Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Tàu khu trục lớp Shivalik, đây được coi là “huyền thoại” trong hệ thống thủy quân của Ấn Độ.
Cuối tháng 5, bộ Quốc phòng Ấn Độ quyết định điều bốn tàu chiến của hạm đội Phương Đông nước này triển khai tới khu vực biển Đông và khu vực Tây Thái Bình Dương. Nhưng lần triển khai này, bên cạnh tàu cỡ nhỏ, thì một tàu khu trục gây sự chú ý của các nhà quan sát quốc tế chinh là tàu khu trục lớp Shivalik, đây được coi là “huyền thoại” trong hệ thống thủy quân của Ấn Độ.
![]() |
Tàu khu trục Shivalik sẽ tham gia vào cuộc tập trận Malabar cùng hải quân Mỹ và Nhật tổ chức tại đảo Okinawa tháng 6 tới |
Theo hãng tin Reuters (Anh), các tàu của Ấn Độ sẽ có mặt tại Biển Đông bao gồm một tàu chiến lớp Deepak, tàu nhỏ lớp Kora. Và đặc biệt, hai tàu khu trục lớp Shivalik với khả năng mang theo các loại vũ khí như tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm và tấn công mục tiêu gần bờ sẽ có mặt trong lần “xuất quân” này. Dự kiến, các tàu chiến của hạm đội Phương Đông sẽ hoạt động trong vòng hai tháng rưỡi.
Thông cáo của bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết: “Lần triển khai hạm đội lần này dưới sự chỉ huy của Đô đôc S.V Bhokare là một hành động nhằm khẳng định khả năng thủy chiến của mình cũng như thể hiện cam kết đối với chính sách của chính phủ Ấn Độ.
New Delhi luôn coi trọng việc củng cố quan hệ hợp tác quân sự, nâng cao khả năng phối hợp hoạt động với hải quân của các nước trong khu vực. Dự kiến các tàu này sẽ xuất hiện tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, vịnh Subic của Indonesia, thành phố cảng Sasebo của Nhật Bản, thành phố Busan ở Hàn Quốc, thành phố Vladivostok của Nga và Port Klang ở Malaysia”.
Đội tàu của Ấn Độ cũng sẽ thực hiện các cuộc tập trận với Hải quân các nước mà họ đến thăm, coi đây là những quốc gia trong khu vực có tầm quan trọng chiến lược. Các tàu này cuối cùng sẽ tham gia vào cuộc tập trận Malabar cùng hải quân Mỹ và Nhật tổ chức tại đảo Okinawa (phía Nam Nhật Bản) vào cuối tháng 6 tới.
Hiện nay, hạm đội Phương Đông của Ấn Độ là hạm đội Hải quân lớn nhất nước này, sở hữu khoảng 60 tàu. Xét ở tiêu chí tốc độ hiện đại hóa quân đội nói chung và hải quân nói riêng thì Ấn Độ đang còn thua Trung Quốc.
![]() |
Cận cảnh con tàu huyền thoại Ấn Độ Shivalik |
Tuy nhiên, Ấn Độ đang có những bước tiến vững chắc trong khẳng định sức mạnh là cường quốc quân sự tại châu Á.Trong số những dự án hiện đại hóa quân đội nói chung và hải quân nói riêng của Ấn Độ, dự án tàu khu trục Shivalik được xem là một điển hình, huyền thoại cho hải quân nước này.
Tàu khu trục Shivalik là dự án đóng tàu khu trục nhỏ có khả năng tàng hình, hệ thống điện tử, vũ khí tiên tiến. Dự án này bắt đầu thực hiện năm 2001, cùng thời điểm tàu khu trực Trung Quốc Type-052C khởi đóng.
Song Trung Quốc chỉ mất 2 năm để hoàn thành chiếc tàu khu trục Type-052C đầu tiên. Trong khi đó, ra đời muộn hơn nhưng các nhà quan sát quốc tế nhận định “Shivalik vượt trội hơn rất nhiều so với Type-025C, hoàn toàn có khả năng đánh bại tàu chiến của Trung Quốc”.
Chuyên trang quân sự Indian Navy (Ấn Độ) nhận định, tàu khu trục huyền thoại Shivalik có khả năng tàng hình ưu việt, được trang bị hệ thống che chắn hồng ngoại và triệt tiêu âm thanh làm cho tàu khó bị phát hiện bởi các khí tài trinh sát.
Đây là hệ thống che chắn hồng ngoại do Canada phát triển, hệ thống này được đánh giá là hệ thống che chắn hồng ngoại hàng đầu thế giới hiện nay. Ngoài Nga, Mỹ, Pháp không một quốc gia nào có hệ thống che chắn hồng ngoại hiệu quả như vậy. Việc đưa vào sử dụng hệ thống che chắn hồng ngoại “hiện đại” này từng vấp phải sự phản đối từ phía Mỹ, điều này đã góp phần làm chậm tiến độ của chương trình.
Bên cạnh đó, khả năng tàng hình của Shivalik được đánh giá là ngang bằng với tàu khu trục nhỏ Visby của Thụy Điển và Lafayette của Pháp. Thậm chí, mức độ bộc lộ bức xạ hồng ngoại của Shivalik còn thấp hơn hai loại tàu chiến nói trên.
Để trinh sát các mục tiêu dưới nước, tàu được trang bị hệ thống định vị bằng âm thanh mảng pha gắn ở thân tàu và định vị bằng âm thanh mảng pha kéo. Trong khi đó, tàu khu trục Type-052C gần như không có khả năng tàng hình, “gót chân Asin” của tàu khu trục Trung Quốc chính là mức độ bộc lộ bức xạ hồng ngoại và bức xạ điện từ.
Phương Anh