Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Sự thay đổi đáng kể trong lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề Syria và quan hệ với Nga là do ông Erdogan nhận thức rõ điều gì dẫn tới số phận bi thảm của Gaddafi, Hussein.
Kết quả của cuộc hội đàm gần đây giữa Tổng thống Nga Vladmir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại St. Petersburg, hai bên đã nhất trí thiết lập cơ chế ba bên bao gồm đại diện của các cơ quan tình báo, quân sự và ngoại giao mỗi bên.
Thổ Nhĩ Kỳ đang thay đổi lập trường về Syria
![]() |
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. |
Kể từ sau cuộc đảo chính bất thành đêm ngày 15/7, đã có sự thay đổi đáng kể trong lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Syria. Mối quan hệ giữa Ankara và Moscow cũng có sự cải thiện đáng kể.
“Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã nhất trí rằng chính phủ mới ở Syria phải cho phép tất cả mọi người được tự do thực hành tín ngưỡng của mình, nó phải toàn diện và thế tục”, cho biết Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Cavusoglu nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV.
“Tầm nhìn của chúng tôi về tương lai của Syria đồng nhất với Nga”, ông nói thêm. “Tình hình ở Syria ngày càng xấu đi mỗi ngày. Chúng tôi luôn luôn nói rằng chỉ có giải pháp chính trị mới có thể giúp bảo vệ cuộc sống của người dân Syria…”. Như vậy, rõ ràng là phía Thổ Nhĩ Kỳ không còn khăng khăng yêu cầu Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức ngay lập tức, nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ các nhóm nổi dậy ôn hòa.
Phía Nga đã yêu cầu Ankara đóng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và nhiều khả năng Ankara sẽ đáp lại đề nghị này. Kiểm tra việc thực hiện quyết định này sẽ không khó khăn với sự giúp đỡ của các vệ tinh giám sát. Điều này cũng sẽ giúp thiết lập một liên kết trực tiếp giữa các cơ quan tình báo và quân sự của các bên.
Lý do cho sự thay đổi trên là gì?
Theo Pravda, dự báo của Nga về các hành động của ông Erdogan có nhiều khả năng sẽ trở thành hiện thực vì tình hình hiện nay cho thấy dường như nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ những tháng gần đây đã nhận thức rõ nguyên nhân và ông không muốn có một kết cục bị treo cổ như Saddam Hussein hay bị hành quyết như Muammar Gaddafi hoặc thậm chí là lĩnh án chung thân như Mohammed Murs.
Ông Erdogan đã nhận thức rõ về những người đứng đằng sau số phận bi thảm của các chính trị gia trên và quyết định có một sự thay đổi vị thế giữa Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây.
![]() |
Tổng thống Nga Vladmir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái). |
Ông Erdogan hiểu rõ điều đó nên đã tiến hành một chiến dịch thanh trừng mạnh tay sau đảo chính, báo Nga nhận định. Erdogan cũng đưa ra hai tối hậu thư cho phương Tây. Tối hậu thư thứ nhất gửi đến Brussels, liên quan đến chương trình tị nạn yêu cầu EU không bãi bỏ chế độ thị thực với công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Tối hậu thư thứ 2 được gửi tới Washington về việc Ankara có thể sẽ suy nghĩa lại về việc trục xuất lực lượng NATO nếu không nhận được đủ sự hỗ trợ từ liên minh này.
Ankara cũng đưa ra tối hậu thư rằng không sớm thì muộn Mỹ cũng sẽ phải lựa chọn giữa một Thổ Nhĩ Kỳ dân chủ hay giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen.
Tờ báo Nga cho rằng có những dấu hiệu cho thấy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hiện quan tâm tới sự an toàn của cá nhân mình hơn là việc ở hay đi khỏi NATO. Nó cũng cho thấy rằng ông Erdogan muốn nhìn thấy một sáng kiến để thảo luận đến từ các quan chức NATO chứ không phải ngược lại. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một trong những lực lượng hiệu quả nhất ở châu Âu, mặc dù đã bị thanh lọc trong những tuần gần đây.
Với vị thế này, có khả năng ông Erdogan sẽ đưa Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO và đình chỉ quan hệ với phương Tây nếu Mỹ không dẫn độ giáo sĩ Gullen về nước. Do đó, theo Pravda, phương Tây không nên xem xét tối hậu thư của ông Erdogan với thái độ hoài nghi.
Bộ trưởng Cavusoglu cho biết trong một cuộc phỏng vấn với NTV rằng Mỹ đang hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ về việc dẫn độ giáo sĩ Gulen. Ông cũng cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu dẫn độ hai đại tá chạy trốn từ Ý.
Theo Pravda, Nga nên điều chỉnh để hợp tác thực dụng với Erdogan. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ phải hành động cứng rắn trong việc cắt giảm tất cả các kênh cung cấp cho những kẻ khủng bố IS ở Syria.
Một chính phủ độc lập của người Kurd ở Syria là điểm nhức nhối đối với Erdogan. Tuy nhiên, Nga có thể tận dụng lợi thế của mình, hứa hẹn rằng sẽ không có chính phủ như trong nhiệm kỳ tổng thống Assad. Ngoài ra, Nga cần phải thuyết phục Erdogan rằng các tổ chức mà ông ủng hộ như Ahrar al-Sham và Jaish al-Islam là tổ chức khủng bố, chứ không phải là các nhóm đối lập hiện đại.
“Washington từ lâu cho rằng Erdogan đã đi quá xa và nó thể hiện qua cuộc đảo chính, ông Vladimir Bruter, một chuyên gia tại Viện Quốc tế Nghiên cứu nhân đạo và chính trị nói với Pravda.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể đổ vỡ hoàn toàn, ít nhất là trong thời điểm hiện nay bởi cả hai đều phụ thuộc vào nhau. Mỹ không muốn mất Thổ Nhĩ Kỳ vì Ankara giống như một nhạc trưởng của chính sách Mỹ ở Trung Đông.
Hoàng Hải
2016-08-16 15:56:06