Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thuyền viên VN được giải cứu khỏi cướp biển Somalia như thế nào?
Friday, October 28, 2016 10:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Sau cuộc phóng thích của cướp biển Somalia mới đây, ba thuyền viên Việt Nam đã được trở về quê hương. Để đi đến ngày này có sự đóng góp không nhỏ của người đàm phán với cướp biển Somalia.

Các thuyền viên của tàu Naham 3 sẽ không bao giờ quên được một ngày vào năm 2012 khi họ bị rơi vào tay cướp biển Somalia.

Sáng sớm ngày 26/3, ở trên vùng biển xanh thẳm của Ấn Độ Dương, gần đảo Seychelles, một chiếc thuyền nhỏ bỗng lao về phía tàu Naham 3 và nổ súng.

“Cướp biển! Cướp biển”, thuyền trưởng hét lên nhưng rồi tất cả bất lực dưới sự khống chế của hải tặc.

Và sau buổi sáng định mệnh ấy là 4 năm rưỡi các thuyền viên bị giam cầm và chịu cảnh sống khổ cực, đọa đầy. Họ phải tồn tại trong điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt với chỉ một lít nước một ngày giữa sa mạc của Somalia, nơi mà nhiệt độ rất cao.

Họ có rất ít thức ăn nên thường xuyên phải bẫy chuột, chim, mèo rừng để ăn. Nhưng ám ảnh nhất với họ là phải chứng kiến cảnh 3 thuyền viên cùng đoàn phải bỏ đời nơi đất khách quê người trong đau đớn, ghẻ lạnh, trong đó hai người chết vì bệnh và một người bị bắn chết.

Cướp biển Somalia đã thả 26 thủy thủ châu Á bị giam giữ trong một ngôi làng chài nhỏ khoảng hơn 4 năm trước khi tàu của các thủy thủ bị hải tặc tấn công ở Ấn Độ Dương.

Và tất cả đã kết thúc khi mà mới đây các hải tặc cuối cùng đã nhượng bộ, chấp nhận giải phóng 26 thành viên còn lại của đoàn thủy thủ tàu Naham 3.

Để đi đến kết quả được giải phóng ngoài sự mong đợi này, ngoài sự may mắn còn là nỗ lực cực kỳ to lớn của các nhà đàm phán. Theo NewYorkTimes, các nhà đàm phán đã phải âm thầm làm việc trong nhiều năm để giải phóng được các thủy thủ của tàu Naham 3 khỏi tay cướp biển. Và trong đó, người có công đàm phán lớn nhất phải kể đến là ông Leslie Edwards, nhà đàm phán chính với cướp biển để giải cứu đội thủy thủ.

“Những tên cướp biển thường là những kẻ vô học, ngang tàng, manh động và tàn bạo. Chúng thường là các ngư dân nghèo đến từ các nước nghèo trong các gia đình nghèo. Chúng thường mơ về khoản tiền khổng lồ”, ông Leslie Edwards chia sẻ.

Các nhà đàm phán đã làm việc với các trưởng lão thị tộc ở Somalia để thuyết phục cướp biển chấp nhận một số tiền như là chi phí cầm giữ tù nhân trong 1.672 ngày. Các nhà đàm phán đã không tiết lộ số tiền.

Không phải ngẫu nhiên ông Leslie Edwards lại được chọn là người đàm phán chính với nhóm cướp biển. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm làm cố vấn đàm phán con tin chuyên nghiệp.

Ông là người có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với những kẻ bắt cóc trên toàn thế giới, giúp giải cứu nhân viên cứu trợ ở Iraq, các nhà báo ở Afghanistan, chủ công ty dầu ở Nigeria và con cái các doanh nhân giàu có ở Mỹ Latin.

Chia sẻ về kinh nghiệm đàm phán với cướp biển để thả các thuyền viên, trong một cuộc phỏng vấn, ông Leslie Edwards từng cho biết ông nắm rõ những thủ thuật và mưu mẹo cướp biển dùng để khiến các chủ tàu sợ hãi, nhằm đòi được tiền chuộc cao.

“Nhiều tên cướp biển Somalia rất khôn khéo và quyết liệt khi đàm phán, chúng sẽ nhanh chóng tận dụng lợi thế nếu nắm được thóp của bạn. Bạn phải cứng rắn, nhưng đồng thời bạn phải cho thấy bạn hiểu rõ quá trình đàm phán”, ông Leslie Edwards nói.

Ông Leslie Edwards cho biết lần đàm phán đầu tiên của ông với cướp biển Somalia là vào năm 2008. Khoản tiền chuộc một triệu USD được thống nhất chỉ sau hai tuần đàm phán – đây là số tiền vừa phải và quá trình diễn ra nhanh gọn. Tuy nhiên, lần đó ông gặp không ít khó khăn trong quá trình chuyển tiền.

“Chúng tôi đã điều một tàu kéo nên phải mất 14 ngày mới đến được điểm giao hẹn đưa tiền. Vì tàu gặp sự cố động cơ trên đường, chúng tôi nói với cướp biển rằng tàu có thể không đến kịp. Họ cho rằng chúng tôi nói dối và dọa rằng nếu chúng tôi không đến đúng hẹn thì họ sẽ giết thủy thủ đoàn”, ông Leslie Edwards nhớ lại.

Lần đó, vì quá lo sợ tàu không đến kịp, ông rơi vào trạng thái đau ngực dữ dội. “Tôi gọi điện hỏi bác sĩ để hỏi liệu tôi có bị đau tim hay không nhưng ông ấy trả lời: Ông chỉ căng thẳng quá thôi”, ông Leslie Edwards kể lại.

Mỹ Hạnh

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.