Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Con ruồi nửa tỷ đồng’: Khiếu nại sản phẩm thế nào là đúng luật?
Friday, February 6, 2015 0:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

‘Con ruồi nửa tỷ” trong chai nước ngọt của Tân Hiệp Phát đang là vụ việc được sự quan tâm của dư luận. Nhiều người thắc mắc, nếu phát hiện sản phẩm có vấn đề thì quy trình khiếu nại như thế nào là đúng luật?

“Trạng chết, Chúa cũng băng hà”

Thông tin trên báo Tuổi Trẻ, chiều 5/2, bà Nguyễn Thị Ánh – Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Tiền Giang – cho biết cơ quan này đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Võ Văn Minh (ngụ xã An Cư, H.Cái Bè, Tiền Giang) về hành vi cưỡng đoạt tài sản theo điều 135 Bộ luật hình sự, thời gian tạm giam là 111 ngày (đã trừ thời gian tạm giữ khi bị bắt quả tang ngày 27/1).

Liên quan đến chai Number 1 có con ruồi, bà Ánh cho biết cơ quan điều tra sẽ tiến hành trưng cầu giám định xem con ruồi đó có sẵn trong chai trước khi Minh đem về bán và phản ảnh với Công ty Tân Hiệp Phát để vòi tiền hay là có tác nhân bên ngoài đưa vào.

Từ kết quả giám định này cơ quan điều tra mới có hướng xử lý tiếp theo.

Trong ngày 5/2, luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn luật sư TP.HCM) – luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị can Võ Văn Minh – cùng các luật sư đồng nghiệp đã đến Công an tỉnh Tiền Giang để xin cấp giấy chứng nhận bào chữa cho Minh.

Xem clip: Chai nước ngọt có ruồi ‘nửa tỷ’ và những điều mập mờ đằng sau?

Tuy nhiên, dù đã nộp các giấy tờ cần thiết từ ngày 3/2 nhưng đến ngày 5/2 (sau khi anh Minh bị bắt chín ngày) luật sư Thi cho biết vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận bào chữa cho Minh.

Trước đó, Tân Hiệp Phát cũng xảy ra sự cố về chất lượng sản phẩm đóng chai. Năm 2012, báo chí từng đăng tải vụ việc một người khách phát hiện con gián trong sản phẩm của công ty và đòi bồi thường 50 triệu đồng.

Tuy nhiên khác với vụ việc xảy ra 3 năm trước, với sự phát triển của mạng xã hội, câu chuyện “con ruồi nửa tỷ đồng” đã trở thành một chủ điểm được bàn tán nhiều với những tranh cãi ngược chiều.

Xung quanh câu chuyện “con ruồi trong chai nước” đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc với hàng trăm ý kiến gửi về chia sẻ, tranh luận. Một số ủng hộ quan điểm “làm mạnh tay để thanh lọc xã hội” của Tân Hiệp Phát, một số lại đưa ra những chỉ trích nhằm vào doanh nghiệp này.

Trong đó, nhiều chuyên gia cho rằng cách thức xử lý khủng hoảng của Tân Hiệp Phát thiếu khôn ngoan khi đưa người đòi 500 triệu đồng để đổi chai nước có ruồi vào vòng lao lý.

‘Con ruồi nửa tỷ đồng’: Khiếu nại sản phẩm thế nào là đúng luật? - Ảnh 1

Con ruồi nửa tỷ” trong chai nước ngọt của Tân Hiệp Phát đang là vụ việc được sự quan tâm của dư luận.

Bày tỏ trên báo Đại Lộ, chuyên gia truyền thông Khuất Quang Hưng (Giám đốc đối ngoại công ty FMCG của Mỹ tại Việt Nam) cho biết:

“Trong cả 2 trường hợp trên, Tân Hiệp Phát đã áp dụng cách xử lý khủng hoảng giống nhau, đó là “đổ tội” (làm như doanh nghiệp là bên bị hại) và chuyển trọng tâm của sự việc sang một sự việc khác nghiêm trọng hơn (âm mưu của một vụ tống tiền).

Cách xử lý này có thể giúp cho công ty trước mắt tránh được sự tập trung khai thác của báo chí theo hướng không có lợi về chất lượng sản phẩm.

Đây là cách xử lý khủng hoảng rất thông minh nhưng tàn nhẫn, vì nó có thể đẩy một con người hoặc thậm chí cả một gia đình đi tới bước đường cùng.

Nó thể hiện lối hành xử thiếu tính nhân văn và thiếu đi cái giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Khi không giữ được giá trị cốt lõi thì sớm hay muộn, doanh nghiệp cũng sẽ lụi tàn”

Th.s Đặng Thanh Vân (CEO Thanhs Brand – Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu) cũng bày tỏ quan điểm trên Đại Lộ:

“Tôi thực sự nghĩ rằng, Tân Hiệp Phát đã chơi một ván bài thiếu quân tử và hành động không chính danh. Họ không cần thiết phải hình sự hóa một mối quan hệ dân sự như thế này.

Nếu là một thương hiệu đấu tranh cho sự chính trực và lẽ phải, thì Tân Hiệp Phát nên mời báo chí và luật sư vào cuộc thay vì đưa khách hàng vào vòng lao lý.

Biện pháp mà doanh nghiệp đang thực hiện chỉ giúp Tân Hiệp Phát thắng trong cuộc đấu lý với anh Võ Văn Minh.

Còn tại “trận chiến trong tâm trí” khách hàng và công chúng, để trở thành một thương hiệu được yêu thích, lý lẽ thường phải nhường chỗ cho “cảm xúc và “tình người”.

Người tiêu dùng khiếu nại sản phẩm thế nào cho đúng luật?

Từ câu chuyện ‘Con ruồi nửa tỷ”, nhiều người thắc mắc, nếu phát hiện sản phẩm có vấn đề thì quy trình khiếu nại như thế nào là đúng luật?

Trên báo Tuổi Trẻ, bà Phan Thị Việt Thu – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM cho biết:

Nếu phát hiện sản phẩm có vấn đề thì theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng trước hết phải liên hệ với đơn vị sản xuất hoặc đơn vị phân phối để phản ảnh và đề nghị giải quyết bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, đó là giai đoạn gọi là “thương lượng”.

Nhà sản xuất có trách nhiệm phải giải quyết thỏa đáng quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Nếu không thương lượng được, người tiêu dùng tiếp bước thứ 2 là liên hệ với tổ chức xã hội có chức năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nhờ can thiệp.

Tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ tổ chức phiên hòa giải giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp trên cơ sở luật pháp để tìm giải pháp giải quyết hợp lý.

Trong trường hợp không hòa giải được thì người tiêu dùng có quyền khởi kiện tại tòa án.

‘Con ruồi nửa tỷ đồng’: Khiếu nại sản phẩm thế nào là đúng luật? - Ảnh 2

Anh Võ Văn Minh, người vừa bị bắt với tội danh Tống tiền, Cưỡng đoạt tài sản trong vụ “con ruồi nửa tỷ”.

Ông Đỗ Ngọc Chính (Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng – Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN) cũng nêu quan điểm:

“Khi gặp những trường hợp như mua phải thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh… người tiêu dùng có quyền khiếu nại để đòi bồi thường thiệt hại đối với nhà sản xuất, phân phối.

Việc thương lượng, đền bù vật chất, tiền bạc bao nhiêu thuộc về cách giải quyết của hai bên. Trong đó, người tiêu dùng có quyền đưa ra giá trị bồi thường đối với nhà sản xuất, phân phối, còn chuyện đồng ý hay không là do hai bên quyết định.

Qua vụ anh Võ Văn Minh ở Tiền Giang bị Công an Tiền Giang bắt, có chút chưa rõ ràng là khi gặp những trường hợp như vậy thì người tiêu dùng được quyền đòi thương lượng với nhà sản xuất, phân phối là bao nhiêu?

Cá nhân tôi và Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN sẽ phải tìm hiểu rõ hơn ở mọi góc độ.

Liên quan đến vụ việc trên, cơ quan chức năng cũng cần đứng ở góc độ tại sao người tiêu dùng (trường hợp anh Minh) lại đòi giá cao như thế, có thể việc đòi bồi thường cao như vậy người tiêu dùng cũng có cơ sở.

Trong trường hợp này, lẽ ra anh Minh nên đến Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN nhờ hỗ trợ thì hội sẵn sàng tham gia. Hội sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc này để có hướng giải quyết cho người tiêu dùng.”

Ngày 27/1/ 2015, Cơ quan CSĐT Công an Tỉnh Tiền Giang tạm giữ hình sự Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang) để điều tra và xử lý về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.

Trước đó, trong lúc lấy chai nước ngọt Number 1 để bán cho khách, người này đã phát hiện một con ruồi bên trong. Minh liền liên hệ với công ty Tân Hiệp Phát thông báo sự việc.

Minh ra giá cho sự im lặng là 1 tỷ đồng, nếu không sẽ cung cấp thông tin cho báo chí và in tờ rơi phát tán.

Sau 3 lần thỏa thuận, phía công ty Tân Hiệp Phát đồng ý trả cho Minh 500 triệu đồng. Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát cũng đồng thời báo công an.

Khi đến thỏa thuận và nhận tiền, Minh đã bị bắt quả tang với tội danh Tống tiền, Cưỡng đoạt tài sản.

Ngọc Anh(Tổng hợp)

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.