Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
(Tình hình Biển Đông) – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ra Biển Đông để tăng cường chủ trương tự do hàng hải.
Dư luận quốc tế đang đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh sự hiện diện trong khoảng thời gian 3 giờ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm thứ Năm (5/11) trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở Biển Đông.
![]() |
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh Sina |
Thông thường, việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tham quan tàu sân bay hoàn toàn không phải hiếm gặp. Nhưng chuyến thăm này được dư luận quan tâm là bởi vị trí của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt neo đậu ở khu vực lân cận Malaysia và “ván bài ngửa” giữa Trung-Mỹ ở Biển Đông, đặc biệt sau khi Mỹ điều tàu khu trục áp sát các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở khu vực này.
Theo Nhật báo phố Wall, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ra Biển Đông để tăng cường chủ trương tự do hàng hải.
Động thái này của ông Ashton Carter là để phát đi tín hiệu cứng rắn với Trung Quốc: “Mỹ có thể tiến hành điều động binh lực ở Biển Đông, sẽ không chấp nhận cục diện Trung Quốc kiểm soát khu vực này”.
Nhưng, đồng thời, ông cũng cần cân bằng yêu cầu mở cửa đối thoại với Trung Quốc ở trong nước.
“Cấu trúc an ninh châu Á mà Mỹ theo đuổi là, chúng tôi không muốn tạo ra bất đồng. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc tham gia vào cấu trúc an ninh của châu Á, chứ không phải là từ bỏ nó” – Ông Carter nói.
![]() |
Tín hiệu mà Mỹ muốn phát đi trong chuyến thăm tàu sân bay trên Biển Đông của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter là gì? |
Trong khi đó, “Thời báo Tài chính” Anh cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tận dụng cơ hội tham quan tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông đế phát đi một lời cảnh cáo mang tính tượng trưng cao đối với Trung Quốc.
Ông Carter nói: “Khu vực này có rất nhiều quan ngại đối với Trung Quốc. Rất nhiều quốc gia của khu vực này đến tìm Mỹ, yêu cầu chúng tôi và họ gia tăng hợp tác, để chúng tôi có thể duy trì hòa bình ở đây”.
Đồng thời, ông cảnh cáo, Biển Đông tồn tại “yêu sách và quân sự hóa quá mức, chủ yếu đến từ Trung Quốc”.
Theo bài báo, mặc dù Mỹ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng quân sự cấp bách hơn (từ các phần tử cực đoan IS ở Syria và Iraq đến xung đột Ukraine), nhưng, so với bất cứ trường hợp nào khác, ở Tây Thái Bình Dương đang nổi lên cuộc cạnh tranh giữa Mỹ-Trung, trong 20 năm tới sẽ quyết định cán cân sức mạnh toàn cầu ở mức độ lớn hơn, quyết định Mỹ phải chăng có thể tiếp tục làm một quốc gia trung tâm của hệ thống quốc tế hay không.
Nguyễn Hoàng