Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đi tìm lời giải cho những bí ẩn lịch sử bằng kí ức tiền kiếp
Sunday, December 14, 2014 7:29
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Một số trường hợp của ngành tâm linh có thể giúp cảnh sát phá án, nhưng nếu kí ức tiền kiếp lưu giữ thông tin về những sự kiện lâu đời và cổ xưa thì rất có khả năng lĩnh vực này sẽ trợ giúp ngành khảo cổ đi tìm lời giải cho những bí ẩn lịch sử.

Meryet Nit, kí ức tiền kiếp, Joan Grant, Bài chọn lọc, ai cập cổ đại,

Joan Grant là tác giả của một quyển sách nổi tiếng xuất bản năm 1937 có tựa đề “Pharaoh có cánh” (Winged Pharaoh), trong đó bà viết về con gái của một vị Pharaoh tên là Sekeeta, một trong những hiện thân kiếp trước của bà. Những chi tiết bà thuật lại về Ai Cập cổ đại rất tương hợp với điều mà ngành khảo cổ đã phát hiện ra, thậm chí còn tiên đoán trước một số khám phá chưa được phát hiện. Tất nhiên, lịch sử giống như sương mù dày đặt che phủ, người ta không chắc chắn đươc liệu thông tin bà đưa ra có chứng minh bà từng sống vào thời đó trong quá khứ hay không.

Trường hợp tương tự, một sinh viên ở đại học Oxford qua thôi miên đã kể lại kiếp trước từng là thợ mộc Ai Cập xây cất mộ phần cho Pharaoh Den. Những gì chàng sinh viên kể lại được chứng minh là đúng, nhưng vẫn có người hoài nghi người sinh viên này đã học được các thông tin đó từ một nguồn nào khác.

Tác giả nổi tiếng HG Wells, người có thiện cảm với Grant, một lần đã động viên bà: “Điều quan trọng là bà đã trở thành một nhà văn” và bà nên giữ những bí mật đó trong lòng mình, cho đến khi “đủ mạnh mẽ để vượt qua lời đàm tiếu của những kẻ ngốc”.

Kí ức của Joan Grant

Meryet Nit, kí ức tiền kiếp, Joan Grant, Bài chọn lọc, ai cập cổ đại,

Một bìa giới thiệu cho cuốn sách ‘Winged Pharaoh’ của Joan Grant.

Joan Grant là con gái của J.F. Marshall, nhà côn trùng học uy tín của Anh quốc, và Blanche Marshall, nhà tâm linh xã hội, người được cho là từng có tiên đoán trước về vụ chìm tàu Titanic.

Trong hơn 100 buổi ‘hồi tưởng’, người ta cho rằng Grant đã đọc để người khác ghi lại tình tiết của quyển “Winged Pharaoh”. Trong trạng thái tĩnh tại, bà tiến nhập vào vùng “ký ức” và sau đó ghép nối chúng lại thành  câu chuyện hoàn chỉnh.

Jean Overton Fuller (1915 – 2009), nhà thơ và tác giả chuyên viết tiểu sử, sau khi gặp Grant vào năm 1940 đã liên lạc với các nhà Ai Cập học để học biết các chữ tượng hình, nhằm xác minh những gì người phụ nữ này nhìn thấy. Fuller đã trình bày những phát hiện và trải nghiệm của mình với Grant trong một bài báo được xuất bản sau cái chết của Grant vào năm 1989. Bài viết được chỉnh sửa bởi James A. Santucci thuộc Sở Nghiên cứu Tôn giáo Đại học bang California, và sau đó được xuất bản bởi hội Thông Thiên Học, mà Fuller là thành viên. Hội Thông Thiên Học là tổ chức chuyên nghiên cứu các hiện tượng huyền bí. Theo trang web của tổ chức này, thành viên hội không nhất thiết phải theo một tôn giáo nào mà chỉ cần có nguyện vọng nghiên cứu chân lý tôn giáo và chia sẻ kết quả với người khác”.

Chồng của Grant là Leslie Grant, một nhà khảo cổ. Khi Grant cùng chồng tham gia hoạt động khai quật ở Iraq, bà thường giúp ông xem xét các hiện vật tìm được và đưa ra thông tin hữu ích. Bà cũng đã từng đến Ai Cập cùng chồng, nhưng không thu được gì đáng kể từ cuộc hành trình. Tuy nhiên, 18 tháng sau đó, bà bắt đầu xuất hiện các ký ức lâu đời về Ai Cập.

Bà từng là con gái của một vị vua, một thánh nữ được trao truyền các nghi thức huyền bí, bao gồm phương pháp nhớ lại kiếp trước. Bản thân bà cũng trở thành một Pharaoh.

Joan Grant có phải là nữ Pharaoh đầu tiên?

Meryet Nit, kí ức tiền kiếp, Joan Grant, Bài chọn lọc, ai cập cổ đại,

Một hình khắc trên bia đá trong lăng mộ của Meryet-Nit, bà được cho là vợ hoặc con gái của Dier, vợ của Djet và là mẹ của Den.

Fuller bắt đầu những nỗ lực tìm kiếm thông tin về các nhân vật lịch sử, sự kiện nổi tiếng khớp với mô tả của Grant.

Grant cho biết, vào thời Ai Cập cổ đại, một người có thể được gọi bằng nhiều danh xưng. Ngoài cái tên Sekeeta, tên thánh của bà là Meri-Neyt. Ở một chương có tựa đề “Lăng mộ của Meri-Neyt”, bà miêu tả giai đoạn xây mộ cho bà trong lúc vẫn còn sống.

Trong lịch sử Ai Cập, thực sự có tồn tại một nữ hoàng mang cái tên tương tự là Meryet-Nit, một hình tượng tồn tại nhiều tranh cãi. Bà trị vì Vương triều đầu tiên của Ai Cập, nhưng không rõ bà có toàn quyền hay không. Nếu có, bà sẽ là nữ Pharaoh và là nữ hoàng nhiếp chính đầu tiên được biết đến trong lịch sử.

Walter Emery (1902-1971), nhà Ai Cập học, đã bối rối khi đưa ra lời nhận xét về lăng mộ của Meryet-Nit: “Ngôi mộ lớn và có vị trí quan trọng nên tôi cho rằng đây là của một nữ hoàng nhiếp chính”.

Quyển sách của Grant được viết theo dạng tiểu thuyết lịch sử, mặc dù rõ ràng trong phần tiểu sử và các tác phẩm khác, bà luôn cho rằng chúng thể hiện chân thực nhiều kiếp sống trước của bà, những kiếp sống qua nhiều giai đoạn lịch sử.

Chiếc lược của Sekeeta xuất hiện trong sách sử

Meryet Nit, kí ức tiền kiếp, Joan Grant, Bài chọn lọc, ai cập cổ đại,

Hình khắc trên ‘chiếc lược của Uadji’.

Grant đã mô tả nhiều chi tiết cuộc sống của mình khi còn là Sekeeta trong kiếp trước. Bà viết: “Khi còn ở đền thờ, tôi không có gì ngoài chiếc lược và gương đồng nhỏ phản chiếu mờ ảo khuôn mặt tôi vào đó… nhưng giờ đây chiếc lược ngà này đã được khắc dấu hiệu của tôi, một Pharaoh có cánh, chim ưng của ý chí được trui rèn trên con thuyền vinh quang, phía trên đôi cánh của Winged One; bên dưới là tên theo tiếng Horus của tôi, Zat, với hình ảnh một con rắn, đặt gần chìa khóa cuộc sống cùng hai quyền trượng, nắm giữ quyền lực trên dương thế và ngoài thế gian”.

Chiếc lược này rất giống với chiếc lược có tên là “chiếc lược của Uadji”, hay còn gọi là Wadji, một danh xưng của Djet, vị Pharaoh mà Fuller nhận thấy có mối liên hệ mật thiết với câu chuyện của Grant.

Quyển sách của bà đã làm say đắm nhiều người đọc, không chỉ giới quan tâm đến luân hồi. Khi “Winged Pharaoh” được xuất bản đầu tiên, New York Times gọi đây là “một cuốn sách khác thường rực lửa”.

Sai thời điểm lịch sử?

Meryet Nit, kí ức tiền kiếp, Joan Grant, Bài chọn lọc, ai cập cổ đại,

Những bản vẽ cho thấy ngựa và xe ngựa đã được sử dụng vào thời Hyksos, nhưng người ta không rõ chúng xuất hiện từ khi nào.

Grant đã mô tả các vật dụng xung quanh Sekeeta được làm bằng bạc. Vào khoảng thời gian này, người ta vẫn chưa rõ người Ai Cập có sử dụng bạc hay không. Chi tiết này sau đó mới được các nhà khoa học khám phá ra, Fuller viết: “Các nhà Ai Cập học trước đó chưa từng biết đến việc người Ai Cập sử dụng bạc như những gì mà Grant viết ra”.

Một chi tiết khác từ tác phẩm của Grant làm đau đầu các nhà sử học là việc người Ai Cập sử dụng ngựa và xe ngựa. Trong khi các nghiên cứu trước đó cho biết, ngựa và xe ngựa chỉ xuất hiện vào thời Hyksos (khoảng 1.600 năm TCN) được du nhập từ châu Á, cách thời của Sekeeta đến 1.500 năm về sau.

Chồng của Grant muốn chỉnh sửa chi tiết này vào thời Hyksos cho hợp với lịch sử, tuy nhiên Grant đã kiên quyết chúng xuất hiện vào Vương triều thứ nhất, Fuller kể lại: “Đây không phải lỗi do thiếu hiểu biết mà là giữ vững lập trường dù vấp phải phản đối từ chồng”.

Mặc dù tuyên bố ngựa đã có mặt ở Ai Cập vào năm 1.600 TCN chưa được chứng minh là đúng hay sai, vì tài liệu tham khảo chỉ đề cập đến sự xuất hiện đầu tiên của ngựa từ cuộc xâm lược của người Hykso. Tuy nhiên, không có sử sách nào ghi chép năm cụ thể ngựa đã xuất hiện. “Thật nguy hiểm khi đưa ra nhận định tiêu cực vì không có được bằng chứng tích cực. Nhưng vấn đề sau đó đã được giải quyết khi người ta đọc đến đoạn có ghi rằng người Ai Cập đã có được ngựa từ người Zuma, những người buôn ngựa giống”.

Một trường hợp khác nhớ lại tiền kiếp Ai Cập cổ

Meryet Nit, kí ức tiền kiếp, Joan Grant, Bài chọn lọc, ai cập cổ đại,

Một bảng khắc gỗ được tìm thấy trong lăng mộ của Den. (Wikipedia)

Trong điều kiện thôi miên, một sinh viên khiếm thị tại đại học Oxford cho biết, cậu từng là thợ mộc Ai Cập cổ đại. Nghiên cứu được tiến hành bởi Sir Cyril Burt (1883-1971) và Giáo sư William McDougall, cả hai đều chuyên về nghiên cứu tâm lý và cũng không có ý định tiến hành tìm hiểu luân hồi.

Sinh viên này cho biết, “tôi làm công việc chạm khắc các tấm bảng” trong ngôi mộ trống không của vua Den, thanh niên này miêu tả lại nhiều chi tiết về lăng mộ trong đó đề cập đến hình khắc một vị thần  sáng chói đội vương miện trắng”.

Một vài tháng sau, hai nhà nghiên cứu này đọc được tin về các cuộc khai quật gần đây, và kết quả nghiên cứu lăng mộ của Pharaoh Smti, vị vua có tên theo tiếng Horus là Den. Một số chi tiết được phát hiện trùng khớp với mô tả của sinh viên Oxford. (Den, tình cờ lại là người con trai mà Joan Grant tuyên bố đã sinh ra khi bà là Sekeeta), vương miệng trắng được đội bởi Osiris, và các mô tả về lăng mộ  cũng rất trùng khớp.

Khi được chất vấn, sinh viên này đã trả lời rằng bản thân mình không biết gì về Ai Cập cổ đại, ngoại trừ những gì học qua trong Kinh Thánh.

 

 

 

theo Epoch Times/Tinhhoa.net

Comments

Your Comments
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.