Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với Nga ở Syria. Nhưng sự khác biệt về quan điểm giữa hai nước khiến hợp tác vẫn chỉ là khả năng có thể xảy ra.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Moscow hôm 14/7 để bắt đầu cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày về tình hình Syria. Trong khi thông tin chính thức chưa được công bố, thông tin rò rỉ trên tờ Washington Post nói Washington sẵn sàng hợp tác với Moscow trong việc ném bom khủng bố IS, Mặt trận Al-Nusra.
Theo đó, Nga và Mỹ cùng chia sẻ thông tin tình báo về các mục tiêu quan trọng, trại huấn luyện, tuyến đường tiếp tế và trung tâm chỉ huy của nhóm khủng bố Mặt trận Al-Nusra, chi nhánh Al-Qaeda ở Syria. Các đợt không kích có thể do chiến đấu cơ Nga hoặc Mỹ tiến hành và việc thông tin liên lạc sẽ thông qua Nhóm Thực hiện Chung (JIC) có trụ sở ở thủ đô Amman, Jordan.
Có nhiều nghi ngại về khả năng đề nghị như vậy có thể được thực thi một cách hiệu quả. Trong khi Nhà Trắng khá kỳ vọng thì Lầu Năm Góc và giới chức tình báo Mỹ lại tỏ ra không chắc chắn. Quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói trên tờ Daily Beast rằng, Mỹ vẫn chưa thể tin tưởng Nga hoàn toàn để chia sẻ các thông tin cần thiết, để tạo thành một liên minh chiến đấu hiệu quả.
![]() |
Tổng thống Nga Vladimir Puitin trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 14/7 ở Moscow. Ảnh: Reuters. |
Nhiều quan chức Mỹ cũng quan tâm đến việc lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hơn là chiến đấu chống khủng bố.
“Cộng đồng tình báo cảm thấy không ngạc nhiên. Những báo cáo trước đó gợi ý rằng giới chức Mỹ muốn ngừng cuộc chiến chống IS về cơ bản để tập trung sang lật đổ chính phủ Assad”, tác giả Jason Ditz viết trên trang mạng AntiWar.com.
Trả lời trên đài Sputnik, nhà phân tích an ninh Mark Sleboda cũng bày tỏ sự nghi ngờ tương tự về khả năng Washington thực sự nghiêm túc trong việc hợp tác với Nga.
“Liệu đây có phải là một bước đi đột phá của chính quyền Obama hay đây chỉ là tín hiệu cho thấy chính quyền Obama đang bối rối và thậm chí không thể kiểm soát chính nội bộ của mình”, ông nói thêm.
“CIA và Lầu Năm Góc đang ở trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với việc mỗi bên hỗ trợ một lực lượng, chiến đấu lẫn nhau ở Syria. Một bên là người Kurd và bên kia là Quân đội Syria Tự do (FSA). Do vậy, vấn đề hiện vẫn chưa rõ ràng”, ông Sleboda nói.
“Nga rõ ràng muốn một cách tiếp cận trực tiếp, thẳng thắn để chấm dứt cuộc nội chiến này. Vấn đề nằm ở chỗ, đó không phải là điều mà phương Tây muốn”, Peter Lavelle, người dẫn chương trình Crosstalk của RT nói.
“Người Mỹ sẵn sàng để cuộc nội chiến này kéo theo nhiều người thiệt mạng hơn nữa, mở rộng cuộc chiến tranh ủy nhiệm trên mặt đất, bởi họ không chấp nhận sự tồn tại của chính quyền Assad ở Damascus”, Lavelle cho hay.
Cuối ngày 14/7, có thêm dấu hiệu cho thấy đàm phán giữa Washington và Moscow khởi đầu một cách chậm chạp. “Chúng tôi không hài lòng với tiến độ hợp tác quân sự Nga-Mỹ ở Syria. Chúng tôi tin rằng hợp tác quân sự toàn diện cần phải được thiết lập một cách nhanh chóng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Maria Zakharova nói với các phóng viên.
Bà Zakharova nói thêm, trong khi Mỹ có vẻ quan tâm đến hợp tác thì Nga tin rằng Washington không thể phá vỡ mô hình tư tưởng trong khứ về quan hệ Nga-Mỹ. “Chúng tôi tin rằng đây là trở ngại chính trong tiến trình hợp tác giữa hai nước”.
Phát biểu trong cuộc gặp với ông Kerry, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông hoan ngênh các nỗ lực mang tính xây dựng chung. “Từ cuộc trao đổi mới nhất với Tổng thống Mỹ Barack Obama, tôi tin rằng chúng ta không chỉ quyết tâm để mở rộng hợp tác… mà còn mong muốn một kết quả cụ thể”.
Đăng Nguyễn
2016-07-14 22:16:04