Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nga-Trung-Pakistan liệu có thể hình thành trục siêu cường mới?
Saturday, August 22, 2015 2:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

(Bình luận quốc tế) – Cục diện thế giới đa cực có xu hướng thay đổi nhanh chóng. Nga và Pakistan vốn từng có quan hệ lạnh nhạt trong Chiến tranh Lạnh, nay ngày càng xích lại gần nhau hơn.

Theo trang mạng Value Walk, mối quan hệ Nga-Trung-Pakistan ngày càng có dấu hiệu gắn kết nhằm đối trọng với Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các đồng minh ở châu Á.

Trung Quốc là đồng minh truyền thống với Pakistan. Bắc Kinh luôn hỗ trợ Islamabad trước mối đe dọa từ Ấn Độ. Trong khi đó, Nga đã bắt đầu xoay trục sang châu Á, đặc biệt là trong mối quan hệ với Pakistan.

Trục siêu cường Nga-Trung-Pakistan

  Nga-Trung-Pakistan liệu có thể hình thành trục siêu cường mới? - Ảnh 1

Tư lệnh quân đội Pakistan, Tướng Raheel Sharif trong chuyến thăm tới Moscow.

Năm 2014, Moscow đã dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế nhằm vào Islamabad. Hai quốc gia từng lạnh nhạt với nhau trong Chiến tranh Lạnh, đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự lịch sử, dựa trên việc trao đổi thông tin chính trị-quân sự, tăng cường quốc phòng, chống khủng bố cũng như hỗ trợ sự phát triển của Afghanistan.

Nga và Pakistan đã bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và năng lượng. Islamabad có thể mua trực thăng chiến đấu Mi-35 và nhập khẩu các động cơ Klimov RD-93 từ Nga cho máy bay chiến đấu đa năng JF-17. Đây cũng là mẫu chiến đấu cơ mà Pakistan hợp tác và phát triển cùng Trung Quốc.

Bên cạnh đó, tập đoàn nhà nước Rostekh của Nga đã công bố kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt dài khoảng 1.000 km tới Pakistan. Dự án tiêu tốn 2,5 tỷ USD và dự kiến sẽ hoàn thành năm 2017.

Quan hệ giữa Moscow, Bắc Kinh và Islamabad đã hình thành như một kết quả của sự thay đổi địa chính trị thời gian qua. Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea cũng như sự hiện diện của binh sĩ Nga ở miền đông Ukraine ngày càng làm trầm trọng thêm mối quan hệ giữa phương Tây và Moscow.

Trong khi đó, tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây ra căng thẳng với Mỹ trong khu vực. Đó những lý do khiến cho cả Nga và Trung Quốc cần phải tìm kiếm đồng minh mới. Cả hai quốc gia đều thể hiện rõ quan điểm phản đối Mỹ chi phối tầm ảnh hưởng toàn cầu.

Mặc dù Moscow và Bắc Kinh có những sự khác biệt nhất định về quan điểm nhưng câu nói “kẻ thù của kẻ thù là bạn” đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga.

  Nga-Trung-Pakistan liệu có thể hình thành trục siêu cường mới? - Ảnh 2

Pakistan đã đạt thỏa thuận mua 4 trực thăng chiến đấu Mi-35 từ Nga.

Mục đích của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự thế giới, những thay đổi này bắt đầu với Nga và châu Á. Bắc Kinh đã đầu tư vào Pakistan từ nhiều năm qua, bao gồm việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho Islamabad.

Pakistan cũng là đối tác nhập khẩu trang thiết bị vũ khí lớn nhất từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, Islamabad đã bày tỏ mối quan tâm đến các tàu ngầm chạy diesel-điện lớp Yuan S20 của Trung Quốc.

Đối với Trung Quốc và Nga, Washington là một thách thức lớn đối với an ninh quốc gia trong khi Pakistan không ngần ngại theo đuổi mong muốn có được sự bảo vệ từ Moscow và Bắc Kinh.

Thách thức đối với tân Tổng thống Mỹ năm 2016

Điều khiến Trung Quốc, Nga và Pakistan ngày càng xích lại gần nhau bởi trên thực tế, Nga có thể thay thế công nghệ quân sự nước ngoài cho cả Trung Quốc và Pakistan. Ngoài ra, Moscow cũng là nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy cho đồng minh.

Trong khi đó, Trung Quốc có một nền kinh tế vượt trội hơn so với hai quốc gia còn lại. Một lượng lớn nguồn dự trữ ngoại hối cần được đầu tư cũng như nguồn cung cấp năng lượng.

Pakistan hiện là nền kinh tế đang phát triển. Do đó, Islamabad cần đến trang thiết bị vũ khí và năng lượng từ Nga cũng như sự bảo vệ của Trung Quốc. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu của Pakistan, Moscow vẫn có thể tiếp tục các hợp đồng ký với Ấn Độ.

Nhiều nhà phân tích đã đặt ra câu hỏi về mối quan hệ Nga-Trung-Pakistan liệu có thể tiếp tục thắt chặt trong tương lai. Điều này phụ thuộc phần lớn vào Mỹ và vai trò của Hoa Kỳ trong cán cân quyền lực toàn cầu.

Mỹ sẽ thay đổi như thế nào trong một trật tự thế giới mới còn phụ thuộc vào cuộc tranh cử đến chiếc ghế Tổng thống năm 2016. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng các ứng viên Tổng thống Mỹ đều bày tỏ quan điểm cứng rắn với Nga và Trung Quốc.

Đăng Nguyễn

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.