Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nga tấn công quân sự ở Syria có liên quan gì đến cuộc chiến giá dầu?
Thursday, October 8, 2015 0:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

(Tình hình chiến sự ở Syria) – Theo tác giả Andrew Critchlow, hai cuộc chiến mà Nga tham gia là Afghanistan và Syria có một điểm rất chung đó là dầu mỏ.

Báo Telegraph của Anh gần đây có bài phân tích cho biết, cùng với việc quân đội Nga tham chiến tại Syria, một cuộc chiến tranh liên quan đến giá dầu mỏ với Saudi Arabia cũng có thể đang từng bước leo thang.

  Nga tấn công quân sự ở Syria có liên quan gì đến cuộc chiến giá dầu? - Ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 63 của mình

Andrew Critchlow – một biên tập viên cấp cao từng phụ trách mảng thông tin về Trung Đông của nhiều tờ báo lớn của Anh, Mỹ nêu nhận định cho rằng sau các cuộc oanh kích, tấn công của Nga ở Syria không lâu nữa, nhiều khả năng giá dầu thô trên thị trường thế giới sẽ dao động mạnh.

Nhà báo này cũng cho rằng, quyết định ném bom các mục tiêu trên lãnh thổ Syria của Tổng thống Nga Putin đã khiến cho các chuyên gia của Anh và Mỹ vẫn chưa hết choáng váng, bất ngờ. Họ cũng vẫn còn đang phân vân không thể hiểu một cách chính xác đâu là động cơ và mục tiêu chiến lược tận cùng của Nga ở Trung Đông.

Tham chiến ở Syria lần này đánh dấu sự trở lại của sức mạnh quân sự Nga trong chiến tranh ở Trung Đông lần đầu tiên kể từ khi quân đội Liên Xô tham chiến, can thiệp quân sự ở Afghanistan.

Theo tác giả Andrew Critchlow, hai cuộc chiến mà Nga tham gia là Afghanistan trước đây và Syria những ngày gần đây có một điểm rất chung đó là dầu mỏ.

Nhà báo này cho rằng dầu mỏ đóng góp 1 trong những vai trò rất lớn trong các quyết định tấn công quân sự (tất nhiên, điều này cũng giống với Mỹ khi tham gia chiến tranh ở Trung Đông).

Năm 1979, các xe tăng chiến đấu của Nga xuất hiện và lăn bánh tại thủ đô Kabul. Khi đó, giá dầu bắt đầu tăng vọt lên khoảng 110 USD một thùng barrel. Cùng thời gian ấy, cuộc cách mạng Hồi giáo diễn ra ở Iran đã khiến cho vòng cương toả của phương Tây đối với nguồn năng lượng dầu mỏ ở Trung Đông suy yếu hẳn.

Giá dầu thô tăng cao khi Liên Xô tham chiến ở Afghanistan đã giúp cho khối đồng minh có được những lợi thế và khả năng đối đầu với phương Tây trong Chiến tranh Lạnh. Người dân Liên Xô khi ấy cũng được chính quyền chu cấp tốt hơn từ khi giá dầu tăng cao.

Andrew Critchlow cho rằng, tình thế năm xưa nay vẫn có thể đúng bởi đến nay, thu nhập ngoại tệ chính của Nga vẫn chiếm khoảng 70% tiền từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ.

Trong thập niên 70, khi đưa cỗ máy chiến tranh đến Afghanistan, Liên Xô đã trực tiếp đe doạ hành lang năng lượng sống còn của phương Tây ở Vùng Vịnh, nơi sở hữu những giếng dầu cung cấp cho các khách giàu có của Mỹ.

Nhà báo Andrew Critchlow nói rằng, trước đây, Liên Xô cho quân hiện diện ở Trung Đông xuất phát từ một nguyên nhân chính mà ông ta cho là để duy trì giá ở mức cao để Kremlia có thể giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh.

Mục đích của Liên Xô khi ấy là đánh thẳng vào nguồn cung, tạo ra những “cơn đau đớn và tổn thất lớn” cho các quốc gia tiêu thị nhiều dầu mỏ để phát triển công nghiệp ở phương Tây, trong đó, đứng đầu là Mỹ.

Tuy nhiên, chiến lược của Liên Xô đã không thành công khi giá dầu bắt đầu giảm mạnh trong 1 thập niên liên tục. Kế hoạch chiến lược được cho là đã phá sản buộc nước Nga của Mikhail Gorbachev khi đó phải tiến hành các cuộc cải tổ vốn được biết đến với cụm từ “Perestroika” nhưng sau đó, hậu quả ghê gớm của nó là sự sụp đổ của nhà nước Liên Xô.

Trong con mắt của phương Tây, Tổng thống quyết đoán Vladimir Putin giống như một sản phẩm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nhiều người cho rằng nhà lãnh đạo Nga cũng có nguy cơ đưa nước Nga hiện nay lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trong như đã từng xảy ra trong quá khứ qua việc triển khai quân đội tham chiến ở Syria.

Andrew Critchlow cho rằng, trong quá khứ, việc thao túng, làm sụp đổ giá trị của dầu đã từng được Mỹ tiến hành đạo diễn thông qua các đồng minh lớn của mình ở Trung Đông như: Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc A Rập thống nhất (UAE United Arab Emirates), Qatar và Kuwait.

Biên tập viên có quá trình nghiên cứu và theo dõi tình hình Trung Đông rất sau sắc này cho rằng nước Nga hiện nay đang lâm vào tình cảnh suy thoái kinh tế lần đầu tiên kể từ mốc năm 2009, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu suy giảm liên tục trong khi thu nhập chính của nền kinh tế Nga đến từ xuất bán dầu mỏ và khí đốt.

Rúp, đồng tiền của Nga đã mất giá khoảng 43% so với đồng USD trong 12 tháng vừa qua trong khi lạm phát đạt mức cao nhất trong vòng 13 năm qua.

Trong trường hợp giá dầu tiếp tục giảm khoảng 1 năm nữa ở mức dưới 50 USD/thùng thì những người gánh chịu hậu quả đầu tiên có thể là những người dân Nga. Có thể người ta sẽ chất vấn vì sao ông Putin lại đưa nước Nga vào một cuộc đối đầu với Mỹ.

Tương tự, nếu thị trường dầu mỏ vẫn được cung thừa khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày và cả Nga và Saudi Arabia đều không sẵn sàng cắt giảm sản lượng thì cuộc trinh phạt quân sự nhằm vào IS và bảo vệ ông Assad ở Syria (mà mục đích chính là buộc các nước tham gia liên minh Mỹ ở Trung Đông phải đàm phán) của Tổng thống Nga Putin có thể trở thành một thùng thuốc súng làm phá sản chiến lược của Moscow.

  Nga tấn công quân sự ở Syria có liên quan gì đến cuộc chiến giá dầu? - Ảnh 2

Chống khủng bố không phải là lý do duy nhất của của quân đội do ông Putin lãnh đạo

Chính vì vậy, theo nhà báo Andrew Critchlow, việc Nga ném bom các mục tiêu ở Syria hay triển khai bộ binh đến nước này cho tới nay mới chỉ tác động nhẹ đến vấn đề giá dầu. Nhưng, tình thế này có thể nhanh chóng chuyển biến đáng kể bởi 3 lý do sau đây:

Thứ nhất, Nga đánh bom vào các mục tiêu ở Syria sẽ buộc Saudi Arabia và các đồng minh dầu mỏ của Mỹ ở khu vực phải “đặt cược” mạnh hơn. Đây cũng chính là những quốc gia cung cấp tài chính cho các lực lượng đối lập, thậm chí là cả IS ở Syria.

Saudi Arabia chắc chắn sẽ buộc phải rút nhiều tải sản ở nước ngoài (trị giá ước chừng khoảng 73 tỷ USD) về nước để chống đỡ và gia cố nền kinh tế để có thể tiếp tục cung cấp, hỗ trợ tài chính cho một cuộc chiến dai dẳng chống lại các phiến quân và phong trào ủng hộ Iran ở biên giới phía nam giáp Yemen.

Cũng giống như Nga, Saudi Arabia cũng phải chịu áp lực lớn từ hiện tượng giá dầu mỏ tục dốc. Chính quyền nước này (Vua Salman) cũng đang hứng chịu nhiều chỉ trích điều hành, nói thẳng ra là bơm quá nhiều dầu, vượt quá nguồn cung theo chỉ đạo của nước khác.

Áp lực này cũng reo rắc nỗi lo sợ rằng gia đình hoàng gia của Vua Salman ở Saudi Arabia có nguy cơ tan vỡ.

Saudi Arabia buộc phải đứng trước lựa chọn liên quan chặt chẽ đến sự tồn vong của gia đình hoàng gia Salman đó là duy trì sản lượng khai thác dầu hiện nay để thực hiện chiến tranh giá dầu theo chiến lược của Mỹ hoặc phải cắt giảm sản lượng để nguồn cung thấp đi buộc giá dầu mỏ tăng trở lại.

Thứ hai, sự hiện diện quân sự của Nga ở Syria,Trung Đông sẽ làm gia tăng căng thẳng vốn đã đang trong tình trạng sôi sục từ trước. Trung Đông là nơi sản xuất và cung cấp 1/5 lượng dầu mỏ và khí đốt cho toàn bộ thế giới.

Mặc dù rủi ro chính trị ở Trung Đông hiện nay không thể phản ánh trong cuộc chiến giá dầu nhưng mỗi thùng dầu thô vẫn chỉ có giá trị dưới 50 USD kéo dài thì điều đó có nghĩa là ông Putin sẽ phải thiết lập một căn cứ đủ mạnh, đủ lâu để đạt được mục tiêu chiến lược của mình là đẩy giá dầu lên cao bởi có thể Moscow đã đánh giá rằng, gia đình hoàng gia cầm quyền ở Saudi Arabia có thể không chịu đựng được lâu bằng Nga nếu giá dầu cứ đi xuống.

Cuối cùng, Nga đang từng bước hỗ trợ và liên kết với các kẻ thù của Saudi Arabia, đáng chú ý nhất là Iran.

Với Iran, mặc dù Tehran đã được hứa hẹn sẽ được dỡ bỏ cấm vận về kinh tế nếu từ bỏ các chương trình hạt nhân gây tranh cãi. Nhưng, đến nay, một giải pháp cuối cùng vẫn chưa đi vào thực tiễn.

Bản thân Iran cũng gánh chịu áp lực và hậu quả từ trừng phạt kinh tế và giá dầu tụt dốc. Đây là một trong những nguyên nhân kiến nước này không tối đa hoá tiềm năng khai thác dầu mỏ và chắc chắn Tehran cũng muốn giải quyết vấn đề này.

Hợp tác chiến lược với Nga sẽ mở ra cơ hội cho dầu mỏ Iran được khai thác nhiều và bán được với giá cao hơn.

Với các hành động ủng hộ Syria – đồng minh quan trọng của Iran ở Trung Đông được thể hiện như hiện nay, Tehran có lẽ đã mạnh dạn hơn trong việc thử kiểm tra tiềm lực của Saudi Arabia khi tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC chuẩn bị nhóm họp vào tháng 12 tới đây.

Chính vì vậy, nhà báo của tờ Telegraph cho rằng, sự can thiệp quân sự trực tiếp của Nga vào Syria chắc chắn có liên quan mật thiết với cuộc chiến giá dầu. Và, với 12 tháng tiếp theo đây, trong trường hợp chiến lược của Nga không thu được kết quả, hậu quả đối với Nga và cả Saudi Arabia là nghiêm trọng.

Trong trường hợp ngược lại, chắc chắn giá dầu thô sẽ bắt đầu tăng.

* Nội dung bài viết phản ánh quan điểm và phân tích của cá nhân nhà báo Andrew Critchlow. Thông tin chỉ có giá trị tham khảo giúp độc giả có thêm những nhận định, đánh giá đa chiều, đa cạnh về sự kiện đang được cả thế giới quan tâm

Hoà Bình

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.