu Pháp Dassault 126 “Rafale”, các thương lượng cho hợp đồng đã bị kéo dài khá lâu. Mối lo ngại của Ấn Độ rất dễ hiểu: ngày mai, khi Mỹ bỗng khó chịu với sự vắng bóng nền dân chủ ở Ấn Độ, họ có thể gây áp lực với Pháp và Ấn Độ sẽ không nhận được máy bay như dự tính. Trong bối cảnh như vậy, hồ sơ chào bán thiết bị tương tự từ Nga càng trở nên hấp dẫn. Vấn đề Mistral hứa hẹn những hậu quả không hay đối với Pháp, những hành động thiếu cân nhắc đe dọa đẩy Paris ra khỏi thị trường kinh doanh vũ khí thế giới.

Đối với Nga, thiếu Mistral không hẳn là vấn đề nghiêm trọng. Quả là các tàu sân bay trực thăng sẽ cho phép lực lượng Hải quân Nga tăng cường sức mạnh, nhưng chúng chỉ là một trong các mắt xích của chuỗi hoạt động hiện đại hóa quân đội vẫn được xúc tiến. Nga sẽ tiếp tục mở rộng hạ tầng cảng ở Vladivostok. Tuy nhiên, xét tình hình hiện nay, cảng sẽ là nơi bố trí các tàu hoàn toàn do Nga tự sản xuất.

Theo Tiếng nói nước Nga

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.