Đừng để trẻ thành thùng chứa kháng sinh – Nghi can chứng tự kỷ và tăng động ở trẻ ấu nhi
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Hồ Thị Hải Âu
Mình đã đau đáu để viết về vấn đề này từ rất lâu, trong nỗi niềm tràn đầy thương cảm với những bố/mẹ và những cháu bé có dấu hiệu tự kỷ/hoặc tăng động.
|
Các học sinh của Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí trong ngày khai giảng – ảnh Hoàng Triều |
Mình thao thiết muốn chia sẻ những hiểu biết của bản thân trong quá trình trải nghiệm nuôi dạy con, quá trình vượt thoát lên tình trạng sơ sinh không hoàn hảo của bé Khuê, để giúp con từ từ lớn lên trong cân bằng và mạnh khỏe: cả về thể chất cũng như sức khỏe thần kinh.
Từ trải nghiệm đầy dấn thân, mình nhận ra rằng, một chế độ nuội dưỡng từ nhũ nhi/ ấu nhi có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai – phẩm chất của bản thể đứa trẻ về lâu dài (nếu không muốn nói là mãi mãi)! Do đó, mình không cho phép bản thân trì hoãn hay mắc sai lầm nhiều lần. Bởi, trong khi (nếu) mình xem nhẹ chất lượng chăm sóc đúng cách và hợp với tự nhiên, thì thời gian vẫn trôi và đứa trẻ vẫn phải đáp ứng để lớn …. Và, những thiếu hụt, sai lầm trong nuôi dưỡng và huấn luyện của bố/mẹ khi trẻ còn nhũ nhi/ấu nhi, sẽ ghi lại dấu ấn trong bản thể chúng, khó chỉnh sửa (hoặc mất rất nhiều công sức để chỉnh sửa) khi chúng đã phát triển hoàn thành!
Trong quá trình chăm sóc, nuôi con và đặc biệt là thời gian gần đây… mình gặp nhiều trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ trai) mắc chứng tự kỷ/ hay tăng động. Thực trạng ấy ngày càng phổ biến. Ngoài yếu tố hiếm gặp là bệnh mang tính lịch sử gia đình/gia tộc, thì căn nguyên gây bệnh khá mơ hồ, nghĩa là y học khó chỉ định những dấu hiệu cụ thể trên cấu trúc sinh học/bệnh lý rõ ràng gây nên bệnh. Như vậy, rất có thể nó mang đậm dấu ấn của quá trình nuôi dưỡng và môi trường sống của mỗi cá thể. Điều này rất thuyết phục, vì tự kỷ và tăng động hoặc những sang chấn tâm lý đều là vấn đề của hệ thần kinh trung ương. Mình đúc kết ra những số mẫu số chung ở những trẻ tự kỷ/tăng động, như sau: • Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái (do quá trình hoàn chỉnh hệ thần kinh trung ương của trẻ trai chậm hơn trẻ gái, nên dễ bị tổn thương hơn trong quá trình hoàn chỉnh) • Căn bệnh này thường gặp ở trẻ các nước phát triển hơn là tại những nước nghèo! • Trẻ em ở các đô thị bị mắc nhiều hơn trẻ nông thôn, • Trẻ trong những gia đình bố/mẹ có học vấn/điều kiện kinh tế tốt bị mắc nhiều hơn trẻ ở những gia đình khác. • Trẻ em VN thời hiện đại mắc nhiều hơn/ tăng tiến dần theo thời gian thời những năm 60-70-80..
Những điều này cho mình một gợi ý rất đáng lưu ý về giá trị lớn của việc nuôi dưỡng và môi trường có tác động mạnh mẽ lên sự hoàn chỉnh và lành mạnh của não bộ và hệ thần kinh trẻ.
Một manh mối đáng lưu tâm đó là: việc đặt niềm tin quá mức vào “quy trình nuôi con theo những phát minh thời đại cộng nghiệp”; việc sử dụng nhiều sản phẩm công nghiệp, một môi trường gia đình bị sản phẩm và lối sống công –nghiêp- hóa xâm lấn, đồng nghĩa với việc môi trường của trẻ bị mất cân bằng thiên nhiên, thiếu hài hòa, thân thiện với quy luật của thiên nhiên… vân vân, là những tác nhân dấu mặt, gây nên chứng bệnh, căn bênh tự kỷ/tăng động… và nhiều lệch lạc về sức khỏe thần kinh khác nữa!
Có nhiều câu hỏi của nhiều bà mẹ trẻ về cách thức làm sao để đưa đứa trẻ từ 3 – 4 -5 – đến 11 – 12 tuổi của họ vào nề nếp, tính tập trung và kỷ luật? Những lúc ấy, mình muốn buột mồm hỏi: bạn đã làm gì khi con bạn ở giai đoạn nhũ nhi?
Những nguy hại về sức khỏe dinh dưỡng, sức khỏe giới tính và sức khỏe thần kinh lên nhũ nhi/ấu nhi từ nhiều sản phẩm công nghiệp là quá rõ ràng, nhưng những lời quảng cáo ngọt ngào kèm theo hiệu quả trong việc giải phóng vai trò làm mẹ, bảo vệ nhan sắc người mẹ… dường như khiến những sản phẩm công nghiệp của Bà – mẹ – thị – trường có sức hấp dẫn thật khó cưỡng!
Khi Khuê bốn tháng tuổi, mình đã mắc một sai lầm!
Hôm đó, khi thấy bé sốt, kèm nôn trớ ào ạt, không kiểm soát , nhiều hơn mọi ngày; kèm giật choàng, mắt trố miệng chúm chím… triệu chứng mình chưa gặp bao giờ. Lo lắng và có phần mất bình tĩnh, mình ôm con đến viện Nhi trung ương để khám cấp cứu.
Bệnh viện rất đông bệnh nhi và người nhà bệnh nhi đông gấp 2-3 lần (vì bệnh nhi nào cũng có từ 2-3 người thân đi kèm) nên mật độ người trong viện là rất lớn. Phải xếp hàng khá lâu mới đến lượt khám, và kết quả sau khám của bé, như sau: bé sốt mọc răng, kèm theo tình trạng thiếu hụt nhẹ can xi nên có triệu chứng giật choàng, miệng chúm chím (nếu bố mẹ không chú ý, sẽ bỏ qua triệu chứng thoáng qua này, và tình trạng thiếu can xi sẽ biểu hiện ở mức độ cao hơn, với triệu chứng rụng tóc , tóc dựng.. vân vân)
Điều phục những rắc rối do mọc răng và thiếu hụt can xi bằng các phương pháp tự nhiên thì không khó, nhưng do thời điểm đó, mình thiếu hiểu biết những kiến thức cơ sở về khoa học và nuôi nhũ nhi, cộng với tâm lý “cứ vào bệnh viện là mọi bệnh tật sẽ được chữa hết” đã dẫn mình đến một sai lầm cơ bản trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhũ nhi: Đưa con đi bệnh viện khi chưa cần thiết, nên đã khiến cơ thể trẻ bị PHƠI NHIỄM BỆNH NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN (lây chéo bệnh nhiễm khuẩn, vi rút tại bệnh viện, một thực tế khó tránh khỏi tại các bệnh viện VN)
Một ngày, sau khi đi khám bệnh ở viện Nhi Trung ương về, Khuê bị sốt cao, khó thở và được chẩn đoán là nhiễm khuẩn đường hô hấp, rồi viêm phổi. Diễn tiến bệnh nhanh, phức tạp do kết hợp với việc mọc răng/hệ miễn dịch bị suy giảm.
Bác sĩ Tâm (BS chuyên khoa 2 về hệ hô hấp, bệnh viện phòng chữa Lao TW) được mình chọn để thăm khám/ điều trị cho Khuê, nói: “Trên thực tế ở HN, trẻ nhũ nhi và ấu nhi trung bình một năm mắc viêm đường hô hấp ở các cấp độ từ 3-4 lần, nhiều cháu lên tới 5-6 lần là bình thường. Riêng cháu Khuê là ca khó, thì sự thể có khi còn tệ hơn!”
Mình không có thời gian để ngồi khóc, than vãn hay tâm sự nỗi lo lắng cùng ai!
Mình bắt tay vào tìm hiểu nguyên nhân và loại trừ dần những nguyên nhân là thủ phạm khiến nhũ nhi hay mắc các bệnh khá thông thường như viêm đường hô hấp và rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tình trạng, chúng trở thành cái thùng chứa kháng sinh do những quyết định mang tính “giải quyết tình huống” của bác sĩ và bố/mẹ.
Mình phát hiện ra, những nguyên nhân điển hình khiến trẻ nhiễm lạnh do nước, gió lùa, mặc phong phanh vào mùa rét… là điều dễ tránh. Thực tế, trẻ nhũ nhi bị nhiễm lạnh và viêm phế quản, nhiều phần do được chăm sóc quá mức và không khoa học: 1/ Nhũ nhi được quấn quá nhiều quần áo đẹp/may bằng chất liệu vải tổng hợp… trong một căn phòng đủ ấm áp thì việc quấn nhiều đồ, bao tay, bao chân kín mít … khiến nhiệt độ thân thể trẻ tăng cao, gây đổ mồ hôi… rồi trẻ bị ngấm ngược mồ hôi… dẫn đến tình trạng trẻ nhiễm lạnh.
GIẢI PHÁP: Mình kiên quyết loại bỏ hết những đồ mặc cho bé bằng vải sợi tổng hợp, dù kiểu cách và mầu sắc đẹp đến đâu cũng không bị hấp dẫn (không thoát khí tốt và không thấm nước/mồ hôi). Tập quán dùng quần áo cho nhũ nhi/ấu nhi may bằng vải tổng hợp (Polyester) là rất phổ biến ở các bố/mẹ VN
Tuy nhiên, phải nhìn nhận hiện tượng đổ mồ hôi (mà người lớn gọi là đổ mồ hôi trộm) là một quá trình lành mạnh và tất yếu để cơ thể trẻ thực hiện trao đổi chất mạnh mẽ. Do vậy, người mẹ phải có thói quen kỷ luật là thăm khám lưng của bé thường xuyên (một vài tiếng đồng hồ / lần) để lau thấm mồ hôi do cơ thể trẻ bài tiết (dù là ngày hay đêm) Có câu: “Giữ cho cái đầu luôn mát và lòng bàn chân luôn ấm” được hiểu là một chỉ dẫn rất khoa học. Mình quan sát nhiều bố/mẹ rất chăm con, nhưng bỏ sót một chi tiết là phải luôn giữ cho lòng bàn chân của trẻ không bị nhiễm lạnh triền miên, tích tụ, do trẻ chạy nhảy trên sàn đá gra-nít/ sàn gỗ lạnh… dù là giữa mùa hè!
Để khắc phục điều này mà không phải đeo tất (bằng chất liệu sợi vải tổng hợp, gây bí chân, toát mồ hôi chân ở trẻ), mình làm những đôi dép bằng vải sợi bông tự nhiên (cotton) để Khuê đi trong nhà, bất cứ lúc nào, kể cả khi ngủ… để đảm bảo lòng bàn chân không bị nhiễm lạnh lại có tác dụng thấm mồ hôi, nhưng vẫn thoáng khí!
Ngoài ra, mình không lãng phí nhiều tiền bạc mua đồ, quần áo mới cho trẻ (vì chúng nhanh lớn và chưa có nhu cầu về cái đẹp duy hình thức) mà xin lại/ sử dụng lại đồ của trẻ ra đời trước là con cái của anh chị/bạn bè mình, như thế vừa tiết kiệm được khoản tài chính khá lớn, nhưng quan trọng hơn, là đồ đã qua sử dụng, vải đã mềm/thấm nước… khắc phục hiệu quả tình trạng ngấm ngược mồ hôi vào cơ thể nhũ nhi/ấu nhi!
2/Thực hành ăn uống vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh tối đa nguy cơ trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Quan trọng hơn nữa, đó là thực hành đa dạng thức ăn trong chiến lược chăm sóc con, nhưng theo thực đơn Tây Tạng mà nhiều nhà khoa học Âu Mỹ đã chứng minh là rất khoa học, đó là: bữa ăn đơn giản/đơn món cho Khuê, không tích hợp nhiều loại thức ăn phức tạp (điều mà khiến tụy/gan/mật của đứa trẻ phải chịu áp lực quá tải để tiết đủ các loại men, enzyme, các chất vi sinh cần thiết để tiêu hóa một thực đơn phức tạp theo kỳ vọng của người lớn!), kiểu như, một bát bột/cháo gồm: cá +rau+phomai + nước xương hầm + gạo+hạt sen+đỗ xanh vân vân… (Đây là công thức khá điển hình trong các thực đơn của trẻ ở HN hiện nay). Vì mình hiểu, mỗi loại thức ăn, lại đòi hỏi một số loại enzyme, men tiêu hóa khác nhau để chuyển hóa và hấp thu. Cùng lúc đưa vào cơ thể trẻ một lượng thức ăn quá phức hợp là làm cho hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, gây nên tình trạng khó tiêu, dẫn đến trẻ lười ăn, phân sống, sợ ăn… Một thực trạng là, tuy nhiều trẻ được chăm sóc rất “khủng” vẫn bị suy dinh dưỡng dạng còi xương/hoặc mập phì.
3/ Vì sao mình đặc biệt quan tâm đến các bệnh của nhũ nhi/ấu nhi ở hệ hô hấp và hệ tiêu hóa? Vì đây là hai hệ chức năng sống của trẻ luôn phải đối diện với những rắc rối thường gặp nhất, lặp đi lặp lại nhiều lần ở 1 trẻ, và có tác động/hiệu ứng qua lại rất mật thiết! Điển hình là tình trạng: trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viên mũi /viêm xoang…) để lâu không điều trị dứt điểm/hoặc điều trị sai… dẫn đến hệ hô hấp rất nhậy cảm, dễ viêm nhiễm sâu xuống đường phế quản và phổi. Khi tình trạng đã khá nặng, bố/mẹ đưa trẻ đi bác sĩ và được kê đơn mà chắc chắn có thành phần kháng sinh liều tấn công với các thế hệ kháng sinh mới nhất, phổ rộng nhất, đặc hiệu nhất… đem đến kết quả nhanh chóng khỏi bệnh ở trẻ, đúng như kỳ vọng của bố/mẹ! Nhưng hệ lụy là đứa trẻ lại rơi vào tình trạng bị loạn khuẩn đường ruột do những vi khuẩn có lợi cho cơ thể/ cho hệ tiêu hóa (gọi nôm na là các loại men vi sinh đường ruột) bị kháng sinh tiêu diệt cùng lúc với trị bệnh!
Cổ xưa đã có câu: “đau chóng đã chầy” – ấy là quy luật điều phục của cơ thể! Nhưng thời công nghiệp hiện đại, mình cũng như nhiều bậc cha mẹ đã bị thôi miên bởi truyền thông /quảng cáo và những thông tin khoa học không toàn bộ, nên đã không thể bình tâm tìm hiểu và thấu đáo điều thuận theo tự nhiên ấy!
Mình suy ngẫm về giá trị của cụm từ “kháng sinh phổ rộng’ – và hiểu rằng, cơ bản là loại thuốc này tổng hợp nhiều loại hóa chất, cùng lúc tấn công/tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn khác nhau, trong đó có vi khuẩn gây bệnh đồng thời tiêu diệt luôn các loại vi sinh có lợi cho cơ thể – vốn được coi “là hàng phòng ngự đầu tiên” bảo vệ cơ thể – những hệ vi sinh này khu trú rất dồi dào trong dịch nhầy tại các bộ phận mũi, mắt, miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục, đặc biệt là ruột và dạ dày của trẻ…
Như vậy, thói quen dùng kháng sinh để dập tắt mọi bệnh thông thường, do kém hiểu biết trong chăm sóc sức khoẻ nhũ nhi/ấu nhi, sẽ dẫn tới làm giảm sức đề kháng tự nhiên của trẻ trong dài hạn, cơ thể dễ bị tổn thương, dễ nhiễm trùng … và bố/mẹ lại viện đến kháng sinh liều cao để điều trị cho bé… Vòng luẩn quẩn này là hiện trạng đáng buồn, khiến nhiều cháu khi sinh ra rất bụ bẫm, kháu khỉnh… nhưng do phương pháp chăm sóc “tưởng như khoa học mà lại rất phản tự nhiên” đã khiến đứa trẻ bị mất đi cơ hội lớn lên với một cơ thể khỏe mạnh/não bộ khỏe mạnh/ hệ thần kinh hoàn chỉnh vì bị các loại hóa chất tổng hợp ức chế ngay từ khi rất non nớt, tác động triền miên… trong thuốc kháng sinh liều cao (mà như bác sĩ Tâm nhắc mình là mỗi trẻ mỗi năm trung bình phải dùng từ 5-6 liệu trình, mỗi liệu trình từ 5 – 10 ngày, và nhiều hơn thế)
Để giảm thấp nhất nguy cơ phải dùng đến kháng sinh thế hệ phổ rộng và liều cao “dập lửa” như tập quán hiện tại của nhiều bố/mẹ, mình thực hành nuôi và chăm sóc bé Khuê theo những kỹ năng thuận theo tự nhiên mà mình hiểu biết rốt ráo. Như sau:
• Thực đơn từng bữa rất đơn giản, không tích hợp nhiều thực phẩm khác nhau vào một bát cháo/bột của Khuê
• Khi Khuê bị sổ mũi, mình dùng miệng hút mũi cho con – theo phương pháp mà mình học được từ bà nội, chứ dứt khoát không dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ bằng nhựa vẫn được bán trên thị trường – dụng cụ này có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, làm đau mũi của trẻ, khiến chúng sợ hãi, hơn thế nữa, dẫn đến viêm nhiễm trầm trọng và sâu hơn, khó chữa hơn. Sau đó, bơm nước muối y tế nhằm làm sạch khoang mũi ngay, cũng bằng miệng hút ra. Thực hành chăm sóc khoang mũi /xoang cho con cẩn trọng, theo phương pháp tự nhiên nhất kết hợp với hiểu biết khoa học hiện đại đúng cách, để đảm bảo trẻ không bị tình trạng “lai rai như tai mũi họng” – tình trạng dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp lặp đi lặp lại, triền miên!
• Thay vì đợi đến khi ốm bệnh là dùng kháng sinh, trong thành phần nước uống hàng ngày của Khuê , luôn có nước đỗ đen/đỗ xanh (nguyên hạt, nguyên vỏ) rang vàng /rim với nước bằng lửa nhỏ như cách nấu chè, sau đó, chắt lấy nước chế thêm một chút nước đường phèn đã chưng, để cho bé uống, nhằm thanh thải độc tố, tác dụng bổ tỳ, thanh mát cơ thể! (mình duy trì tập quán này đến tận bây giờ)
• Các loại nước ép từ rau xanh/tươi sống như: nước lá bồ công anh (rất nhiều canxium); nước rau chân vịt (bina), nước ép rau dấp cá (giàu chất kháng sinh tự nhiên và chất giảm sốt hoàn hảo), nước ép bắp cải, nước ép lá rau má… thực sự là những loại nước có tác dụng thanh lọc cơ thể cho trẻ, bổ sung diệp lục, chất kháng sinh tự nhiên, chất giảm sốt tự nhiên … được mình chọn chế biến (có cho thêm chút nước đường phèn chưng) để cho Khuê uống những lúc cơ thể bé sốt dịch, sốt theo mùa, sốt tập dượt miễn dịch thông thường. Nước gạo lứt rang cũng rất tốt, nhằm cấp bù nước, tránh mất nước trong ngày sốt, hay ngày nóng rất hiệu quả , lành tính, trẻ uống bao nhiêu cũng được, không cần định lượng
Ngay trong thành phần nước uống hàng ngày của Khuê, ngoài sữa mẹ ra, các loại nước rau xanh (ép tươi) kể trên được ưu tiên lựa chọn để bổ sung đều đặn.
P/S: Mình nhấn mạnh nước ép tươi lá dấp cá! Nếu các bạn quan sát, trong đĩa rau thơm của người Việt từ cổ xưa, rất chú trọng lá dấp cá. Nó được dùng ăn ghém để bổ sung thêm kháng chất cho cơ thể và làm mát cơ thể rất hiệu quả. Nước dấp cá ép tươi có vị chua dôn dốt, chế thêm một chút đường phèn hay mật ong nguyên sinh thì là một loại nước uống vừa thơm ngon vừa là vị thuốc vô cùng tốt. Loại cây này dễ mọc, dễ sống và phân nhánh rất nhanh nên thường được mọc tự nhiên không bị thúc bằng thuốc hóa học. * Mình nhấn mạnh “đường phèn” là vì đây là loại đường tự nó kết tinh trong bể mật, khá tự nhiên, còn giữ được nhiều vi chất tự nhiên, không bị mất đi trong quá trình sản xuất như đường tinh luyện
Kết luận: Do được khuyến cáo về một “thực trạng không sáng sủa” ( nếu theo kịch bản, tập quán nuôi con thông thường) sức khỏe bé Khuê từ những bác sĩ mà mình đã có thời gian dãi bày đầy đủ về các vấn đề của cháu, nên mình đã nỗ lực chăm sóc bé bằng những phương pháp và chỉ dẫn rất thuyết phục về khoa học, gần gũi và hợp với quy luật của thiên nhiên, như sau:
• Hiểu được cơ chế bài tiết mồ hôi và sự nhiễm lạnh do thấm ngược mồ hôi lạnh để ngăn chặn nguy cơ bị viêm nhiễn đường hô hấp (đây là nguy cơ phổ biến nhất!) • Thực hành chế độ thức ăn đơn món, không phức tạp trong từng bữa ăn của trẻ để bảo vệ hệ tiêu hóa không bị rối loạn. • Sử dụng biện pháp hỗ trợ chất kháng sinh và chất giảm sốt từ cây lá thiên nhiên để giảm thấp nhất việc phải sử dụng kháng sinh thế hệ tổng hợp liều cao – điều dẫn đến hệ vi sinh có lợi của cơ thể trẻ bị phá vỡ, loạn khuẩn và lặp lại vòng luẩn quẩn vì cơ thể dễ nhiễm khuẩn có hại. • Những cây lá mình thường sử dụng (ngay cả đến bây giờ vẫn trong tập quán sử dụng của gia đình mình như: nước ép rau má, nước ép lá dấp cá, rau chân vịt, cà rốt, bắp cải, …
Các loại lá tắm như: lá chè xanh, lá trầu không, thay cho các loại nước tắm đóng chai được quảng cáo dành cho trẻ nhũ nhi/ấu nhi.
Mình nhấn mạnh nước tắm bằng lá chè xanh đun lấy nước! Nước lá chè xanh rất tốt, có chất làm se khít lỗ chân lông và chất kháng sinh tự nhiên giúp da dẻ trẻ nhũ nhi/ấu nhi luôn được bảo vệ thơm tho. Đặc biệt, với trẻ đang điều trị thủy đậu/ viêm da các loại… thì nước chè xanh đậm đặc đun sôi, để nguội rồi tắm cho trẻ là phương thuốc tuyệt vời, hữu hiệu và an toàn vô cùng! • Kiên trì loại bỏ phần lớn những sản phẩm công nghiệp (đồ dùng/quần áo/thức ăn/ thuốc kháng sinh) trong quá trình nuôi và dinh dưỡng bé Khuê!
Kết quả: sau những kiên trì bề bỉ thực hành nuôi con thuận theo chỉ dẫn của Mẹ-Thiên-Nhiên đã được soi sáng bằng những hiểu biết khoa học, từ thời điểm 4 tháng tuổi, bé Khuê không phải dùng kháng sinh và thuốc giảm sốt lần nào… cho đến tận năm cháu 15 tuổi!
Việc không phải dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm sốt cho trẻ, đã giúp trẻ lớn trong lành mạnh, não bộ được hoàn chỉnh trong trạng thái hòa hợp tự nhiên, các hệ vi sinh có lợi trong cơ thể trẻ được cân bằng hài hòa, nên hệ miễn dịch được tập dượt từ bé, thường xuyên, nên vững vàng hơn theo tuổi trưởng thành, giúp Khuê vượt qua những đợt dịch sốt một cách bình thản, dễ thích nghi trong mọi môi trường , dù thay đổi đột ngột.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo