Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Lá chắn’ hệ sinh thái Biển Đông bị đe dọa (2)
Monday, June 6, 2016 21:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Những hành động trái phép của Trung Quốc ở biển Đông đã dẫn tới một số nguy cơ làm giảm sự đa dạng của hệ sinh thái biển và gây cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản.

Xem thêm >>> Trung Quốc đã tàn phá môi trường sinh thái Biển Đông thế nào? (Kỳ 1)

Trang báo The Huffington Post dẫn lời GS Camilo Mora, Trưởng nhóm nghiên cứu ở ĐH Hawaii (Mỹ) cho biết: “Rất nhiều rạn san hô bị thiệt hại, chúng ta cần phải ngăn cản để chúng khỏi bị tàn phá. Nạo vét là một trong những điều điên rồ nhất làm ảnh hưởng tới các rạn san hô”.

Ông nhắc lại các công trình nghiên cứu trước đó đã chứng minh hoạt động nạo vét xây đảo nhân tạo có thể tàn phá hầu hết các rạn san hô và hệ sinh thái quanh đó đồng thời dẫn đến hậu quả nhiều loài sinh vật bản địa sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng.

  'Lá chắn' hệ sinh thái Biển Đông bị đe dọa (2) - Ảnh 1

Đội tàu nạo vét Trung Quốc ráo riết biến Đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo có đường băng dài 3.000 mét. Trong ảnh là việc xây cất đảo nhân tạo ở Đá Chữ Thập vào cuối năm 2014 – Ảnh: CSIS/Jane’s

Theo số liệu cập nhật từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS của Mỹ, tính đến ngày 25/9/2015, khoảng 1,3 km2 vùng biển bị chiếm dụng để xây đảo, dẫn đến một số lớn rạn san hô tại khu vực này vĩnh viễn biến mất.

Đi kèm với đó là các hoạt động như hút cát để san lấp mặt bằng, nạo vét các rạn san hô dưới đáy biển đã xáo trộn của các lớp trầm tích, đe doạ trực tiếp đến sự sinh tồn của không chỉ san hô mà còn với các sinh vật khác trong khu vực lân cận.

“Các rạn san hô được nạo vét, bị hút lên khỏi đáy biển và được bơm trở lại để bồi đắp mặt đất trên các đảo nhân tạo. Cách làm này đã tạo khoảng trống tại khu đất bị nạo vét dưới biển khiến các lớp trầm tích bị xáo động, chôn vùi và gây chết san hô bằng cách làm mất chức năng tự rửa trôi bùn cát khiến các rạn san hô dễ tổn thương và nhiễm bệnh.

Nghĩa là lượng san hô đã chết thì sẽ không bao giờ có thể hồi sinh. Bên cạnh đó, hoạt động nạo vét san hô cũng gây thiệt hại cho nhiều loài cá do nước biển có chứa cát lẫn với tảo san hô dễ gây trầy xước, gạt trôi các mô sống trên da của cá”, GS Mora giải thích thêm.

Các nhà nghiên cứu đã kêu gọi các bên liên quan cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này và sớm tìm ra phương hướng giải quyết trước khi các thực thể tự nhiên bị tàn phá nặng nề hơn. Các nhà nghiên cứu đã khuyến cáo nên thành lập một vùng biển bảo tồn mang tính chất đa quốc gia như trường hợp các khu vực được bảo tồn tại Nam cực.

“Các rạn san hô thực sự là những viên ngọc quý, chúng không nên bị phá hủy bởi sự ích kỷ và lòng tham của con người. Các quốc gia xung quanh biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc cần phải nhận ra giá trị của các quần đảo Trường Sa là một vùng hệ sinh thái phong phú và đảm bảo sinh kế của nhiều người”, Giáo sư John Macmanus tuyên bố trong báo cáo.

Phương Anh

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.