Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cách hạn chế nổ lốp ô tô
Thursday, April 16, 2015 8:34
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Nổ lốp xe là một hiện tượng khá phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn. Vậy bạn cần làm gì để hạn chế những vụ nổ lốp không mong muốn? Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Trai (Viện Cơ khí động lực), có nhiều nguyên nhân gây nổ lốp. Người Việt thường có thói quen “tận dụng” lốp xe, dùng lốp quá mòn, lốp cũ đắp lại… không đảm bảo độ bền. Hoặc ít kiểm tra, theo dõi, dùng lốp không đúng chỉ số tốc độ vận hành, thậm chí lái xe tải còn cố tình xài lốp không đúng kích cỡ, bơm lốp căng hơn bình thường để chở quá tải… Mùa hè xe chạy đường dài còn sinh nhiệt tăng áp suất, cộng với phanh nhiều, đĩa phanh sinh nóng, truyền nhiệt qua mâm làm tăng áp suất hơi bên trong làm lốp căng hơn, xe sẽ xóc hơn. Lốp xe phải chịu quá nhiều nguồn nhiệt khắc nghiệt thì nguy cơ bị nổ lốp cao hơn.

1. Thay lốp khi được 4 vạn kilômét

Bạn không nên dùng lốp quá hạn. Khi thấy xe đi khoảng 4 vạn kilômét, lốp mòn quá vạch chỉ báo của nhà sản xuất là nên tính đến chuyện thay lốp. Vượt quá thời gian này, tuổi thọ của cao su không còn đảm bảo.

2. Kiểm tra lốp xe trước khi vận hành

Anh Quang Tuyến, Công ty phụ tùng và tư vấn ô tô (Hà Nội) cho biết, trước khi vận hành, bạn nên kiểm tra bơm hơi lốp tới áp suất tiêu chuẩn, đảo lốp định kỳ. Gỡ những vật cứng giắt, dính vào kẽ lốp; kiểm tra độ chụm của các bánh xe dẫn hướng, độ mòn các lốp. Không lắp lốp đắp, lốp nứt, vỡ, phồng rộp hoặc bị hở lớp bố chịu lực; không chở quá tải… Với người ít kiến thức về xe cộ, chỉ cần đảm bảo bơm đủ áp suất, kiểm tra lốp thường xuyên là đủ.

3. Bơm khí nitơ

Bạn nên bơm lốp xe 4 bánh bằng khí nitơ (khoảng 100.000 đ/lần bơm), xe chạy êm hơn và lốp không bị nóng. Ở các nước phát triển bơm khí nitơ cho xe ôtô đang trở thành một sự thay thế phổ biến cho dạng khí tiêu chuẩn, xe bám đường tốt hơn, tay lái “thật” hơn, tiết kiệm nhiên liệu, tăng độ bền của lốp. Nitơ nặng hơn ôxy nên những phân tử lớn hơn trong nitơ không dễ thoát ra khỏi lốp, kể cả khi để ngoài trời nắng quá lâu cũng không bị thoát hơi. Nitơ là khí trơ không thể tự đốt cháy nên loại trừ được rủi ro nổ lốp khi vận hành. 

4. Không nên bơm lốp quá căng

Khi điều khiển xe trong thời tiết nắng nóng, bạn không nên bơm lốp quá căng. Bởi nhiệt độ cao, lốp ma sát với mặt đường khiến nhiệt độ vỏ lốp tăng cao, áp suất trong lốp tăng dẫn đến xe bị nổ lốp. Lốp xe phải được cân chỉnh áp suất, sử dụng loại phù hợp với đường sá và hàng hóa. Kiểm tra nếu thấy lốp quá căng cần giảm áp suất lốp bằng cách xì bớt hơi cho lốp non đi. Với những dòng xe cao cấp thường có hệ thống cảnh báo áp suất lốp cung cấp cho người điều khiển những dấu hiệu bất thường từ bộ lốp của xe. Lái xe nên chú ý đến đồng hồ hiển thị khi vận hành để kịp thời điều chỉnh áp suất lốp. 

5. Dùng cảm biến áp suất bánh xe

Nếu bạn lái xe tải chạy trên đường dài mùa hè thì nên dùng cảm biến áp suất bánh xe, loại có thời gian hồi ứng càng nhanh càng tốt. Thiết bị này có thể cài đặt giới hạn áp suất và nhiệt độ, khi áp suất hay nhiệt độ tăng quá giới hạn cài đặt thì thiết bị sẽ báo động. Khi đang lưu thông, nếu nhận thấy nhiệt độ hay áp suất tăng bất thường, hãy giảm tốc độ, đưa xe vào chỗ an toàn để kiểm tra. Thiết bị cảm biến có loại có thể treo ngay trên kính lái hay gắn ngoài, chụp trên đầu van, có hiển thị các thông tin sau trên kính lái… Giá cảm biến áp suất lốp khoảng trên dưới 5 triệu đ/chiếc.

6. Cần kiểm tra lốp khi có dấu hiệu sau

Lốp xe bị rạn nứt, rách sẽ tiềm ẩn nổ lốp bất cứ lúc nào vì áp suất hơi trong lốp luôn lớn dần. Ngoài ra, khi thấy lốp xuống hơi từ từ, bạn cũng cần phải đưa xe đi kiểm tra. Cố tình đi lop xe non hơi có thể dẫn tới tình trạng vành la-zăng dập thủng lốp khi xe rơi ổ gà với tốc độ cao.

Nguồn : http://lopotogiatot.vn/

Comments

Your Comments
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.