Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Chuông nguyện hồn’ ô tô Việt
Thursday, May 7, 2015 21:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Sau 20 năm thực hiện chính sách thúc đẩy, ngành sản xuất ô tô nội địa không những không “vươn mình” mà còn giật lùi thảm hại và thậm chí có nguy cơ “chết yểu”.

Hiện tại ngành sản xuất ô tô Việt vẫn ở dạng “sơ khai”, chủ yếu nhập máy móc về lắp ráp. Chiến lược phát triển có, lộ trình có, ưu đãi có… nhưng ngành công nghiệp ô tô vẫn loay hay trong mớ bòng bong của cái gọi là “Quy hoạch phát triển và tầm nhìn đến năm 2025”.

Thực tế cần thẳng thắn thừa nhận rằng sau 20 năm hình thành và được gọi là nỗ lực “chăm bẵm”, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa thu được thành quả gì đáng kể. Nếu chiếu vào những mục tiêu và tiêu chí đặt ra tại chiến lược phát triển ngành đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, thậm chí nhiều chuyên gia từng khẳng định, công nghiệp ô tô Việt Nam đã thất bại.

Ô tô thương hiệu Việt “chết yểu”

Cuối tháng 9/2012, thị trường ô tô Việt Nam đã một phen khuấy động vì VG, mẫu xe do nhà sản xuất trong nước Vinaxuki thiết kế và sản xuất.

Trong hàng loạt những sản phẩm mới mang các thương hiệu nổi tiếng thế giới quần tụ tại triển lãm Vietnam Motor Show 2012, Vinaxuki VG đã thực sự có tiếng vang không chỉ nhờ yếu tố giá (rẻ), chất lượng (tốt như cam kết) hay thiết kế (chấp nhận được so với giá) mà còn được chú ý khi trở thành niềm tự hào ô tô thương hiệu Việt.

 

'Chuông nguyện hồn' ô tô Việt - Ảnh 1

Khuôn viên nhà máy Vinaxuki thành nơi… chăn thả bò

Thế nhưng cũng trong năm 2012, do thiếu hụt nguồn vốn lưu động, ngân hàng lại không cho vay vì cho rằng nội địa hóa là “phiêu lưu”, Vinaxuki buộc phải dừng hoạt động cho đến nay đã hơn 3 năm. Nhà máy của Vinaxuki nằm “đắp chiếu”, thậm chí trong lúc chờ chính sách công ty phải nuôi bò, lợn, dê là một ví dụ “đau đớn” cho ngành ô tô nội địa Việt.

Chủ tịch Vinaxuki – Bùi Ngọc Huyên cho biết: “Theo công suất thiết kế nhà máy của Vinaxuki, nhân sự là 6.000 người, trong đó Thái Nguyên là 300 người, Thanh Hóa là 3.000, tổng số cán bộ công nhân viên của tôi nếu đủ vốn hoạt động hết công suất lên đến hơn 9.000 người, sản xuất ra 30.000 xe/năm. Còn bây giờ chúng tôi chỉ ngồi chơi”.

Ô tô “Made in Vietnam” cũng “lao đao”

Ngày 2/4, tại cuộc họp báo công bố thành tựu năm 2014 và kế hoạch năm 2015 ở Hà Nội, ông Yoshihisa Maruta, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam thừa nhận cho tới nay, Toyota Việt Nam vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về việc có nên tiếp tục sản xuất tại VN khi theo lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN đến năm 2018, mức thuế này sẽ giảm xuống bằng 0%.

Tại cuộc họp giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Kinh tế Thương mại và công nghiệp Nhật Bản mới đây, Toyota đã có một bản đề xuất với 2 kịch bản tính toán dự báo về viễn cảnh phát triển thị trường tô Việt Nam và khả năng đi hay ở của hãng. Trong đó, nếu ở lại, hãng xin Chính phủ trợ giá ít nhất 10% chi phí sản xuất.

   'Chuông nguyện hồn' ô tô Việt - Ảnh 2

Toyota “đặt điều kiện” đánh đổi việc ở lại

Cụ thể, hãng đề nghị thay đổi giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe CKD từ giá bán của nhà sản xuất hiện nay sang tính theo giá xuất xưởng. Toyota cho rằng, Thái Lan và Indonesia đều đã tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo cách này, và đây mới là cách tính thuế công bằng.

Điểm thứ hai, hãng đề xuất Chính phủ Việt Nam giảm thuế nhập khẩu cho linh kiện CKD (sản xuất và lắp ráp) từ Nhật Bản từ mức 15-25% theo chính sách thuế MFN (theo cam kết WTO) hiện nay xuống 0%, ngang với mức thuế ưu đãi nhập khẩu linh kiện từ ASEAN vào năm 2018.

Ở thời điểm này, khi mà câu chuyện hội nhập và viễn cảnh đổ vỡ của công nghiệp ô tô đang hiển hiện trước mắt, thì các kiến nghị của Toyota Việt Nam chẳng khác nào những “điều kiện” để đổi lấy sự ở lại làm xe CKD, thay vì chuyển hoàn toàn sang phân phối xe CBU (xe nhập nguyên chiếc).

Về phần mình, đại diện Bộ Công thương cho rằng, hãng Toyota Việt Nam đưa ra đề xuất hỗ trợ cho sản xuất ô tô sau năm 2018 với giá trị lớn hàng tỷ USD là rất vô lý và Bộ không chấp nhận yêu cầu này. Tuy nhiên, ý kiến của Toyota đưa ra với chính phủ Việt Nam chính là những vướng mắc về chính sách, nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam.

Có không ít quan điểm cho rằng thực chất các “điều kiện” mà Toyota Việt Nam đặt ra với Chính phủ chỉ là một tiếng chuông cảnh tỉnh về tình thế của công nghiệp ô tô Việt hiện nay, thậm chí là một tiếng chuông nguyện cho “số phận” của ngành mà suốt hai thập niên trở lại đây vẫn được kỳ vọng trở thành ngành mũi nhọn trong nền kinh tế đất nước.

Kiều Hương

 

 

Comments

Your Comments
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.