Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Động thái nhỏ thể hiện dấu hiệu quan hệ rạn nứt giữa Mỹ-Philippines?
Tuesday, December 13, 2016 21:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Lần đầu tiên trong 34 năm qua, Mỹ và Philippines thông báo sẽ không tổ chức cuộc diễn tập đổ bộ hàng năm vào năm 2017 mang tên PHIBLEX.

Động thái trên cho thấy quan hệ giữa hai bên ngày càng có nhiều nguy cơ rạn nứt kể từ sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nhậm chức vào tháng 5/2016.

Hơn 1.400 lính hải quân và thủy thủ tại Okinawa từ Lữ đoàn Viễn chinh Hải quân số 3 của Mỹ cùng 500 lính Philippines đã tham gia cuộc tập trận PHIBLEX lần thứ 33 được tổ chức vào tháng 10 vừa qua. Đây là cuộc tập trận thường niên với các nội dung diễn tập bắn đạn thật và huấn luyện đổ bộ.

Năm 2017, Mỹ và Philippines sẽ ngừng cuộc tập trận PHIBLEX.

Tuy nhiên, năm 2017, hai quốc gia sẽ tổ chức một cuộc tập trận khác với quy mô nhỏ hơn và tập trung vào tập huấn đổ bộ đối phó với thảm họa thiên nhiên và do con người gây ra.

“Cuộc tập trận PHIBLEX bao gồm nhiều bài huấn luyện khác nhau hơn, từ chỉ huy, điều quân, hậu cần, bảo vệ biên giới lãnh thổ cho đến hỗ trợ nhân đạo và đối phó với thiên tai”, ông Chuck Little, phát ngôn viên Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ ở Thái Bình Dương, nói.

Còn năm tới, cuộc tập trận dự kiến sẽ có các nội dung huấn luyện về an ninh mạng, an ninh hàng hải và chống khủng bố, tướng Rachel Nolan, một quan chức Mỹ ở Manila cho biết.

“Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận cho kế hoạch năm 2017, trong đó đảm bảo rằng các hoạt động huấn luyện quân sự và cam kết giữa Mỹ – Philippines vẫn được duy trì mạnh mẽ”, tướng Nolan nói.

Quan hệ giữa Mỹ và Philippines trở nên căng thẳng hơn kể từ sau khi ông Duterte nhậm chức vào tháng 5/2016. Hàng ngàn người đã bị giết trong chiến dịch này.

Chiến dịch trên đã khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama lên án về vấn đề nhân quyền tại Philippines, ngay lập tức ông Duterte chửi thề nhà lãnh đạo Mỹ, khiến ông chủ Nhà Trắng hủy bỏ một cuộc gặp với Tổng thống Philippines, kéo theo đó là một loạt những căng thẳng giữa hai bên.

Ban đầu, ông Duterte tuyên bố sẽ kết thúc tất cả những đợt tập trận chung với Mỹ, nhưng cho tới nay 2 nước mới chỉ đồng ý hủy bỏ một số cuộc tập trận, gồm PHIBLEX và CARAT, một cuộc tập trận hải quân.

Ông Carl Baker, một nhà phân tích quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận định rằng có sự thay đổi trên là do Tổng thống Philippines Duterte không muốn đối đầu với Trung Quốc.

Ông Baker cho hay Philippines nói rằng họ không muốn tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông và không muốn cùng nhau tập trận hàng hải tập trung vào nội dung tấn công và đổ bộ.

“Nhưng thực tế là Mỹ vẫn có cam kết và quan hệ sâu sắc với Philippines”, chuyên gia Baker nhấn mạnh. Theo ông, mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Philippines đang dần chuyển hướng về mục tiêu ban đầu là hoạt động cứu trợ nhân đạo và các nhiệm vụ cứu nạn trong thiên tai.

“Đó là những nội dung họ từng triển khai trong cuộc tập trận Balikatan, và đó cũng chính là lý do vì sao cuộc tập trận Balikatan không bị hủy bỏ”, chuyên gia khẳng định thêm.

Hồi tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter từng khẳng định rằng mối quan hệ giữa Philippines và Mỹ là kiểu quan hệ “bọc thép”. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm 8/12 lại tuyên bố trước báo chí rằng Philippines không muốn cho tàu thuyền và máy bay của Mỹ lợi dụng quan hệ với Philippines để tuần tra ở Biển Đông.

Tuy nhiên, sự căng thẳng giữa Mỹ và đồng minh lâu năm tại Đông Nam Á không kéo dài bao lâu. Ông Duterte dường như có xu hướng quan hệ tốt đẹp hơn với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người sẽ chính thức vào Nhà Trắng vào tháng 1 năm sau.

Đại tá về hưu David Maxwell, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh tại Đại học Georgetown nhận định rằng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng những gì ông Duterte nói trước công chúng và những gì ông thực sự ra lệnh cho quân đội Philippines.

“Nếu ông Duterte cho phép tiếp tục tập trận, dù với tên khác cùng với những phương thức mới, thì tôi nghĩ điều đó cũng cho thấy ông ấy muốn tiếp tục duy trì liên minh quân sự”, đại tá Maxwell nói.

Dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino III, mối quan hệ đồng minh quân sự giữa Philippines và Mỹ được tăng cường đáng kể. Hồi tháng 3/2016, hai bên đã công bố một kế hoạch cho phép sự hiện diện thường trực của binh lính Mỹ, đồng thời Philippines cho Mỹ khai thác 5 căn cứ quân sự để hỗ trợ triển khai luân phiên các lực lượng quân sự gần khu vực Biển Đông.

Từ trước tới nay, các nhà lãnh đạo quân sự Philippines luôn coi Mỹ là một đồng minh quan trọng đề kiềm chế Trung Quốc và tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Xem thêm: Nga đưa ‘kẻ hủy diệt’ tới Kaliningrad, thử ‘tình cảm’ Trump-NATO

Danh Tuyên

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.