Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tổng thống Mỹ Obama và nỗ lực “cứu” TPP
Friday, September 2, 2016 21:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Nhiều chuyên gia dự đoán, chuyến công du châu Á tuần này của Tổng thống Mỹ như một cách trấn an nhà lãnh đạo khu vực, ông sẽ dành chiến thắng thông qua TPP.

Bất chấp sự phản đối của hai ứng viên tranh cử cuộc chạy đua Nhà Trắng 2016 về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến công du châu Á vào tuần tới sẽ tìm cách “trấn an” các nhà lãnh đạo của khu vực rằng ông vẫn nắm quyền và dành chiến thắng trong việc “thuyết phục” phê chuẩn của chính phủ Mỹ đối với hiệp định thương mại 12 nước tham gia này.

Trong thông điệp Liên bang 2016, Tổng thống Mỹ Obama đã chỉ ra rất nhiều tích cực nếu Quốc hội Mỹ thông qua TPP

Theo The New York Times (Mỹ), Tổng thống Obama chính thức rời Nhà Trắng vào ngày 20/1/2017, nghĩa là còn chưa đầy 4 tháng nữa để thúc đẩu việc phế chuẩn TPP. Theo truyền thông Mỹ, ông Obama sẽ đến Trung Quốc để tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Á vào ngày 2/9, sau đó sẽ gặp các lãnh đạo Đông Nam Á tại Lào vào tuần kế tiếp.

Thông tin từ các trợ ký của Tổng thống Obama cho biết, chuyến đi này là một cách “tranh thủ” của Tổng thống da màu nhằm “trấn an” các đối tác (những nước thành viên châu Á tham gia TPP Nhật, Malaysia, Singapore, Brunei và Việt Nam) và bàn về tương lai TPP trong bối cảnh hiệp định này vấp phải nhiều sự chỉ trích từ Quốc hội Mỹ.

CNN điểm lại, trong suốt nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Obama luôn coi hiệp định thương mại TPP là bước chuyển trong chính sách đối ngoại của Mỹ sang châu Á, để đối trọng với thế lực kinh tế và quân sự đang lớn mạnh của Trung Quốc. “Nếu TPP được hình thành, Trung Quốc sẽ không phải là phía đặt ra các quy tắc trong “sân chơi” khu vực, mà người đó sẽ là chúng ta”, ông Obama nói trong Thông điệp liên bang năm 2016 về tầm quan trọng của hiệp định này.

Tổng thống Obama nói TPP sẽ thúc đẩy các chuẩn mực về lao động và môi trường, sẽ khắc phục những tồn tại mà các hiệp định trước đã vấp phải như Hiệp ước Thương mại Tự do Bắc Mỹ. Cũng theo quan điểm của ông Obama, TPP sẽ tạo cơ hội tiếp cận với thị trường có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới cho cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ.

Trong bài phát biểu hồi đầu tuần này, Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Obama nói với các phóng viên báo chí: “Tại khu vực này này (nhắc tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương), đây được coi là thị trường mới nổi lớn nhất thế giới và TPP được xem như là một “phép thử” về vai trò lãnh đạo của Mỹ. Ông Rhode nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ thụt lùi khỏi vai trò dẫn đầu, chúng ta sẽ phải nhường lại khu vực này để cho những nước khác tiến vào, chẳng hạn như Trung Quốc, nước không đặt ra những chuẩn mực cao cho các hiệp ước thương mại, nếu như chúng ta không đi đến cùng với TPP.”

Xong cho tới trước chuyến đi tới châu Á lần này, nỗ lực “thuyết phục” quốc hội thông qua TPP của ông Obama còn gặp nhiều khó khăn. Các chính trị gia trong nước tỏ ra hoài nghi về tương lai của hiệp ước thương mại này. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, ông Mitch McConnell trong tuần này vẫn nhắc lại: “Thượng viện sẽ không biểu quyết cho hiệp ước này trong năm nay”. Như vậy việc phê chuẩn hiệp ước này sẽ kéo sang nhiệm kỳ của Tổng thống mới.

Các ứng cử viên sáng giá cho “ghế” Tổng thống 2016 là ông Donald Trump của đảng Cộng hòa, bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ đều lên tiếng phản đối TPP, với lý do đưa ra là các hiệp ước thương mại trước đó sẽ làm mất đi công ăn việc làm ở Mỹ. Bà Clinton đã ủng hộ TPP khi còn làm ngoại trưởng cho ông Obama. Ông Donald Trump trong một bài phát biểu khẳng định Trung Quốc gần như sẽ không bị áp lực từ TPP. “TPP là một thỏa thuận được thiết lập để Trung Quốc tham gia, như cách họ luôn làm, thông qua cửa sau và hoàn toàn tận dụng được lợi thế từ tất cả các bên”, ông Trump nói.

Kết quả nghiên cứu về tác động kinh tế của TPP khác nhau, nhưng hầu hết đều cho thấy sẽ có rất ít tác động có ý nghĩa đối với kinh tế của Mỹ. Washington Times dẫn kết quả của của Viện viện nghiên cứu kinh tế Peterson (Washington) cho rằng TPP sẽ giúp tăng được 0,5% cho kinh tế của Mỹ sau 15 năm.

Đại diện Thương mại Mỹ dưới thời Tổng thống Cộng hòa George W. Bush Susan Schwab dự đoán: “Đã có những ứng cử viên Tổng thống chỉ trích chính sách thương mại của chính quyền tiền nhiệm, và rồi họ lại tìm ra được cách chấp nhận các chính sách đó khi họ đã lên cầm quyền. Trong số đó có Tổng thống Obama và cựu Tổng thống Bill Clinton.

Dù biết khả năng TPP được thông qua là rất thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể”. Lạc quan hơn, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nói rằng, các cuộc thăm dò dư luận hồi tháng 7 của NBC News/ Wall Street Journal hồi tháng 7 cho thấy 55% người Mỹ ủng hộ hiệp ước, và điều đó sẽ mở đường cho việc Mỹ thông qua TPP trước ngày 20/1 năm tới.

Phương Anh

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.