Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Đó là ý kiến của Bộ xây dựng liên quan đến câu chuyện sửa đổi một số điều trong Thông tư 36 của NHNN.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hiện đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư 36 về quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
![]() |
Thông tư 36 được sửa đổi hy vọng mang lại tích cực cho thị trường bất động sàn (BĐS). |
Mặc dù Bộ xây dựng chưa nhận được công văn trên tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng đã có một số ý kiến như NHNN nên cân nhắc lại một số ý: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn tối đa là 40%; quy định nâng mức trần các khoản phải đòi trong kinh doanh bất độn sản thuộc nhóm tài sản có hệ số rủi ro là 250%”.
Bởi lẽ, theo lý giải của Bộ Xây dựng thì trong giai đoạn 2011-2012, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung, lĩnh vực xây dựng, bất động sản, vật liệu xây dựn nói riêng. Trước tình hình này, để ổn định và phục hồi thị trường thì chính phủ cũng đã ban hành một loạt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Theo Bộ Xây dựng, sau hai năm thực hiện các giải pháp này đã có nhiều tác động tích cực đến thị trường bất động sản và mang lại hiệu quả rất lớn giúp thị trường bất động sản phục hồi tích cực thể hiện thông qua giá bất động sản đã ổn định, sát với giá trị thực sau một thời gian giảm sâu đến 30% so với thời kỳ sốt nóng của thị trường. Lượng giao dịch thành công, thanh khoản của thị trường liên tục tăng; cơ cấu hàng hóa bất động sản đã được điều chỉnh hợp lý, hướng đến nhu cầu thực và khả năng thanh toán thực của đại bộ phận người dân. Hàng tồn kho bất động sản liên tục giảm.
Cùng với đó là hàng loạt doanh nghiệp xây dựng, bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng đã thực hiện tái cơ cấu, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh qua đó đã vượt qua được khó khăn và từng bước ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động… thị trường bất động sản phục hồi cũng đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Có thể nói, yêu cầu vốn trên thị trường bất động sản hiện nay là rất lớn và chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn vay từ các ngân hàng.
Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, tính đến thời điểm hiện nay có khoảng 3.980 dự án phát triển khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đang triển khai với nhu cầu vốn đầu tư cần khoảng trên 4.400.000 tỷ đồng. Trong đó, lượng vốn cần vay các ngân hàng chiếm tới 50-60% tương đương khoảng 2.200.000-2.640.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng bất động sản hiện nay vẫn đang ở mức hợp lý với khoảng 392.000 tỷ đồng, chiếm dưới 10% trên tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng.
Đại diện Bộ Xây dựng, thứ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết: “Về tổng thể, hiện nay thị trường bất động sản vẫn đang trên đà phục hồi tích cực và đang được kiểm soát tốt hơn nhờ các chính sách, giải pháp đang thực hiện và những quy định pháp luật mới về bất động sản, nhà ở, chưa có biểu hiện rõ rệt về tình trạng sốt nóng và các dấu hiệu bất thường. Trong tình hình hiện nay, việc sử dụng các công cụ thị trường và quản lý để điều tiết, kiểm soát, đảm bảo thị trường bất động sản vận hành thông suốt, lành mạnh, hiệu quả là hết sức cần thiết nhưng cần được cân nhắc kỹ, có lộ trình, tránh tình trạng chụp giật và tác động xấu đến thị trường”.
Ông cho biết thêm: “Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, cân nhắc kỹ các yếu tố liên quan trong quá trình sửa đổi, bổ sung thông tư 36 theo hướng không gây đột biến và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để trực tiếp đầu tư dự án bất động sản và các hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn về chỗ ở vay vốn để mua nhà ở hoặc vay vốn để xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình cũng như các đối tượng thuộc diện thấp được hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở”.
Ngọc Diễm