Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Khoa học và vũ trụ
Nhân vật Le Chiffre trong bộ phim James Bond “Casino Royale” hay các nhân vật ma cà rồng trong series phim truyền hình “True Blood” của HBO đã được khắc họa trên màn ảnh khả năng rơi những giọt nước mắt bằng máu như một cách thể hiện rằng những nhân vật này mang những khả năng đặc biệt khác với người thường.
Ngoài ra những giọt nước mắt máu này cũng làm tăng thêm sự gay cấn của bộ phim thông qua những cảnh tượng bi kịch xót thương.
Điều này đã khiến nhiều người thắc mắc rằng liệu thực sự có việc khóc ra những giọt nước mắt bằng máu giữa đời thực.
Theo một số những trường hợp đã được ghi nhận cho thấy rằng trên thực tế đã từng có những người khóc ra những giọt nước mắt màu đỏ thực sự.
Đây được coi là dấu hiệu của triệu chứng mang tên haemolacria, một tình trạng mà nước mắt của người đó được nhuộm một phần máu hoặc toàn bộ là đều là máu.
Mặc dù rất hiếm, nhưng đã có một vài trường hợp ghi chép trong các hồ sơ y tế. Vào cuối năm 2015, một cậu bé từ Antioch, bang Tennessee, Mỹ đã xảy ra hiện tượng chảy máu từ mắt sau khi gặp một vài cơn đau đầu dữ dội.
Máu không chỉ chảy ra từ mắt mà còn tuôn ra từ mũi và miệng, khiến cho các bác sĩ không khỏi đau đầu trước hiện tượng kì lạ này.
Các nhà nghiên cứu cho đến nay vẫn đang xác định nguyên nhân gây nên triệu chứng haemolacria từ nhiều năm nay và đã có được một số kết luận ban đầu. Một nghiên cứu năm 1991 đã cho rằng haemolacria có liên quan đến khả năng sinh dục ở nữ.
Trong số 125 đối tượng được kiểm tra (tất cả đều có sức khỏe tốt), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số những người phụ nữ đang trong thời kì kinh nguyệt thì có đến 18% có hiện tượng máu trong nước mắt, cao hơn so với chỉ 8 % ở đàn ông và 7 % ở phụ nữ mang thai.
Trong khi đó, không ai trong số những người phụ nữ sau mãn kinh trong nghiên cứu này cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của máu trong nước mắt của họ.
Những phát hiện này đã dẫn các nhà khoa đến kết luận rằng haemolacria phát triển ở phụ nữ có nguyên nhân đến từ hormone. Còn với các trường hợp khác được cho là do các yếu tố như nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc mắt bị nhiễm trùng, cũng được biết đến là tác nhân gây chảy máu ở mắt, tuy nhiên các triệu chứng này thường mất đi sau khi bệnh được điều trị.
Một nguyên nhân nghiêm trọng hơn được cho là do các khối u bất thường ở tuyến lệ – nơi sản sinh ra nước mắt.
Bởi vậy, nếu bỗng một ngày bạn nhìn thấy những giọt nước mắt màu đỏ rơi trên má mình, rất có thể bạn đã mắc phải haemolacria – một trong những căn bệnh kì lạ và hiếm gặp nhất thế giới.
Theo Ngaynay
2016-02-01 23:26:14
Nguồn: http://tientri.net/khoa-hoc-va-vu-tru/tranh-cai-ve-hien-tuong-y-hoc-ki-bi-nhat-the-ky-khoc-ra-mau/