Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nhìn từ lời xin lỗi của Formosa: Sàng lọc nhà đầu tư có trách nhiệm
Friday, July 1, 2016 21:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

“Chính phủ cần ủng hộ “có điều kiện” để sàng lọc những nhà đầu tư lành mạnh, có trách nhiệm”, ông Phạm Ánh Dương – cán bộ tổ chức hướng tới Minh bạch – khẳng định.

Chiều 30/6, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, gần 50 đại diện các bộ, ngành cùng các nhà khoa học đã chứng kiến Tập đoàn Formosa nhận lỗi, cam kết các trách nhiệm liên quan đến xử lý ô nhiễm, bồi thường kinh tế cho người dân vùng cá chết. Từ sự việc này, PV đã có buổi nói chuyện với ông Phạm Ánh Dương – cán bộ tổ chức hướng tới Minh bạch (cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế), phụ trách lĩnh vực kinh doanh, hỗ trợ cho các công ty và các tập đoàn coi trọng tính liêm chính trong kinh doanh – trao đổi xung quanh câu chuyện môi trường đầu tư minh bạch tại Việt Nam.

Ông đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư minh bạch của Việt Nam khi tiếp nhận các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài đầu tư vào?

Về vấn đề cải thiện môi trường đầu tư minh bạch tại Việt Nam, khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài đầu tư vào nước ta theo tôi nhận thấy chính phủ Việt Nam đang có nhiều hành động thể hiện nỗ lực trong hoạt động này.

Thực thi các công ước quốc tế và cam kết hội nhập, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện chính sách, luật pháp theo hướng ngày càng minh bạch, thông thoáng, không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Thể hiện qua các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ, với nội dung hỗ trợ cải cách hành chính, đặc biệt tháo gỡ các khu vực còn gây rắc rối cho các doanh nghiệp đầu tư như thuế, bảo hiểm xã hội, đất đai… Chính phủ cũng phân cấp mạnh hơn cho các cấp địa phương trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

  Nhìn từ lời xin lỗi của Formosa: Sàng lọc nhà đầu tư có trách nhiệm - Ảnh 1

Ông Phạm Ánh Dương – cán bộ tổ chức hướng tới Minh bạch (cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế)

Tuy nhiên môi trường dù có minh bạch tới cỡ nào bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Chúng ta cần phải lắng nghe tiếng nói doanh nghiệp, khu vực trực tiếp thụ hưởng việc xây dựng môi trường đầu tư minh bạch tại Việt Nam.

Vậy nên, khi lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy qua khảo sát của Ngân hàng thế giới vừa qua, có tới 91% doanh nghiệp cho biết, phải trả tiền, biếu quà khi giải quyết các công việc với cán bộ Nhà nước. Việc đưa tiền, biếu quà này có thể phá vỡ những nguyên tắc vận hành của nền kinh tế, làm sai lệch việc ra quyết định trong quá trình quy hoạch, thẩm định, cấp phép và thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh… trong đó có những vấn đề liên quan tới tác động môi trường.

Ở một khía cạnh khác, tôi muốn nhấn mạnh tới các dự án đầu tư thuộc phạm vi phải quan tâm tới các yếu tố môi trường. Theo tôi, từ khi lập quy hoạch, phê duyệt chủ trương đầu tư phải được thực hiện một cách minh bạch và thực chất hơn, có đầy đủ căn cứ rõ ràng, thuyết phục. Bởi giai đoạn này có nhiều yếu tố quan trọng liên quan đến tác động môi trường được quyết định như quy mô đầu tư, địa điểm đầu tư, công nghệ được sử dụng. Việc thẩm định các biện pháp bảo vệ môi trường của chủ đầu tư cũng phải đảm bảo công khai, minh bạch với trách nhiệm giải trình của cả chủ đầu tư và hội đồng thẩm định trên cơ sở tham vấn đầy đủ các bên liên quan. Đặc biệt cần lắng nghe các ý kiến phản biện khoa học, ý kiến người dân sống trong khu vực chịu ảnh hưởng.

Ông có thể đưa ra đánh giá về những tiến triển trong môi trường đầu tư tại Việt Nam?

Chúng ta có thể nhận thấy, đi cùng với những cải cách của Việt Nam, môi trường đầu tư đang dần được cải thiện theo chiều hướng tốt lên, nhưng tiến trình còn chậm. Quốc hội, Chính phủ đã nỗ lực trong việc điều chỉnh khuổn khổ pháp lý để phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế, tạo sân chơi minh bạch, bình đẳng hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực thi những cải cách này vẫn thường là thách thức lớn đối với Chính phủ trong những năm qua và nguyên nhân chủ yếu vẫn là nạn tham nhũng làm triệt tiêu động lực của cải cách. Những cải cách dù tiến bộ đến mấy sẽ phải được thực thi hiệu quả thì mới giúp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Đối với các hoạt động đầu tư của Formosa có tác động nhất định đến môi trường Việt Nam, nếu theo chuẩn minh bạch quốc tế trong kinh doanh thì tập đoàn này cần công bố, đảm bảo những yếu tố nào cho Việt Nam?

Chuẩn minh bạch quốc tế trong kinh doanh chủ yếu tập trung vào việc phòng chống tham nhũng, hối lộ và thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh. Vấn đề môi trường sẽ tham chiếu cụ thể đến các quy định, tiêu chuẩn có tính chất chuyên ngành. Dưới góc nhìn cá nhân tôi, đối với các dự án cần quan tâm về vấn đề môi trường, doanh nghiệp nên công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Bên cạnh đó, cùng với các biện pháp bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, đồng thời cam kết hợp tác tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý Nhà nước, và các tổ chức xã hội có quan tâm có thể thực hiện giám sát hiệu quả của các biện pháp này.

Mặt khác, các chủ dự án, doanh nghiệp đầu tư cũng nên sẵn sàng đối thoại cởi mở, minh bạch, công khai trên tinh thần hợp tác, xây dựng khi có những quan ngại về tác động môi trường của dự án. Tất cả những điều này sẽ giải đáp mọi băn khoăn của các bên về vấn đề tác động môi trường của doanh nghiệp.

  Nhìn từ lời xin lỗi của Formosa: Sàng lọc nhà đầu tư có trách nhiệm - Ảnh 2

Hình ảnh được cắt từ clip lãnh đạo tập đoàn Formosa xin lỗi được phát tại buổi họp báo chính phủ ngày 30/6

Tác động đến môi trường của Việt Nam trong hoạt động sản xuất và lãnh đạo tập đoàn Formosa đã gửi lời xin lỗi Việt Nam. Ông có thể đưa ra bình luận về động thái này?

Một công ty đã gây tác động đến môi trường đứng ra công khai xác nhận nguyên nhân và xin lỗi thì cá nhân tôi đánh giá đây là một hành động cho thấy doanh nghiệp đã nhận thức được trách nhiệm của mình.

Ngoài ra, tôi nghĩ doanh nghiệp cùng cần có hành động cụ thể để khắc phục phần nào những hậu quả môi trường mà họ gây ra. Đồng thời cam kết công khai thực thi các biện pháp cần thiết để đảm bảo không để xảy ra vấn đề này nữa. Và bản thân doanh nghiệp cũng cần hợp tác tạo điều kiện để cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội quan tâm có thể thực hiện giám sát hiệu quả việc thực thi những biện pháp bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Tốt hơn nữa trong tương lai, doanh nghiệp cũng nên chủ động khởi xướng hoặc tham gia vào các sáng kiến bảo vệ môi trường. Điều đó cũng sẽ giúp thể hiện nhận thức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cải thiện hình ảnh của họ.

Thái độ của Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ Formosa hoạt động với điều kiện đảm bảo môi trường. Cá nhân ông đánh giá thế nào về động thái này?

Tôi cho rằng đây là một động thái mang tính tích cực và xây dựng của Chính phủ Việt Nam. Để để phát triển bền vững thì bên cạnh thu hút đầu tư chúng ta cũng cần ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ pháp luật để các doanh nghiệp kinh doanh có lãi và lâu dài. Nhưng tôi cũng xin mở ngoặc là cần ủng hộ “có điều kiện” để sàng lọc được những nhà đầu tư lành mạnh và có trách nhiệm. Với những dự án đã để xảy ra tác động môi trường, cần phải được đánh giá lại và có điều chỉnh hợp lý cùng với những biện pháp cụ thể đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí về môi trường. Chủ đầu tư cũng cần cam kết ứng xử minh bạch, có trách nhiệm trong quá trình thực hiện đầu tư và tạo điều kiện cho công tác giám sát của các cơ quan Nhà nước hay các tổ chức xã hội có quan tâm.

Box: Ông Phạm Ánh Dương – cán bộ tổ chức hướng tới Minh bạch, thuộc Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Ông Phạm Ánh Dương đạt Chứng nhận Chuyên gia về Tuân thủ và Đạo đức Kinh doanh của Society of Corporate Compliance and Ethics (SCCE) một hiệp hội quốc tế về tuân thủ và đạo đức kinh doanh. Ông Dương đã có hơn 20 năm kinh nghiệm về quản lý tài chính, mua sắm, kiểm toán, quản lý rủi ro và tài chính vi mô. Ông Dương tham gia điều hành nhóm thúc đẩy liêm chính trong lĩnh vực kinh doanh, hợp tác với các công ty và các tập đoàn thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh trong khu vực tư hướng tới môi trường kinh doanh trong sạch và công bằng ở Việt Nam.

Phương Anh

Ông Phạm Ánh Dương – cán bộ tổ chức hướng tới Minh bạch, thuộc Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Ông Phạm Ánh Dương đạt Chứng nhận Chuyên gia về Tuân thủ và Đạo đức Kinh doanh của Society of Corporate Compliance and Ethics (SCCE) một hiệp hội quốc tế về tuân thủ và đạo đức kinh doanh. Ông Dương đã có hơn 20 năm kinh nghiệm về quản lý tài chính, mua sắm, kiểm toán, quản lý rủi ro và tài chính vi mô. Ông tham gia TT vào tháng Tư, 2013 và hiện là thành viên của Ban Giám đốc. Ông Dương tham gia điều hành nhóm thúc đẩy liêm chính trong lĩnh vực kinh doanh, hợp tác với các công ty và các tập đoàn thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh trong khu vực tư hướng tới môi trường kinh doanh trong sạch và công bằng ở Việt Nam.

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.