Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những lỗ hổng trong thỏa thuận ngừng bắn Syria khiến Nga ‘hưởng lợi’
Tuesday, February 16, 2016 23:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Dù phải trải qua nhiều vòng đàm phán với những bất đồng tưởng như không giải quyết nổi, thỏa thuận ngừng bắn ở Syria cuối cùng cũng được các cường quốc thế giới thống nhất hôm 12/2 tại Munich, Đức.

Thỏa thuận “chấm dứt tình trạng thù địch” này rõ ràng không thể coi là một hiệp định ngừng bắn thực sự nhưng lại được ca ngợi như một thành quả ngoại giao mang lại khoảng thời gian ngưng tiếng súng quý giá cho cuộc chiến đẫm máu kéo dài 5 năm qua ở Syria.

Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá thỏa thuận này vẫn ẩn chứa nhiều lỗ hổng và có khả năng không thể duy trì lâu dài.

Khái niệm về khủng bố

Nhóm Quốc tế Hỗ trợ Syria (ISSG), một tổ chức liên lạc gồm 17 quốc gia ở cả hai phe trong cuộc nội chiến, khẳng định thỏa thuận ngừng bắn này không áp dụng với phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Mặt trận al-Nusra thân al-Qaeda, cùng “các nhóm khác bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc coi là tổ chức khủng bố”.

  Những lỗ hổng trong thỏa thuận ngừng bắn Syria khiến Nga 'hưởng lợi' - Ảnh 1

Ngoại trưởng Nga – Mỹ là chủ tọa của phiên đàm phán 17 bên về hòa bình cho Syria

Điều này nghe có vẻ hợp lý, nhưng nó lại chính là lỗ hổng lớn trong bản thỏa thuận. Cả Nga và Iran đều coi tất cả các nhóm nổi dậy Syria quanh Aleppo – bao gồm cả phiến quân do Mỹ và phương Tây hậu thuẫn – là “khủng bố”.

Sự bất nhất về khái niệm “khủng bố” sẽ là một trong những chướng ngại vật cản trở thành công của thỏa thuận ngừng bắn.

Những diễn biến thực tế trên chiến trường vô cùng phức tạp. Trong khu vực do quân nổi dậy kiểm soát nằm giữa Aleppo và Thổ Nhĩ Kỳ, Mặt trận al-Nusra là một nhóm mạnh. Song nhóm này lại thuộc Jaish al-Fatah, một liên minh nổi dậy lớn do Thổ Nhĩ Kỳ và Arab Saudi hậu thuẫn.

  Những lỗ hổng trong thỏa thuận ngừng bắn Syria khiến Nga 'hưởng lợi' - Ảnh 2

Chiến binh Al-Nusra ở Aleppo. Ảnh: AFP

Các nhóm này mới là mục tiêu chính mà Nga nhắm tới trong các cuộc không kích, dù Moscow khẳng định họ đang đánh IS.

Từ trước tới nay, Mỹ luôn chia các nhóm nổi dậy ở Syria thành hai loại là “ôn hòa” và “cực đoan”, đồng thời tìm cách ủng hộ, hậu thuẫn các thành viên nhóm ôn hòa. Trong khi đó, Arab Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ không thực sự quan tâm đến cách phân loại này. Tuy nhiên, không bên nào mong muốn các nhóm nổi dậy trên bị ném bom.

Lỗ hổng thứ hai trong bản thỏa thuận ngừng bắn là quy trình thực hiện.

Thỏa thuận ngừng bắn Munich quy định một nhóm đặc trách do Nga và Mỹ đồng chủ trì sẽ “phân định” lãnh thổ giữa al-Nusra và IS, đồng thời giải quyết các tranh chấp phát sinh sau đó.

  Những lỗ hổng trong thỏa thuận ngừng bắn Syria khiến Nga 'hưởng lợi' - Ảnh 3

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (thứ 2 từ trái qua) và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov (ngoài cùng bên trái) tại phiên họp của Nhóm Quốc tế Hỗ trợ Syria (ISSG) ở Munich, Đức, hôm 11/2. Ảnh: Reuters

Nhưng khó khăn nằm ở chỗ các nhóm phiến quân đang hoạt động xen kẽ trên chiến trường xung quanh thành phố Aleppo và các vùng lân cận. Điều đó sẽ không ngăn chặn được việc Nga tiếp tục thực hiện các cuộc không kích nhắm vào phe đối lập nhân danh “tấn công khủng bố”.

Thời điểm thực hiện

Một điểm đáng chú ý nữa là thỏa thuận ngừng bắn này không có hiệu lực ngay lập tức, mà phải chờ ít nhất một tuần mới được thực thi.

Trong thời gian đó, Nga có thể đẩy mạnh chiến dịch không kích, yểm trợ quân đội Syria bao vây, cô lập thành trì Aleppo của quân nổi dậy, cắt đứt các tuyến đường tiếp tế từ Thổ Nhĩ Kỳ và giành lại lãnh thổ ở các khu vực khác.

Vitaly Naumkin, một học giả Nga am hiểu về chính sách Syria, hôm 10/2 cho hay một trong những mục tiêu quan trọng nữa của Moscow là “thiết lập bàn đạp ở Aleppo để phát động một cuộc tấn công quy mô vào các thành trì của IS ở miền đông”.

Tuyên bố của ISSG hôm 12/2 nhắc lại mục đích cao cả của nó là nhằm hướng tới một thỏa thuận chuyển giao chính trị trong 6 tháng tới.

Tuy nhiên, nếu Nga kiên trì theo đuổi giải pháp quân sự, thỏa thuận này sẽ mang đến cho họ những thắng lợi đắt giá.

Khi áp lực ở miền bắc giảm xuống và quyền kiểm soát của chính phủ Syria mở rộng hơn, động lực để loại bỏ ông Assad và cải cách chính phủ từ đây cũng sẽ ít dần.

Nói một cách khác, với thỏa thuận ngừng bắn Munich, Nga đã hy sinh ít nhưng lại thu lợi nhiều.

Thế Giới

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.