Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Công dụng, tác dụng của thuốc Trimazon
Sunday, June 21, 2015 19:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Số đăng ký: VNA-4346-05

Dạng bào chế: Viên nén

Đói gói: lọ 200 viên, lọ 1000 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 20 viên nén 480mg

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TW1 – VIỆT NAM

Thành phần: Sulfamethoxazole, Trimethoprim

Hàm lượng: 480mg

Trimazon
+ Toa thuốc Trimazon theo công bố của nhà sản xuất hoặc cơ quan y tế. Đây là thông tin tham khảo. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Sulfamethoxazole là gì?

Nhóm Dược lý: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
Dạng bào chế : viên nén, viên nang.
Thành phần : Sulfamethoxazole

1/ Dược lực :

Sulfamethoxazole là một sulfamid phối hợp vớitrimethoprim là kháng sinh tổng hợp dẫn xuất pyrimidin. Hai chất này thường phối hợp với nhau theo tỉ lệ 1 trimethoprim và 5 sulfamethoxazol. Sự phối hợp này tạo tác dụng hiệp đồng tăng cường làm tăng hiệu quả điều trị và giảm kháng thuốc.

2/ Dược động học :

Sulfamethoxazole tan trong lipid mạnh và có thể tích phân bố nhỏ hơn trimethoprim. Khi phối hợp Trimethoprim với sulfamethoxazol theo tỉ lệ 1:5 thì sẽ đạt được nồng độ trong huyết tương với tỉ lệ 1 : 20, đây là tỉ lệ tối ưu cho tác dụng của thuốc.
Sulfamethoxazole hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng cao, đạt nồng độ trong huyết xấp xỉ đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc phân bố rộng rãi vào các mô và dịch cơ thể cả dịch não tuỷ. Sulfamethoxazole chuyển hoá ở gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở dạng nguyên vẹn và dạng đã chuyển hoá. Thời gian bán thải 9 – 11 giờ ở người bình thường và kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận.

3/ Tác dụng :

Sulfamethoxazole có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng lên nhiều vi khuẩn ưu khí gram âm và dương bao gồm: Staphylococcus, Streptococcus, Legionella pneumophilia, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, E. coli, Salmonella, Shigella, Enterobacter, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, Klebsiella, Haemophilus influenzae…
Các vi khuẩn kháng thuốc là: Enterococcus, Campylobacter và các vi khuẩn kỵ khí.
Cơ chế tác dụng của thuốc: Sulfamethoxazol có cấu trúc tương tự acid para aminobenzoic (PABA). Nó cạnh tranh với PABA nhờ có ái lực cao với dihydropteroat synthetase (ức chế giai đoạn I của quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn).

3/ Chỉ định :

Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm.
-Nhiễm khuẩn tiết, sinh dục.
-Nhiễm khuẩn hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa…
-Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.

4/ Chống chỉ định :

-Suy gan, suy thận nặng.
-Thiếu máu hồng cầu to.
-Người mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non.
-Mẫn cảm với thuốc.

5/ Thận trọng lúc dùng :

Suy thận, tuổi già và điều trị kéo dài với liều cao. Cần theo dõi nguy cơ tác dụng có hại lên chuyển hoá acid folic và máu.

6/ Tương tác thuốc :

Nguy cơ ngộ độc thận tăng khi sử dụng đồng thời sulfamethoxazol với ciclosporin.
Các chất đối kháng folat như methotrexat, pyrimethamin khi sử dụng đồng thời với sulfamethoxazol có thể làm tăng tỷ lệ bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.

7/ Tác dụng phụ

Thường do gây ra.
-Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm miệng, viêm lưỡi…
-Thận: viêm thận kẽ, suy thận, sỏi thận.
-Da: ban da, mụn phỏng, mày đay, ngứa, hội chứng Stevén – Johnson và Lyell.
-Máu: thiếu máu hồng cầu to do thiếu acid folic, thiếu máu tan máu, giảm huyết cầu tố, nhất là người thiếu G6PD.
-Các tác dụng không mong muốn khác: vàng da ứ mật, tăng K+ huyết, ù tai, ảo giác. Tiêm tĩnh mạch có thể gây viêm tĩnh mạch, tổn thương mô.

8/ Liều lượng :

Người lớn: 480 – 960 mg /lần x 2 lần/24h.
Trẻ em: 48 mg/kg/24h chia 2 lần.

9/ Qúa liều :

Ngộ độc cấp: các dấu hiệu quá liều cấp với sulfamethoxazol biểu hiện gồm có buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm tuỷ xương.
Xử trí: rửa dạ dày. Acid hoá nước tiểu để tăng đào thải thuốc.
Ngộ độc mạn: thường xảy ra khi điều trị liều cao, hoặc kéo dài với dấu hiệu: suy tuỷ (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ).

10/ Bảo quản:

Bảo quản trong bao bì kín, tránh ẩm, để ở nhiệt độ dưới 30 độ C.

11/ Sulfamethoxazole

  • Thông tin về thành phần, tác dụng, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ thuốc Trimazon thường được các nhà sản xuất cập nhật theo toa thuốc mới nhất. Vui lòng tham vấn thêm dược sĩ hoặc nhà cung cấp để có được thống tin mới nhất về thuốc Trimazon

Theo Giadinhonline.vn

Filed under: Thuốc kháng sinh Tagged: Sulfamethoxazole, Trimazon, Trimethoprim

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.