Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Những lời cuối cùng” ông Lý Quang Diệu gửi vợ
Friday, March 20, 2015 2:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

“Chúng tôi đã có 63 năm quý giá cùng nhau chia sẻ vui buồn trong cuộc sống. Nếu không có bà ấy, tôi đã trở thành một người đàn ông khác”, ông Lý xúc động.

Từ “đối thủ” trở thành bạn đời

Năm 2010, bà Kha Ngọc Chi, vợ cựu Thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu, qua đời ở tuổi 89.

Tại lễ tang của bà vào ngày 6/10/2010, vị cựu Thủ tướng đã kể lại chuyện tình đẹp của họ từ lúc còn trẻ đến khi về già, từ những ngày gian khó cùng nhau ở Anh đến khi trở về Singapore trong điếu văn đầy xúc động có tựa đề “Lời từ biệt cuối cùng dành cho vợ”.

“Khi bà ấy bị đột quỵ lần đầu tiên vào tháng 10/2003, chúng tôi đã có dự liệu về điều chẳng lành. Tôi và vợ ở bên nhau từ năm 1947 và sống với nhau hơn nửa đời người. Nỗi đau buồn của tôi khi Chi qua đời thật không thể diễn tả thành lời. Nhưng hôm nay, khi kể lại cuộc sống cùng nhau của chúng tôi, tôi muốn ca ngợi cuộc đời của bà ấy”, trích một đoạn trong điếu văn của Thủ tướng Lý Quang Diệu được đăng trên trang Asia One.

Đám cưới của ông Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi được tổ chức tại khách sạn Raffles năm 1950. (Ảnh New Asia)

Một bài viết trên báo Thanh Niên đã viết lại về chuyện tình có thể nói “đẹp như mơ”, vượt qua nhiều sóng gió của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu.

Năm 1940, Thế chiến thứ 2 lan khắp châu Âu, ước mơ sang Anh du học của các học sinh thuộc địa như Lý Quang Diệu tạm gián đoạn. Ông nhận học bổng Anderson danh giá nhất nước và theo học luật tại Đại học Raffles. Cuối học kỳ đầu tiên của năm nhất, ông xếp đầu trường về môn Toán.

“Nhưng tôi bàng hoàng nhận ra rằng tôi không chiếm vị trí số 1 cả môn tiếng Anh lẫn môn Kinh tế. Tôi xếp sau một cô tên Kha Ngọc Chi. Tôi thất vọng và cảm thấy khó chịu. Tôi đã gặp cô Kha hồi năm 1939. Bấy giờ cô ấy là nữ sinh duy nhất ở trường Trung học Raffles toàn con trai. Cô Kha được hiệu trưởng mời phát phần thưởng cuối năm cho các học sinh giỏi. Lần đó, tôi nhận được từ tay cô ấy 3 quyển sách”, ông Lý kể trong một cuốn hồi ký.

Rồi cuộc chiếm đóng của người Nhật ở Singapore ập đến vào đầu năm 1942. Trường lớp đóng cửa. Bà Kha Ngọc Chi về nhà phụ giúp gia đình. Lý Quang Diệu, con cả trong một gia đình có 4 trai 1 gái, đi làm công, rồi lao ra chợ đen buôn đủ thứ: rượu ngoại, thuốc lá, nữ trang…

Ở chợ đen, Lý gặp Yong Nyuk Lin, một cựu sinh viên ở Đại học Raffles và hùn hạp với người này mở xưởng sản xuất hồ dán. Tựa như duyên trời định, em vợ ông Yong chính là bà Kha Ngọc Chi và qua tiếp xúc, tình cảm đầu đời giữa họ đã nảy sinh.

“Tháng 9/1944, chúng tôi đã trở nên đủ gần gũi để tôi mời Nyuk Lin, vợ anh ta và Ngọc Chi (từ nay tôi gọi là Chi thôi) đi dự sinh nhật thứ 21 của tôi tại một nhà hàng Tàu ở khu Great World. Đó là lần đầu tiên tôi mời nàng ra ngoài”, ông Lý viết.

Vợ chồng ông Lý luôn bên cạnh chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. (Ảnh New Asia)

Tuy nhiên, theo như vị cựu Thủ tướng chia sẻ, tình cảm của ông dường như không nhận được sự tán thành của bố mẹ người yêu.

“Bố mẹ Chi không kỳ vọng tôi là một chàng rể lý tưởng bởi khi đó tôi là chàng thanh niên bỏ dở Đại học Raffles lại không nghề nghiệp ổn định. Tháng 9/1946, tôi quyết định tới Anh học luật, còn Chi trở lại Đại học Raffles để cố gắng là một trong hai người giành học bổng do Nữ hoàng Anh trao tặng hàng năm.

Tôi tới Anh và hy vọng cô ấy sang theo sau khi nhận được học bổng đó. Nếu Chi thất bại, chúng tôi sẽ phải xa nhau ba năm. Cuối cùng vào tháng 6/1947, cô ấy đã thành công”, ông Lý kể lại trong điếu văn.

Chuyện tình lãng mạn và cuộc hôn nhân hơn nửa thế kỷ

Đầu tháng 10/1947, Ngọc Chi đến Liverpool, Quang Diệu đã chờ sẵn ở bến cảng tự bao giờ. Họ lên xe lửa về London, chơi ở đó 5 ngày, rồi xuôi về Cambridge.

Hạnh phúc được ở cạnh nhau nhưng họ cũng gặp phải những trở ngại. Quang Diệu “được” một giám thị nhắc nhở rằng, trường Girton không ủng hộ chuyện sinh viên nhận học bổng kết hôn ngay khi đang học.

Thế nhưng, họ vẫn quyết định bí mật kết hôn. “Chúng tôi quyết định lặng lẽ kết hôn vào dịp nghỉ lễ Giáng sinh và giữ bí mật. Ba mẹ Ngọc Chi sẽ vô cùng thất vọng nếu chúng tôi xin phép họ. Trường Girton có thể sẽ phản đối. Hội đồng quản trị học bổng nữ hoàng có thể sẽ gây khó khăn”, cựu thủ tướng viết trong hồi ký.

“Vào cuối tuần và một vài buổi tối khác, tôi đạp xe lên trường Girton. Ngọc Chi nấu cho tôi những món ăn Singapore bằng cái bếp gas ở đầu hè”, ông viết. Dù đã cưới nhau nhưng khi đó, 2 người vẫn “ai ở nhà nấy”, vẫn học hành chăm chỉ.

Ông Lý Quang Diệu cùng vợ Kha Ngọc Chi và con trai Lý Hiển Long trên đường trở về từ London năm 1956.

Tháng 8/1950, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện hành nghề luật sư, Quang Diệu và Ngọc Chi trở về Singapore.

“Trở về Singapore, vợ chồng tôi làm trợ lý pháp luật cho công ty luật Laycock & Ong trên đường Malacca. Sau đó, chúng tôi chính thức kết hôn lần hai vào tháng 9/1950 theo nguyện vọng của bố mẹ và bạn bè. Chi là luật sư thảo giấy tờ chuyển nhượng, sang tên tài sản, còn tôi chuyên về kiện tụng, tranh chấp”, ông Lý kể lại trong điếu văn.

“Bà ấy có những niềm vui đơn giản. Chúng tôi sẽ đi bộ quanh khu vườn Istana vào buổi tối và tôi sẽ đánh vài đường golf để thư giãn. Khi có cháu, Chi hay dẫn chúng đi cho cá và thiên nga trong hồ ăn. Sau đấy, chúng tôi sẽ đi bơi. Tôi và vợ là người bạn tâm tình của nhau”, những lời lẽ xúc động của ông Lý nhớ về người vợ.

Khoảng thời gian cuối đời của vợ ông Lý

“Hai năm cuối đời là thời gian khó khăn nhất của Chi. Bà ấy nằm liệt giường sau nhiều lần đột quỵ liên tiếp. Tôi kể cho bà ấy nghe công việc tôi làm trong ngày và đọc những bài thơ mà bà ấy yêu thích. Bà ấy hiểu và cố thức để nghe tôi”, ông chia sẻ.

“Chúng tôi đã có 63 năm quý giá cùng nhau chia sẻ vui buồn trong cuộc sống. Nếu không có bà ấy, tôi đã trở thành một người đàn ông khác và có một cuộc sống khác. Bà ấy luôn hết lòng vì chồng con. Bà ấy luôn bên cạnh tôi và giúp tôi có một cuộc sống đầy ấm áp và ý nghĩa. Tôi cảm thấy được an ủi khi bà ấy được sống vui vẻ trong suốt 89 năm. Nhưng trong giây phút cuối cùng này, trái tim tôi trĩu nặng buồn đau”, những lời xúc động trong điếu văn của cựu Thủ tướng.

Lý Quang Diệu (sinh ngày 16/9/1923) là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore. Ông đảm nhiệm chức vụ này từ năm 1959 đến năm 1990. Mặc dù đã rời bỏ chức vụ Thủ tướng, ông vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại đảo quốc này. Ông tiếp tục phục vụ trong chính phủ của thủ tướng Goh Chok Tong trong cương vị Bộ trưởng Cao cấp. Hiện nay, Lý Quang Diệu đang giữ một chức vụ được kiến tạo riêng cho ông, Bộ trưởng Cố vấn (Minister Mentor) dưới quyền lãnh đạo của con trai ông, Lý Hiển Long – Thủ tướng thứ ba của Singapore (nhậm chức ngày 12/8/2004), và là người thứ hai thuộc gia tộc Lý đảm nhiệm cương vị này.

Thiên Bình (Tổng hợp)

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.