Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
“Kế hoạch B” sẽ phân chia các vùng lãnh thổ Syria thành các ốc đảo biệt lập, đứng đầu bởi những lãnh đạo trung thành với Washington.
Sputnik dẫn lời một số học giả đánh giá, những hành động của Mỹ trong thời gian qua tại Syria đang mang những nét dấu ấn từ “Kế hoạch B” được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra hồi tháng 2/2016.
Theo kế hoạch này, Washington đang tiếp tục thảo luận để tìm cách phân chia Syria thành nhiều ốc đảo, đứng đầu là những lãnh đạo trung thành với Washington và đồng minh – Stanislav Ivanov, một nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Kinh tế và Quan hệ quốc tế (IMEMO) viết trên tờ New Eastern Outlook.
Kế hoạch B của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ phân chia lãnh thổ Syria thành những ốc đảo biệt lập với chính phủ. |
“Bản chất kế hoạch B của Mỹ đối với Syria là sự phân định các vùng miền trở thành những ốc đảo và cách ly với chính quyền trung ương. Trong khi Bashar Assad vẫn đang nắm quyền, Washington và các đồng minh sẽ nỗ lực thúc đẩy phong trào ly khai trên khắp Syria để phá hoại bất kỳ quá trình hòa giải hòa bình cho cuộc xung đột tại nơi đây”, ông Ivanov cho biết.
Để thực hiện điều này, Washington vẫn đang dựa vào lực lượng Quân đội Syria Tự do, đồng thời cố gắng liên kết tham gia với nhiều nhóm chống chính phủ nhỏ lẻ khác một cách nhiều nhất có thể, bao gồm cả Turkomans, Huynh đệ Hồi giáo và tất cả các nhóm được mang danh “Hồi giáo ôn hòa.”
Ivanov nhấn mạnh, Washington rõ ràng đã nhận ra kế hoạch lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã thất bại. Bởi vậy, Mỹ giờ đây sẽ tập trung vào việc loại bỏ các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Raqqa và Mosul, đồng thời cố gắng mở rộng kiểm soát đối với Syria.
Hồi đầu năm 2016, Washington đã thiết lập một Liên minh Dân chủ tại các khu vực Kobani, Al-Hasakah, Al-Qamishli để lấy lại một số lượng lớn thị trấn dưới sự hỗ trợ của không quân Mỹ và lực lượng đặc biệt, bên cạnh đó chiếm được con đập chiến lược quan trọng trên sông Euphrates, cung cấp điện cho các thành phố và tỉnh Aleppo.
Tuy nhiên, để thực hiện kế hoạch đánh bại IS và lực lượng Hồi giáo cực đoan khác ở lãnh thổ Syria, Mỹ cần một thỏa thuận với Nga.
Các chuyên gia tin rằng các cuộc đàm phán về Syria giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga có thể sẽ sớm đơm hoa kết trái . Tuy nhiên, hai nước vẫn chưa đạt được thỏa hiệp về các nhóm đối lập được coi là “vừa phải” ở Syria.
Người đứng đầu ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã nhiều lần kêu gọi Washington tách quân nổi dậy Syria “vừa phải” ra khỏi các lực lượng “cực đoan” – trong đó đáng chú ý nhất là mặt trận al-Nusra Front, mà gần đây đã thay đổi tên thành Jabhat Fatah al-Sham.
Chính quyền Obama đã không giữ lời hứa của mình trong việc phân loại các nhóm được Mỹ hậu thuẫn ở Syria. Thay vào đó, theo một bức thư từ đặc phái viên Syria Michael Ratney của Mỹ do Reuters thu thập được, Washington muốn chính phủ Syria và Nga “tránh ném bom khu vực nơi mà các nhóm nổi dậy ôn hòa đang hoạt động, trong đó có Jabhat Fatah al-Sham, mà trước đây từng có liên hệ với khủng bố al -Qaeda.
Phát biểu với tờ Vzglyad.ru, Viktor Murakhovsky, cựu đại tá quân đội Nga nhấn mạnh rằng vấn đề này vẫn phụ thuộc vào trọng tâm là các cuộc đàm phán Nga-Mỹ.
“Câu hỏi chính là làm thế nào để phân định các lực lượng đối lập với Assad vào cái gọi là ‘vừa phải’ với ‘cực đoan’. Các bên cần xác định chính xác khu vực nào, vị trí nào mà Nga có thể đánh bom và không thể đánh bom. Tương ứng với điều đó, các bên cũng phân rõ ràng các khu vực mang trách nhiệm của mình”, ông Murakhovsky nói và nhấn mạnh rằng “người Mỹ đã trì trệ vấn đề này trong gần nửa năm”.
Trong khi đó, sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria lại càng làm phức tạp thêm tình hình. Các học giả Nga cho rằng chiến dịch “Euphrates Shield” của Thổ Nhĩ Kỳ có thể là một phần trong “Kế hoạch B” và thu hút sự chú ý đến một thực tế rằng Ankara và Quân đội Syria tự do (FSA) đang kiểm soát 60 chiều dài và 25 dặm chiều rộng khu vực dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan tiếp tục thúc đẩy việc tạo ra một “vùng cấm bay” ở miền bắc Syria – dọc theo biên giới phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ, nằm giữa Jarablus và trên bờ phía tây của sông Euphrates và Azaz. Theo giới chức Ankara, động thái trên có thể tạo điều kiện cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn.
Đồng thời, ông Erdogan cũng đang nắm giữ một cuộc đàm phán với Moscow về việc ngừng bắn tại Aleppo.
“Hiện tại chúng tôi đang phát triển một sự hợp tác đối với khu vực Aleppo. Chúng tôi đang thảo luận để thiết lập một lệnh ngừng bắn. Nó sẽ được thiết lập trước ngày Qurban Bayram tới đây (vào ngày 12/9)”, Daily Sabah dẫn lời ông Erdogan nói trong cuộc họp báo tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ Ankara sẽ theo kế hoạch của Mỹ ở Syria hay không.
Bình luận viên Anton Mardasov từ Svobodnaya PRESSA gọi hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là một bước đi tiến vào bên trong Syria. Ankara đã ngăn chặn việc tạo ra cái gọi là Liên bang miền Bắc Syria-Rojava từng được tuyên bố bởi đảng Dân chủ người Kurd (PYD) và đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd do Mỹ hậu thuẫn hồi tháng 3/2016.
Trong bối cảnh này, động thái của Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần lợi ích cho những lực lượng đang cố gắng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Mardasov nhấn mạnh rằng đồng thời Ankara đã dịu lại lập trường của mình về việc giữ ông Assad trong một chính phủ Syria chuyển tiếp.
Về phần mình, Jean Perier, một nhà nghiên cứu độc lập và chuyên gia về các vấn đề Trung Đông nêu quan điểm rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể tăng cường hợp tác về Syria với Nga, Trung Quốc và Iran trong khi quay lưng lại với Washington.
Minh Vũ
2016-09-06 22:24:07