Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Tình hình biển Đông mới nhất ngày 10/6: Bất lực nhìn ‘vàng trắng’ bị huỷ diệt; TQ xây trạm nghiên cứu Biển Đông: Không loại trừ mục đích quân sự…
Bất lực nhìn ‘vàng trắng’ bị huỷ diệt (5)
Những hình ảnh ghi trong phóng sự điều tra của BBC là bằng chứng không thể chối cãi cho hành vi tàn phá hệ sinh thái của Trung Quốc tại Biển Đông.
Những sản phẩm chế tác từ vỏ loài sò tượng khổng lồ, nguyên liệu được mệnh danh là “vàng trắng” của biển từ lâu đã được kinh doanh rộng rãi tại thị trường Trung Quốc, bất chấp việc khai thác đánh bắt loài động vật này trên biển được coi là trái phép…
“Tôi đã từng được nghe nói rằng ngư dân Trung Quốc thường xuyên cố tình phá huỷ các rạn san hô gần nhóm đảo san hô thuộc quyền kiểm soát của Philippines, nhưng tôi vẫn chưa dám tin khi chưa chứng kiến tận mắt”, phóng viên Rupert Wingfield-Hayes nói trong báo cáo truyền hình trực tiếp quá trình tìm hiểu thực trạng vùng biển này vào tháng 12/2015…
TQ xây trạm nghiên cứu Biển Đông: Không loại trừ mục đích quân sự
Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực để thiết kế và xây dựng một trạm nghiên cứu dưới Biển Đông nhằm tìm kiếm khoáng sản và có thể sử dụng trong mục đích quân sự trong khu vực tranh chấp tại vùng biển này.
Chuyên gia Bryan Clark của Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược Mỹ nhận định với Bloomberg: “Trạm nghiên cứu này sẽ như một “trạm vũ trụ đại dương” nằm sâu 3.000 m. Con số 3000m thực sự là quá lớn, khi trước đây chưa từng có công trình do con người vận hành nào được đặt mục tiêu ở độ sâu như vậy, nhưng không có nghĩa là không khả thi.
Những tàu ngầm có người lái đều đã hoạt động ở độ sâu này gần 50 năm qua. Nhưng điều chúng ta cần lo ngại đó chính là tuyên bố của Trung Quốc, trạm nghiên cứu này sẽ cho phép con người hoạt động trong ít nhất 1 tháng dưới đây”…
Mô hình trạm nghiên cứu dưới đáy biển Trung Quốc dự tính xây dựng ở Biển Đông. |
không thể đạt đồng thuận về vấn đề Biển Đông
Năm thứ 8 liên tiếp được tổ chức, Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung (SED) đã trở thành diễn đàn cấp cao không thể thiếu trong việc giải quyết các bất đồng và mở rộng hợp tác giữa hai nước…
Trước khi đặt chân đến Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói, Mỹ coi việc Trung Quốc thiết lập ADIZ (Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông) là hành động “khiêu kích và gây mất ổn định”.
Những hiệu ứng gần đây về chính sách của Mỹ ở châu Á càng khắc sâu thêm sự mất lòng tin chiến lược giữa hai nước. Trên thực tế, điều này đã làm lu mờ đi tầm quan trọng của SED, vốn là nơi để giải quyết những bất đồng.
Theo học giả Feng Zhang tại Đại học quốc gia Australia (ANU), Mỹ đã lựa chọn đối đầu với Trung Quốc trước khi SED khai mạc. Bởi Mỹ không muốn giải quyết sự bất đồng một cách đơn giản trong vấn đề Biển Đông. Washington cũng có thể coi SED không phải là nơi phù hợp nhất để đề cập đến vấn đề này.
Khi nhắc đến Biển Đông, cả Mỹ và Trung Quốc đều chỉ nói quan điểm của nhau mà không bên nào chịu lắng nghe. Dường như việc thỏa hiệp là điều vượt quá tầm tay, học giả Feng Zhang nhận định…
TQ sẽ đối mặt với điều gì nếu phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài?
Chuyên trang National Interest đã có bài bình luận nếu Trung Quốc không tuân thủ quyết định củ PCA về vấn đề Biển Đông thì điều gì sẽ xảy ra.
Trung Quốc luôn đưa ra tuyên bố sẽ không tuân theo phán quyết PCA |
Chuyên gia Greg Raymond, thuộc Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy, Australia, nhận định: “So với Toà án Công lý quốc tế ICJ, PCA có ít có quyền lực hơn khi cơ quan này không có điều khoản nào tương đương với điều 94 của Liên Hợp Quốc (Điều 94 quy định bất kỳ bên nào trong một vụ kiện không tuân thủ phán quyết của tòa án thì có thể bị đưa ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét).
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng Bảo an có thể đưa ra kiến nghị hoặc quyết định buộc bên không tuân thủ phải thi hành phán quyết.
Chuyên gia Raymond nhấn mạnh, nếu Trung Quốc bác bỏ phán quyết của PCA đồng nghĩa với việc không tôn trọng luật pháp quốc tế. Như vậy, các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể nhóm họp và ra nghị quyết về vấn đề này…
Đài Loan bác tin chuyển 40 ngàn viên đạn ra đảo Ba Bình
Theo tờ Channel News Asia, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Lý Đại Duy khẳng định với phía Mỹ rằng tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Thế Khoan sẽ đưa thêm 40.000 viên đạn 40 mm cho hệ thống súng phòng không trên đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) không phản ánh kế hoạch của chính phủ Đài Loan.
Nhà ngoại giao Đài Loan nhấn mạnh thêm rằng Đài Bắc không có ý định làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và tân đặc sứ của nước này tại Mỹ sẽ gặp gỡ các quan chức Washington để tái khẳng định quan điểm này…
Lực lượng Đài Loan chiếm đóng trái phép trên đảo Ba Bình. |
Lê Thanh