Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Các nhà nghiên cứu Pháp tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng không thể chối cãi chứng minh nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Coco Chanel đã làm điệp viên cho Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Bản tư liệu lần đầu được công bố đã xuất hiện trong bộ phim tài liệu phát sóng trên truyền hình Pháp tối qua nhằm chứng minh nhà thiết kế thời trang thời thượng này là thành viên của Abwehr – cơ quan tình báo quân sự bí mật của Adolf Hitler. Ngoài ra bộ phim còn nghi vấn vai trò một số nhân vật đình đám khác của Pháp thời Thế chiến đệ nhị như: ca sĩ Edith Piaf và Maurice Chevalier, nhà soạn kịch Sacha Guitry.
Khẳng định: nhà thiết kế thời trang thời thượng này là thành viên của cơ quan tình báo quân sự của Hitler.
Coco Chanel đã sử dụng mật danh “Westminster “- kỉ niệm cuộc tình giữa bà và Công tước Westminster vào năm 1920.
Bộ phim tài liệu “L’Ombre d’un Doute” (Bóng tối nghi ngờ), phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia France 3 tối ngày hôm kia, đã phản đối tuyên bố chính thức trước đó của chính phủ Pháp là hầu hết những gương mặt nổi tiếng hồi bấy giờ nếu không tham gia phong trào kháng chiến thì cũng có thái độ tẩy chay bọn phát xít.
Mặc dù tuyên bố này từ lâu đã bị các nhà sử học coi là giả mạo, nhưng phần lớn các kênh truyền hình Pháp chính thống đều cố tình lơ đi.
Theo bản tư liệu, Bà Coco Chanel đã tham gia vào lực lượng của Đức quốc xã cùng thời gian với sự sụp đổ của quân đội Pháp năm 1940. Bà đã quay lại Paris ngay sau đó và chuyển vào ở khách sạn Ritz, lức đó được coi là tổng hành dinh của Không quân Đức tại Pháp.
Coco Chanel chụp ảnh chung với Randolph, con trai của thủ tướng Anh Winston Churchill, ở Ascot vào giữa năm 1930.
Bà nhanh chóng có quan hệ tình ái với một sĩ quan Gestapo cao cấp tên Baron Hans Gunther Von Dincklage. Bà trở nên đặc biệt gần gũi với các nhân vật cấp cao của Đức Quốc xã đến nỗi chúng đã cử bà đến Madrid vào năm 1943, nơi bà ta lợi dụng mối quen biết quá khứ với Winston Churchill để đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn với các sĩ quan Anh đóng quân ở đó.
Churchill đã bỏ qua lời đề nghị mà theo nhà sử học Henry Gidel là Chanel “biểu lộ tham vọng mạnh mẽ đáng kinh ngạc và ngây thơ khi tưởng rằng bà ấy có thể thay đổi suy nghĩ của Churchill.”
Theo hồ sơ chính thức của Đức quốc xã, số hiệu điệp viên Abwehr của Chanel là F-7124, hồ sơ này vẫn được Bộ quốc phòng Pháp bí mật lưu trữ trong suốt bảy thập kỷ qua.
Chủ nhân của tư liệu trên, sử gia Franck Ferrand, đã tuyên bố rằng Chanel đã thử dùng ảnh hưởng của mình với Đức Quốc xã để đòi lại công việc kinh doanh nước hoa mà bà đã bán cho một gia đình Do Thái vào năm 1924.
Bộ phim tài liệu chứng minh danh ca Edith Piaf (ảnh) đã chấp nhận hai lời mời biểu diễn tại các buổi lễ của Đức quốc xã.
Bản tư liệu cũng tuyên bố danh ca Maurice Chevalier (trái) và nhà soạn kịch Sacha Guitry (bên phải) có dính líu với Đức quốc xã trong việc tuyên truyền cho chúng về các tài năng nghệ thuật nổi lên trong thời gian bị chiếm đóng.
Sử gia Ferrand cho biết nhà thiết kế thời trang này đã hy vọng rằng các quy định cấm người Do Thái sở hữu doanh nghiệp của Đức Quốc xã sẽ khiến bà ta nhận lại được công ty sau khi bị tịch thu nhưng không ngờ trước đó gia đình Wertheimer đã bán cổ phần của họ trong hãng nước hoa Chanel cho một doanh nhân người Đức.
Bộ phim tài liệu tuyên bố là các quan chức thời hậu chiến của Pháp, nắm trong tay hồ sơ về những dính líu của các nhân vật nổi tiếng với Đức Quốc xã, đã cố tình sửa thành có liên quan với phong trào kháng chiến nhằm xây dựng lại danh tiếng cho nước Pháp.
Nguyễn Mai (Theo Daily Mail)
2014-12-03 04:16:16