Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
BiẾt Em GiỜ NÀy NƠi ĐÂu…
Monday, June 15, 2015 19:13
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1pTVIwaXNzX283QS9WWC1BOWtmZXRNSS9BQUFBQUFBQVdaay9qeXlmVHRJNTBIby9zMzIwL1QlMjVDMyUyNThDTkglMkJDQSUyQkRVJTJCTSUyNUUxJTI1QkIlMjVBNEMlMkIyLmpwZw==
Nam Nguyen

Nếu phải tìm ra bài hát nào của Nga mà nổi tiếng toàn thế giới, chắc các bạn cũng như tôi khó mà trả lời được ngay lắm. Quả là nước Nga có trường phái nhạc cổ điển và balet đỉnh cao, tuy vậy vì nhiều lý do, hầu như những bài hát Nga hay Liên Xô khá nổi tiếng từ lâu ở Việt Nam chả mấy khi có tên tuổi ở tầm quốc tế. “Ka-chiu-sha” có tính “chiến đấu” cao quá, chắc phương Tây cũng có “tấm màn sắt” để che chắn không cho nó ảnh hưởng về mặt chính trị. “Chiều Matxcơva” thực ra là một đoạn nhạc phim. “Triệu bông hồng” là bài của tác giả Latưsh, và nổi tiếng ở Đông Âu cũ cũng như Việt Nam, Nhật Bản, vậy thôi…Thế mà có đấy, một bài duy nhất…
Đầu những năm bảy mươi ở Hà Nội vào dịp những ngày lễ lớn người ta thường tổ chức những sân khấu ca nhạc ngoài trời, chương trình rất hay và toàn ca sỹ đỉnh cao thời đó biểu diễn. Chú bé loi choi là tôi lúc đó rất thích hòa vào đoàn người hàng vạn khán giả như vậy, để nghe và xem hát ở những sân khấu như trước cửa Ngân hàng nhà nước hay quanh Bờ Hồ, cổng công viên…và ngoài những bài hát Việt Nam quen thuộc ra thì rất háo hức đến lượt được nghe những “ca khúc nước ngoài, lời Việt”-hay nhất hồi đó là “Xì bô nê” và nhất là “Tình ca du mục”. Cứ nghe ca sỹ cất giọng “Thảo nguyên bát ngát…mênh mông tận chân trời…”là các chị thanh niên ở dưới cứ xuýt xoa, vì bài hát hay quá! Rất nhiều ca sỹ đã hát nó: Trần Hiếu, Mạnh Hà, Kiều Hưng, Ngọc Tân, Thúy Hà và sau này Lệ Quyên, Ái Vân…Lúc đó chả ai biết “nước ngoài” này là nước nào, cứ biết hay là hát, là nghe thôi-hóa ra riêng với bài hát này thì “nước ta” chẳng chậm hơn “nước ngoài” là mấy, chỉ mấy năm trước thôi nó đã làm mưa làm gió trên trường quốc tế (sau này biết được lịch sử bài hát, tôi đoán bừa rằng nó được những người sang Liên Xô học nhạc những khóa đầu tiên mang về và dịch ra, như các nghệ sỹ Quý Dương, Trung Kiên, Tạ Bôn, Trọng Bằng…).
Cho đến nay, mặc dù gốc gác bài hát này rất rõ ràng, nhưng người ta vẫn không thôi tranh cãi việc nó “của ai”. Tức là người Nga tất nhiên bảo nó là nhạc Nga rồi, nhưng dân Di-gan thì coi đây như một trong những bản tình ca hay nhất của họ, mà đã Di-gan thì làm gì cần coi trọng quốc tịch, bản quyền…Người Mỹ thì cứ giấy trắng mực đen nghiễm nhiên coi đó là tác phẩm của họ, còn Việt Nam ta cứ vô tư hát mà không biết đang vi phạm quyền sở hữu của Sir Paul McCartney…
Tên bài hát tiếng Nga có thể dịch là “Đường xa hun hút”-đây là tác phẩm của nhạc sỹ Nga trẻ thiên tài Fomin sáng tác vào giai đoạn 1917-1924, khi anh còn chưa đủ 20 tuổi. Anh chuyên sáng tác tình ca, và đã đặt lời một cho bài hát, phần lời còn lại được nhà thơ Podrevskiy làm nốt. Bài hát lập tức nổi tiếng ngay, và được nữ ca sỹ xuất chúng Tsereteli trình diễn cũng như thu đĩa. Năm 1920 khi nam ca sỹ hàng đầu Vertinskiy cũng như nhiều tàn quân bạch vệ rời Nga để sống lưu vong, thì khắp các nơi, chỗ nào có cộng đồng Nga kiều, nơi đó vang lên bài hát này, thế là ông bắt đầu biểu diễn nó thường xuyên tại Paris, rồi các ca sỹ Nga khác cũng hát theo, nhưng dần dần chỗ thì không nói đến tác giả, chỗ thì giới thiệu quên nhà thơ, rồi người Di-gan mặc nhiên coi đó là bài hát của họ…Phải công nhận rằng bản tình ca đầy tâm trạng này rất hợp để hát trong những quán rượu, với âm nhạc đậm chất Di-gan, hãy nghe Nani Bregvatze-ca sỹ người Gruzia hát: https://www.youtube.com/watch?v=2Jyk0HDTMuc
Các Nga kiều thích nó bởi bài hát này đặc biệt buồn, nói đến cuộc đời cô gái Di-gan cả đời lãng du, hát múa nhưng nỗi buồn chia ly lúc nào cũng thường trực, cuộc đời chỉ là những con đường dài hun hút. Mà Nga kiều thích thì tại Liên Xô số phận của “Đường dài hun hút” coi như được định đoạt: năm 1929 nó cùng một loạt bài tình ca của Fomin rơi vào danh sách cấm hát bởi có “hơi hướng phản cách mạng”!
Muốn thật hiểu bài hát này thì cũng phải tìm hiểu thêm về dân tộc Di-gan, họ rất phổ biến ở khắp châu Âu nhưng đối với châu Á chúng ta thì khá xa lạ. Đó là một tộc người không xuất xứ (có nhiều sử gia cho rằng họ gốc từ Ấn Độ), không tổ quốc, suốt đời sống kiểu du mục, đi thành từng đoàn, hát múa trộm cắp lừa đảo thì rất tài, lại thêm cái tài bói toán kiếm sống nữa, chứ hầu như đa số không muốn (và không thể) làm bất cứ việc gì khác. Có truyền thuyết về Chúa Giêsu liên quan đến đặc tính đó của họ. Truyền thuyết kể rằng ngày trước người Di-gan chủ yếu sống ở Jerusalem, khi quân lính chuẩn bị đóng đinh Người lên thánh giá, thì có người Di-gan đã ăn cắp một cái đinh, do đó một chân của Chúa không bị đóng đinh, nhờ đó Ngài được bớt đi phần nào đau đớn. Khi bị hành hình, Chúa có nói với người Di-gan rằng “các người rồi sẽ cả đời ăn cắp, lừa đảo như vậy…” và thế là Di-gan coi đó là đặc ân của Chúa ban cho dân tộc mình. Còn truyền thuyết thứ hai là: khi bọn lính được giao cho 80 đồng tiền để đi kiếm 4 cái đinh thật to về đóng đinh Chúa, thì chúng uống rượu mất một nửa, và khi đi bảo thợ rèn làm cho 4 cái đinh to, không ai chịu làm, nhất là khi nghe chúng kháo nhau là sẽ đóng đinh Giêsu. Chúng giết 3 người thợ rèn mà vẫn không ai chịu làm, thì mới tìm ra một thợ rèn người Di-gan ở xa thành phố, chịu nhận 40 đồng để làm đinh. Đến khi hắn ta biết đinh này để đóng đinh Chúa, nhưng vì tham đã nhận tiền trước rồi, nên cứ rèn tiếp. Được 3 đinh rồi không sao, đến cái đinh cuối cùng thì nó cứ nóng rừng rực, dội hết cả nước giếng vào nó cũng không nguội, vùi hẳn vào cát nó vẫn sáng đỏ lên, không có cách nào khác tên thợ rèn sợ quá bỏ chạy. Thế nhưng hắn cứ chạy đến đâu cũng vẫn thấy hiện ra cái đinh đang rèn dở, nóng đỏ rực như vậy, và do đó người Di-gan cứ phải lang thang du mục khắp nơi, chứ không thể nào sống yên được một chỗ là vì đã có tội với Chúa…
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1mTVRTc2xwR1NlMC9WWC1BOWtTcVg5SS9BQUFBQUFBQVdaMC93Wjk0VjZFenJOay9zMzIwL1QlMjVDMyUyNThDTkglMkJDQSUyQkRVJTJCTSUyNUUxJTI1QkIlMjVBNEMlMkIzLmpwZw==
Bài hát này có thể đơn ca, song ca, tốp ca, hát với dàn nhạc…đều hay cả, chắc vì nỗi buồn Di-gan man mác đó, hãy nghe bản kinh điển nhất, hay nhất của Vertinskiy năm 1926: 
Và rồi tình trạng “vô chủ” của bài hát này đã chấm dứt, tất nhiên ở một quốc gia nơi mà công dân “thượng tôn pháp luật”-đó là USA. Chàng Nga kiều Eugene Raskin với nghề chính là kiến trúc sư nhưng vợ chồng rất mê ca hát, từ bé đã được nghe bố mẹ là người Nga lưu vong hát bài này. Chàng liền cặm cụi viết lời Anh cho giai điệu này, rồi sau đó đăng ký bản quyền và tự trình diễn khắp nơi. Và luật pháp Mỹ còn cho Raskin đăng ký bản quyền cả phần giai điệu của bài hát nữa, với tên “Those Were The Days” (tạm dịch “Những ngày xưa ấy”). Quả là chuyện lạ, bây giờ ai dùng đến giai điệu “Đường xa hun hút” này mà không trả tác quyền cho Raskin là bị kiện ngay!!! Raskin đưa bài hát “của mình” chào mời các tài năng như Bob Dylan, Dolly Paxton …hát thử, nhưng cuối cùng người mua bản quyền lại là một trong “tứ quái” Liverpool!
Số là hai vợi chồng Raskin bao giờ cũng hát bài này cuối mỗi chương trình hàng đêm của mình, một đêm năm 1966 họ hát trong bar “Blue Angel” khi lưu diễn tại London thì lọt vào tai “nhà soạn nhạc thiên tài nhất của thế kỷ 20”. Lúc này trong “The Beatles” đã có rất nhiều rạn nứt, mỗi người đều có những toan tính riêng của mình, ai cũng có ý định vừa tự hát solo vừa làm thêm producer (xin để nguyên từ này, chứ dịch hay giải thích ra khó nghe lắm!). Thêm nữa họ còn lập ra hãng thu âm “Apple Corp Ltd”-chính hãng này hơn chục năm sau đã kiện “quả táo” của Steve Jobs cái tội mạo danh…Rồi 2 năm sau, 1968, cô người mẫu gầy như que củi Twiggi đang là biểu tượng sexy của thanh niên thời hippy ấy-bạn thân của Paul đã giới thiệu cho anh một “em” chưa đầy 18 tuổi, người xứ Uên, vừa được giải tại một cuộc thì tìm kiếm giọng hát trên truyền hình. Với linh cảm thật tuyệt vời, Paul McCartney đã “tặng” cho em Mary Hopkin này bài hát 2 năm trước đã nghe: “Those Were The Days”.
Bài này trước kia đã nhiều người hát, nhưng dưới sự dàn dựng của Paul và danh tiếng của The Beatles, và tất nhiên cả tài năng của cô gái trẻ măng hát thật truyền cảm về nỗi buồn cuộc sống đã trôi qua mà bao ước vọng thời trẻ chả còn lúc nào có thể thực hiện được nữa (lời tiếng Anh của Raskin cũng hay và khá thâm thúy)…
Bài số 2 trong danh sách thu âm của Apple này lập tức chiếm vị trí số 2 của Mỹ, số 1 tại Anh, và tốp đầu của hàng loạt nước châu Âu. Paul lập tức mua lại bản quyền sử dụng bài hát đó từ Raskin (và Raskin trở nên rất giàu có chỉ nhờ một bài hát này “của mình”!) và dựng cho Mary Hopkin hát bằng 4 thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha. Hàng loạt ca sỹ khác hát bài này, nó cũng được dịch ra hầu như tất cả các thứ tiếng châu Âu, Nhật, Trung Hoa, và có khi tiếng Việt đã được dịch trước đó rồi cũng nên! Nên lưu ý rằng trong nhiều trường âm nhạc, các học viên thanh nhạc phải hát bài này bằng tiếng Nga…
Tiếng Ý-ví dụ Dalida hát rất hay (bà cũng hát bằng nhiều thứ tiếng, còn nhiều hơn Hopkin): 
Tiếng Pháp: 
Tiếng Tây Ban Nha (ví dụ Matt Monro): https://www.youtube.com/watch?v=kSMF9tvfeew
Tiếng Đức (Dunja Rajter): https://www.youtube.com/watch?v=7PPPCNtjbxc
Cũng không thấy ai viết nhiều về quan hệ thực sự giữa “ông bầu” Paul McCartney và ngôi sao lóe sáng Mary Hopkin (sau này hãng “Apple” không còn có nhạc phẩm nào thành công được như thế nữa) ra sao, ta chỉ biết khi cô bé đi lấy chồng năm 1971 thì Apple cấm tuyệt đối không ai được sử dụng những sản phẩm của mình có liên quan đến cô nàng, và chỉ sau 1976 khi thời hạn cấm đã hết hiệu lực, cô được hát lại “Those Were The Days” thì thành công không còn như “những ngày xa ấy” nữa!
Cũng khoảng thời điểm ấy thì John Lennon bỏ người vợ “Cyn” của mình để chạy theo cô họa sỹ lập dị Yoko. Cynthia khá kín tiếng và chúng ta hậu sinh ít ai để ý rằng cô cũng có một giọng hát tuyệt vời. Cô vừa mất năm 2015 vì bệnh ung thư, và bây giờ người ta mới nghe lại nhiều bản cover “Those Were The Days” của chính Cynthia hát đầy nỗi niềm yêu thương và đau buồn vì John-cô ghi âm bài này năm 1995 (rất nhiều hình ảnh đẹp của John những năm 6X): 
Bài này tuy là nỗi niềm của người phụ nữ, nhưng đàn ông hát cũng rất hay. Rất nhiều ca sỹ nổi tiếng hát lại bài này thành công, ví dụ:
Nhưng để hát được thật sự ra cái “hồn Di-gan” của bài hát, chắc chỉ có người Nga, và phải hát bằng tiếng original của nó:
Song ca Taixia Povaly & Gleb Matveichuk:https://www.youtube.com/watch?v=QGA5RnL2e0A
3 Tenor vĩ đại của nền nhạc opera cũng nhiều lần hát, hát tiếng Nga và Anh: https://www.youtube.com/watch?v=IfT9W80_W0Q
Cho đến bây giờ, các ca sỹ Nga hát bài này ngoài biên giới thì cứ việc trả tiền bản quyền, và nếu có ý định xuất bản thì lập tức có agent nhắc nhở thu tiền hoặc cấm ngay, như ban nhạc Na-Na của Nga đã vấp phải khi ở Paris định thu đĩa cùng với Sony năm nào. Chỉ ở Việt Nam là “vô tư” nhất, chúng ta cứ hát suốt mà chả quan tâm đến vụ bản quyền! Lần cuối Putin sang đây cũng kéo cả đoàn ca múa nhạc sang, và ca sỹ Sergey Lazarev cũng đã hát rất ấn tượng bài “Đường xa hun hút” này ở Nhà hát Lớn.
Lại quay lại với “Tình ca du mục”-tôi thấy cái tên bài hát thật đẹp và lời ca tiếng Việt cũng khá hay (nhất là hình tượng “nhắn giúp cho ta mây ơi-nhắn giúp cho ta chim ơi…”). Tuy vậy chả biết ai là tác giả lời Việt, và thứ hai là thiếu mất 2 lời hát, chỉ có điệp khúc là có vẻ tạm ổn. Nên chăng các nhà thơ, các nhạc sỹ hay bất cứ ai yêu thích bài hát, nên viết thêm lời cho hoàn chỉnh hơn chăng? Chứ đừng nghe lời Ngọc Đại mà “đừng hát tình ca du mục nữa”…
P.S. Mary Hopkin-cô ca sỹ trẻ măng năm nào có thể các bạn đã nghe qua với những nhạc phẩm rất nổi tiếng sau: 
“Goodbye” (Paul McCartney): https://www.youtube.com/watch?v=q27u5YvgEdU
Tác giả Boris Fomin sau khi nhận được lệnh cấm các bài hát năm 1929 thì dần dần rơi vào quên lãng, đến năm 1937 thậm chí bị đi tù một năm. Đến khi chiến tranh vệ quốc bắt đầu 1941 ông lại được quyền sáng tác, và nhanh chóng cho ra đời 150 tác phẩm phục vụ tiền tuyến! Khi chiến tranh kết thúc ông lại bị rơi vào quên lãng lần 2, và mất năm 1948. Còn bài hát “Đường xa hun hút” chỉ được hồi sinh ở Liên bang Xô viết vào những năm cuối thập kỷ 50, tức là sau 30 năm bặt tiếng…
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1ua3pPbjhLSm91OC9WWC1BOXY4YzhTSS9BQUFBQUFBQVdacy9QaXczcEVfUmpxTS9zMzIwL1QlMjVDMyUyNThDTkglMkJDQSUyQkRVJTJCTSUyNUUxJTI1QkIlMjVBNEMuanBn
Lời bài hát TÌNH CA DU MỤC

Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời Cỏ cây hoa lá, hương thơm tỏa ngát đồng Tìm em năm tháng, thấy đâu hình bóng nàng Em thân yêu ơi, biết em giờ này nơi dau ?
Nhắn giúp cho ta chim ơi Nhắn giúp cho ta mây ơi Thảo nguyên bát ngát, đem giấu em tôi nơi nào ? Lần theo dấu vết em đi Tìm đâu cho thấy em yêu Tình yêu đốt cháy trong tim phút giây nào nguôi Tháng tháng năm năm trôi qua Gió tuyết mưa rơi sương sa Tình anh vẫn xanh như lá cây đang mùa xuân
Dù cho năm tháng phôi phai hình bóng nàng Dù thời gian có xóa tan bao ước vọng Hàng mi đen láy như nhung vì nắng chiều Trên vai em tôi, vẫn buông dài đôi bím tóc…

Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.