Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Mặc dù cả hai cường quốc này đưa ra rất nhiều “mật ngọt” là các hỗ trợ để phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng các nước ASEAN đã không vồ vập nhận lấy chúng.
Tờ South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong ngày 16/5 đưa tin cho hay, các nước Đông Nam Á đang nỗ lực tìm cách cân bằng quan hệ ngoại giao khéo léo giữa Mỹ và Trung Quốc trước khi Tòa án Trọng tài Thường trực đưa ra phán quyết về tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Manila.
Theo đó, cả Bắc Kinh và Washington đều đang đẩy mạnh quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế và an ninh với 10 quốc gia thành viên ASEAN, tranh giành ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực.
![]() |
Mặc dù cả hai cường quốc này đưa ra rất nhiều “mật ngọt” là các hỗ trợ để phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng các nước ASEAN đã không vồ vập nhận lấy chúng. |
Mặc dù cả hai cường quốc này đưa ra rất nhiều “mật ngọt” là các hỗ trợ để phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng các nước ASEAN đã không vồ vập nhận lấy chúng.
“Nếu quan hệ giữa hai cường quốc này xấu đi, các nước ASEAN sẽ phải đối mặt với một tình thế khó xử. Các nước ASEAN cần duy trì quan hệ tốt với cả Bắc Kinh và Washington”, Lee Ying Hui, một chuyên gia về an ninh hàng hải tại Đại học công nghệ Nanyang, Singapore, cho biết.
Trong quan hệ phức tạp với Bắc Kinh và Washington, theo chuyên gia Lee, các thành viên ASEAN cần xem xét hai yếu tố gồm: mối quan hệ an ninh của họ với Mỹ và các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Yue Gang, một đại tá về hưu của Quân đội Trung Quốc, cho rằng việc ASEAN mời cả Mỹ và Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận chung trên Biển Đông gần đây là muốn thể hiện sự “vô tư và thống nhất của khối” trong quan hệ với hai ông lớn Mỹ-Trung.
Ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á tăng mạnh trong thời gian gần đây khi Bắc Kinh sử dụng đập nước ở thượng nguồn sông Me-kong như một đòn bẩy đối với các quốc gia hạ nguồn gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Trung Quốc, mặt khác, lại đang cố gắng tạo ra sự chia rẽ trong ASEAN và nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia nhỏ trong khối để tìm kiếm sự ủng hộ về vấn đề Biển Đông.
Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, cho biết Trung Quốc đã thực hiện “đòn bẩy kinh tế để tăng địa chính trị”.
“Trung Quốc đang tạo ra sự chia rẽ trong ASEAN. Các nước nhỏ hơn có xu hướng ủng hộ Trung Quốc hơn so với các quốc gia lớn hơn, trong khi quốc gia biển như Philippines có xu hướng đối đầu hơn,” ông nói.
![]() |
Các thành viên ASEAN xem xét hai yếu tố: mối quan hệ an ninh của họ với Mỹ và các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. |
Một số nhà phân tích nói rằng sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc gửi tàu tới vùng biển tranh chấp sẽ đẩy các nước láng giềng nhỏ hơn tiến gần hơn với Mỹ để bù đắp ảnh hưởng của Trung Quốc.
“Chiến lược của Bắc Kinh là nhằm chia rẽ lập trường chung của ASEAN đối với phán quyết của Tòa Trọng tài. Điều này thể hiện rõ ràng trong việc Trung Quốc loan báo đã đạt được sự ủng hộ của Campuchia, Lào và Brunei, dù cố tình làm sai quan điểm của các nước ASEAN nhất định”, ông Ian Storey, chuyên viên cao cấp của ISEAS-Yusof Viện Ishak Singapore cho biết.
Khi Trung Quốc tăng cường vận động hành lang của mình, Mỹ cũng đang củng cố sự hiện diện an ninh của nó. Bộ trưởng Quốc phòng của Ash Carter đã tuyên bố sẽ tăng cường liên minh quân sự giữa Washington và Manila. Trong tháng hai, Mỹ đã quy tụ các ngoại trưởng và nguyên thủ quốc gia ASEAN trong một hội nghị thượng đỉnh chưa từng có tại Sunnylands.
“Nhiễu loạn bởi sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc, ngày càng nhiều nước ASEAN nghiêng vào quỹ đạo của Mỹ,” Richard Javad Heydarian, một giáo sư khoa học chính trị tại Manila De La Salle nói.
Nhưng Sourabh Gupta, một thành viên cao cấp thường trú của Viện Washington dựa trên nghiên cứu Trung Quốc-Mỹ, cho biết các quốc gia Đông Nam Á cần phải xem xét nhu cầu phát triển của họ.
Cả Trung Quốc và Biển Đông đã được đề cập trực tiếp trong một tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh Sunnylands, cho thấy Mỹ cố gắng để gắn kết ASEAN vào cuộc đối đầu với đối thủ Trung Quốc của họ.
Cách hành xử khôn ngoan nhất trong mối quan hệ phức tạp này là đi theo con đường của Việt Nam, quốc gia đang cố gắng cân bằng mối quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ, Shashi Asthana, một thiếu tướng về hưu và giảng viên trưởng tại Viện United Service Institution of India nhận định.
Việt Nam, trên kinh nghiệm lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, sẽ không ngây thơ tin rằng một cường quốc nào sẵn sàng đổ máu vì mình một khi xung đột xảy ra. Sự cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Nga là cách tốt nhất giúp Việt Nam khi bị biến thành “con tốt” trên bàn cờ của các cường quốc và tranh thủ được sự ủng hộ của tất cả các bên trên con đường tự lập tự cường.
Hoàng Hải