Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Giá dầu giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 5 năm: Ai vui? Ai buồn?
Monday, December 8, 2014 23:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Giá dầu giảm, với các hộ gia đình, mức chi tiêu cho đi lại có thể giảm đi chút ít và dấy lên hy vọng giá cả cũng theo đó giảm. Nhưng trên bình diện quốc gia, nhất là các quốc gia có nguồn thu phụ thuộc vào việc xuất khẩu dầu thì việc giá dầu giảm sẽ đem đến nhiều lo ngại.

Tin tức trên báo Tuổi Trẻ, ngày 9/12 (giờ VN), giá của cả dầu ngọt, nhẹ và dầu Brent đều giảm khoảng 4,2%,xuống mức thấp kỷ lục trong 5 năm.

Theo AFP, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 1/2015 trên thị trường Mỹ sụt 2,79 USD, xuống chỉ còn 63,05 USD/thùng, mức thấp kỷ lục kể từ cuối tháng 7/2009.

Giá dầu Brent biển Bắc giao tháng 1 trên thị trường Anh hạ 2,88 USD xuống còn 66,19 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 9/2009.

Mới đây, Ngân hàng Morgan Stanley cảnh báo giá dầu có thể giảm xuống tới 43 USD/thùng vào năm 2015.

Theo Reuters, tình trạng giá dầu giảm đang đe dọa các dự án khai thác dầu trị giá 150 tỷ USD trong năm 2015.

Vẫn chưa rõ giá dầu giảm ảnh hưởng như thế nào đến ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến ở Mỹ.

Hôm qua Mỹ công bố các số liệu cho thấy ba công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ vẫn sẽ tăng sản lượng hơn 100.000 thùng/ngày trong tháng 1/2015.

Tuy nhiên một số công ty dầu đá phiến Mỹ đã giảm chi tiêu. Tập đoàn Conoco tuyên bố sẽ giảm chi tiêu hơn 3 tỷ USD.

Ngân hàng Standard Chartered dự báo hoạt động khoan dầu đá phiến sẽ “giảm đáng kể” trong vòng hai tháng tới.

Giá dầu giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 5 năm: Ai vui? Ai buồn? - Ảnh 1

Giá dầu giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 5 năm. (Ảnh minh họa).

Kẻ vui, người buồn

Theo tin tức trên VTV, lý giải nguyên nhân của hiện tượng giá dầu giảm, các nhà phân tích cho rằng, do nhu cầu ngày càng đi xuống trong khi nguồn cung lại đang tăng. Bên cạnh đó còn hai nguyên nhân đáng lưu ý là suy thoái nền kinh tế và cuộc cách mạng dầu khí đá phiến của Mỹ đã khiến cho sản lượng dầu thô của Mỹ đứng thứ 2 thế giới 11 triệu thùng mỗi ngày. Mỹ đã bớt lệ thuộc vào việc nhập khẩu dầu thô thậm chí còn gia tăng sản lượng dầu khí thành phẩm sau khi làm chủ công nghệ khai thác dầu khí đá phiến.

Những hệ quả từ việc giá dầu giảm hơn 30% từ tháng 6 đến nay đang lan ra ngoài lĩnh vực năng lượng, tác động tới tiền tệ, ngân sách quốc gia và cổ phiếu của các công ty năng lượng. Đồng Ruble của Nga đã mất gần 30% giá trị kể giữa tháng 6 khi giá dầu thô bắt đầu giảm. Các công ty dầu khí lớn trên thế giới cũng bắt đầu bị ảnh hưởng, cụ thể là cổ phiếu công ty dầu khí Anh BP giảm 17% kể từ giữa tháng 6, cổ phiếu của hãng Chevron giảm 11% và cổ phiếu của hãng Seadrill – một trong những ông chủ sở hữu giàn khoan lớn nhất thế giới – đã giảm 18% vào ngày 26/11.

Theo đó, các chuyên gia cũng nhận định những tác động tiêu cực của hiện tượng này lên nền kinh tế thế giới sẽ còn lớn hơn nếu giá dầu tiếp tục lao dốc. Và tất lẽ, điều đó cũng không ngoại lệ tại Việt Nam.

Trong năm 2014, giá dầu đã giảm 10 lần liên tiếp kéo theo mức giảm giá xăng ERON 92 đạt tổng cộng 3.592đồng/lít. Với các hộ gia đình, mức chi tiêu cho đi lại đã giảm đi chút ít và dấy lên hy vọng giá cả cũng theo đó giảm. Nhưng trên bình diện quốc gia, nhất là các quốc gia có nguồn thu phụ thuộc vào việc xuất khẩu dầu thì việc giá dầu giảm sẽ đem đến nhiều lo ngại.

Theo TS. Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Ngoại giao nguyên nhân tạo ra hiện tượng giảm giá dầu đầu tiên là các đánh giá về sự khan hiếm của giá dầu đang bị lệch. Dầu trên thế giới nằm ở các nguồn khác nhau, các vùng khác nhau. Đồng thời công nghệ khai thác dầu mới giúp tìm ra các vỉa quặng đã khiến chi phí giảm đi nhiều so với cách khai thác truyền thống. Cuối cùng là do yêu cầu cần thúc đẩy phát triển nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn khi sản lượng dầu vẫn giữ nguyên như cũ.

Một thực tế đang diễn ra là việc giảm giá dầu có ảnh hưởng lớn tới các nước có nguồn thu từ dầu mỏ. Trong đó, có 4 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất: Nga, Venezuela, Iran, Iraq. Đặc biệt, khi tình hình giá dầu giảm có sự tham gia của Mỹ với cương vị là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thế giới đã làm thay đôi tương quan lực lượng. Tiếng nói của các nước OPEC đã giảm trọng lượng, OPEC không còn có thể quyết định việc tăng hay giảm sản lượng dầu như trước.

An Nhiên (Tổng hợp)

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.