Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyển động thời sự châu Á đáng chú ý nhất tuần vừa qua
Sunday, November 8, 2015 21:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở Biển Đông, quan chức an ninh Nhật Bản đến Cam Ranh.

Chuyển động thời sự châu Á tuần qua đánh dấu bằng một loạt những sự kiện chính trị nổi bật như Chủ tịch TQ Tập Cận Bình thăm Việt Nam trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt khẳng định quyền tự do hàng hải, thách thức tuyên bố chủ quyền trái phé Trung Quốc còn Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thăm quân cảng chiến lược Cam Ranh của Việt Nam….

Cùng với bản tin thường kỳ “Chuyển động quân sự châu Á tuần qua”, báo điện tử Người Đưa Tin hàng tuần sẽ tổng hợp, trích dẫn, đánh giá và đưa ra một số nhận định về các sự kiện có tính chất thời sự nổi bật ở khu vực châu Á trong bản tin “Chuyển động thời sự châu Á tuần qua” với hy vọng giúp độc giả bận bịu có được một bản tin toàn cảnh, phản ánh những sự kiện thời sự quốc tế đáng quan tâm nhất ở khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thăm cảng chiến lược Cam Ranh

  Chuyển động thời sự châu Á đáng chú ý nhất tuần vừa qua - Ảnh 1

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản – Gen Nakatani bắt tay quan chức đại diện của Bộ Quốc phòng Việt Nam tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa sáng 5/11/2015.

Sáng 5/11/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đến sân bay thuộc quân cảng Cam Ranh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Chuyến thăm của ông Gen Nakatani không được báo chí trong nước đề cập nhiều ngoại trừ một số trang báo điện tử lớn, trong đó, chỉ có một trang báo đưa tin cập nhật, chi tiết về chuyến thăm của quan chức đứng đầu quân đội Nhật Bản.

Báo chí chính thống của Nhật rất quan tâm và đưa tin khá nổi bật về sự kiện này.

Chuyến đi này của ông Nakatani được tiến hành sau khi ông vừa tham dự hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng tại Kuala Lumpur, Malaysia và đã đặt chân tới TP HCM trước khi lên máy bay tới quân cảng Cam Ranh.

Theo nhận định của giới chuyên gia, kể từ sau Thế chiến II, chưa bao giờ Nhật Bản quyết liệt trong chính sách ngoại giao và quốc phòng như dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe.

Theo chuyên gia, nhà bình luận quân sự Australia – Carl Thayer, sự xuất hiện của bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cùng thời điểm chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tạo một số lợi thế nhất định cho Việt Nam.

Báo Nikkei của Nhật Bản cho rằng Tokyo đã lên kế hoạch đưa tàu tới Cam Ranh, Khánh Hòa lần đầu tiên vào năm 2016 sau khi có sự cho phép của Việt Nam. Phía Nhật Bản cho biết, các tàu của Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ tới Cam Ranh để tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm và các vật tư khác.

Bản tin của hãng Reuters nói rằng, Việt Nam cho phép tàu chiến Nhật vào cảng Cam Ranh. Thỏa thuận là kết quả của cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng. Hãng tin Kyodo cho biết, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Nakatani cũng xác nhận về kế hoạch tiến hành cuộc diễn tập chung đầu tiên giữa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Việt Nam. Mặc dù vậy, phía Việt Nam chưa thông tin về thỏa thuận này.

  Chuyển động thời sự châu Á đáng chú ý nhất tuần vừa qua - Ảnh 2

Cam Ranh là cảng biển, căn cứ quân sự chiến lược của Việt Nam. Nga, Mỹ, Nhật, thậm chí cả TQ cũng rất quan tâm đến việc muốn có hiện diện quân sự của mình ở đây

Nhìn chung, giới quan sát đều cho rằng, chuyến thăm Cam Ranh nói riêng và Việt Nam nói chung của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cho thấy quan hệ quốc phòng ngày càng được thắt chặt giữa hai nước, đặc biệt sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 7/2015 và chuyến thăm vào tháng 9 mới đây tới Nhật Bản của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Thủ tướng Abe.

Ông Tập Cận Bình đến Việt Nam

  Chuyển động thời sự châu Á đáng chú ý nhất tuần vừa qua - Ảnh 3

Ông Tập Cận Bình và phái đoàn quan chức cấp cao của TQ thăm Việt Nam

Cũng trong sáng ngày 5/11/2015, ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc cùng đoàn tháp tùng đã đặt chân đến sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Khi ông Tập Cận Bình hội kiến với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, lãnh đạo Việt Nam khi đề cập đến những vấn đề còn tồn tại mâu thuẫn giữa hai nước đã thể hiện quan điểm rất rõ rằng:

“Bất đồng giữa hai nước về vấn đề Biển Đông là thực tế, nhưng quan trọng nhất là hai bên phải tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, kiểm soát tốt tình hình, phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, thông qua đàm phán giải quyết các mâu thuẫn một cách thỏa đáng, không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân, cùng nhau tạo dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định phục vụ mục tiêu phát triển của cả hai nước và của khu vực.

Bên cạnh việc tham gia các hoạt động ngoại giao, chứng kiến ký kết các văn kiện thúc đẩy hợp tác song phương, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu kéo dài khoảng 20 phút trước Quốc hội Việt Nam.

Trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình dùng nhiều cổ ngữ để nhấn mạnh việc “lấy chữ tín để làm bạn” cũng như tầm quan trọng chiến lược của mối quan hệ Việt – Trung cũng như thúc đẩy hợp tác song phương toàn diện giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay.

Đánh giá về bài phát biểu của ông Tập Cận Bình, một Đại biểu Quốc Hội của Việt Nam cho rằng ông Tập không đưa ra bất cứ hứa hẹn hay cam kết gì với Việt Nam về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc khi trả lời phóng viên báo Người Đưa Tin đã cho rằng, phát biểu của ông Tập Cận Bình “vừa là ngôn từ ngoại giao, vừa nói ra nguyện vọng tốt đẹp”.

Tuy nhiên, theo ông Dương Trung Quốc, “Chúng ta cứ lắng nghe, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải giữ được những lợi ích căn bản. Cũng như chúng ta thường hay nói về nguyên lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Vì thế, tôi nghĩ, nếu chúng ta biết tranh thủ cơ hội là tốt nhưng chúng ta cũng cần phải tỉnh táo”.

Phát biểu sai trái của ông Tập Cận Bình tại Singapore

  Chuyển động thời sự châu Á đáng chú ý nhất tuần vừa qua - Ảnh 4

Ông Tập Cận Bình bắt tay Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Cuối ngày 6/11/2015, ngay sau khi rời Việt Nam, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến công du đến quốc đảo Singapore.

Một ngày sau đó, tức 7/11/2015, phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore khi đến thăm đảo quốc Sư tử kế tiếp chuyến thăm chính thức Việt Nam, ông Tập Cận Bình lại đưa ra và lặp lại tuyên bố một tuyên bố khó có thể chấp nhận.

Ông Tập Cận Bình mặc nhiên nói rằng: “Các đảo ở Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại, cho rằng “những hòn đảo của Trung Quốc” trên Biển Đông đang bị các quốc gia láng giềng chiếm đóng, những hoạt động xây dựng của Bắc Kinh trên Biển Đông là nhằm mục đích hòa bình và Bắc Kinh sẽ phải bảo vệ (cái gọi là- PV) chủ quyền và lợi ích hàng hải của mình”.

Những tuyên bố này không khác gì những lời lẽ sai trái, biện hộ, đổ lỗi và vu cáo cho các nước khác, trong đó có Việt Nam, nơi ông Tập Cận Bình vừa thăm viếng.

  Chuyển động thời sự châu Á đáng chú ý nhất tuần vừa qua - Ảnh 5

Vợ chồng ông Tập Cận Bình ăn trưa thân mật với vợ chồng Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong khuôn viên Vườn thực vật quốc gia Singapore.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tàu sân bay ở Biển Đông

  Chuyển động thời sự châu Á đáng chú ý nhất tuần vừa qua - Ảnh 6

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và quan chức Malaysia đi máy bay lên tàu sân bay ở Biển Đông

Ngày 5/11/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt với thời gian 3 tiếng đồng hồ cùng một quan chức an ninh Malaysia. Đáng chú ý là chiếc hàng không mẫu hạm này đang hiện diện ở Biển Đông, khu vực lân cận Malaysia, nơi Bắc Kinh có tuyên bố chủ quyền phi pháp.

Giới quan sát cho rằng, việc ông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tham quan tàu sân bay hoàn toàn không phải là việc hiếm gặp. Nhưng, do vị trí của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt nằm giữa cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ ở Biển Đông gần đây nên nó đã khiến cho sự kiện này gây chú ý đặc biệt cho dư luận.

Trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, ông Ashton B. Carter nói với cánh báo chí rằng: Bên ngoài đang có rất nhiều quan ngại đối với hành vi của người Trung Quốc ở đây.

Ashton B. Carter còn cho biết, đối với tương lai của Mỹ, sự hiện diện của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông “là một tiêu chí cho thấy lực lượng quân sự Mỹ đóng vai trò cực kỳ quan trọng ở khu vực có ý nghĩa quan trọng như vậy”.

Theo ông Ashton B. Carter trước đó cũng nói rằng: Theodore Roosevelt từng đưa ra lời khuyên rằng, “nói chuyện cần hòa khí, nhưng trong tay cần có cây gậy lớn”. Nói đến vấn đề Biển Đông, ông chỉ ra, khu vực Biển Đông “từ lâu được cân bằng, nếu có người muốn phá vỡ sự cân bằng này thì rất gay go, tôi cũng không hy vọng điều này sẽ xảy ra”.

Sau khi lên hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt chỉ một ngày, ngày 7/11/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra tuyên bố nhấn mạnh rằng Mỹ cần có những chiến lược và vũ khí mới để đối phó với sự gây hấn của Trung Quốc, đồng thời khẳng định Washington sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông.

Cái bắt tay lịch sử giữa Mã Anh Cửu và Tập Cận Bình

  Chuyển động thời sự châu Á đáng chú ý nhất tuần vừa qua - Ảnh 7

Ông Tập Cận Bình và ông Mã Anh Cửu

Cũng trên đảo quốc Sư Tử Singapore, chiều 7/11/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cái bắt tay có tính chất lịch sử với lãnh đạo đảo Đài Loan Mã Anh Cửu sau quãng thời gian gián đoạn gặp gỡ cấp cao kéo dài hơn 6 thập kỷ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.

Ông Tập Cận Bình và ông Mã Anh Cửu sau đó đã tiến hành hội đàm kín. Theo đánh giá chung, cuộc hội đàm giữa hai ông Mã Anh Cửu và Tập Cận Bình đã diễn ra trong không khí “thân thiện và tích cực”.

Báo Straits Times phản ánh rằng, sau cuộc họp kín, chỉ 3 câu hỏi được chấp thuận trong cuộc họp báo do phía Đài Loan tổ chức, trong đó 2 câu từ phía truyền thông Trung Quốc và một từ phía Đài Loan trong khi rất nhiều câu hỏi được các phóng viên đặt ra.

Theo ông Mã Anh Cửu, “điều quan trọng là các nhà lãnh đạo của hai bên đã lần đầu thảo luận về “đồng thuận 1992””. Mã Anh Cửu cũng cho biết ông Tập ủng hộ ý tưởng của mình về việc thiết lập đường dây nóng giữa đôi bờ eo biển Đài Loan.

Khi được hỏi về hai bên đã bàn thảo về việc loại bỏ tên lửa Trung Quốc hướng về phía đảo Đài Loan hay không, ông Mã dẫn lời ông Tập cho biết các tên lửa đó không nhằm vào đảo. Khi được hỏi tại sao Mã Anh Cửu quyết định gặp ông Tập tại thời điểm này, lãnh đạo đảo Đài Loan khẳng định rằng ông ta chỉ còn 6 tháng tại vị trong khi ông Tập còn tới 7 năm lãnh đạo.

Đánh giá chung, quan hệ hai bờ giữa Trung Quốc và Đài Loan có thể sẽ ấm lên trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ khó có đột phá sâu vì xuất phát từ quan điểm và quyết tâm của mỗi bên. Ngoài ra, một vấn đề khác nữa không thể đó là yếu tố Mỹ, việc Trung – Đài xuất hiện đột phá cũng có thể đồng nghĩa với việc tính toán chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á có thể phá sản.

Đáng chú ý, trước khi cuộc gặp gỡ giữa ông Mã Anh Cửu và ông Tập Cận Bình được tổ chức ở Singapore, 1 trang mạng điện tử có tên Want China Times, tờ báo thường xuyên đưa tin, trích dẫn các báo cáo về hoạt động của đảo Đài Loan, chính trị nội bộ Trung Quốc đã bất ngờ thông báo đóng cửa.

Lý do của việc đóng của tờ báo này có thể xuất phát từ vấn đề chính trị. Hiện trang báo này vẫn chưa đưa ra giải thích chính thức nào về việc này ngoại trừ thông báo không xuất bản nhưng vẫn giữ nguyên các nội dung đã đăng tải.

Hòa Bình

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.