Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Chỉ còn gần 10 ngày nữa sẽ diễn ra cuộc trưng cầu dân chúng Anh về việc Anh có nên tiếp tục mối quan hệ với Liên minh châu Âu EU hay không?
Hãng tin Reuters (Anh) ngày 11/6 thông báo về kết quả khảo sát do Công ty nghiên cứu thị trường Opinium tiến hành đăng trên tờ Người giám sát cho thấy, tỷ lệ người Anh ủng hộ nước này ở lại EU là 44%, trong khi số người ủng hộ nước Anh rời khỏi khối này là 42%. Khoảng 13% số người được hỏi chưa đưa ra quyết định.
Song kết quả thăm dò này hoàn toàn trái ngược với kết quả do ORB tiến hành được tờ Độc lập công bố ngày 10/6. Theo đó số người ủng hộ rời khỏi EU (khối Brexit) là 55%, chỉ có 45% số người được hỏi muốn Anh ở lại Liên minh châu Âu.
![]() |
Liệu người dân Anh có thực sự mong muốn rời khỏi EU |
Trong suốt thời gian qua, tình hình an ninh châu Âu vô cùng phức tạp, đặc biệt sau một loạt các vụ khủng bố tấn công tại khu vực này thì có thể nhiều người sẽ bỏ phiếu ở lại EU. Bởi chống khủng bố xuyên quốc gia là công việc không thể thực hiện đơn lẻ mà cần có sự liên minh đặc biệt giữa các quốc gia.
Bên cạnh đó, hồi đầu năm, một cuộc thăm dò cho thấy nhập cư là vấn đề công dân Anh quan tâm nhất. Và thực tế, ít nhất một tên khủng bố Paris đã vào châu Âu bằng cách giả làm người tị nạn theo ngả Hy Lạp càng làm gia tăng nỗi sợ trong dân chúng.
Tuy nhiên đó không phải là lý do chính để rời bỏ châu Âu. Nước Anh không thuộc Hiệp ước về tự do đi lại một số nước châu Âu – khối Schengen. Do đó Anh có thể kiểm soát biên giới. Anh cũng đang không tham gia vào chính sách tị nạn của châu Âu, do đó cũng sẽ không tham gia vào việc tái định cư người tị nạn Syria.
Mặc dù, đã có nhiều cuộc đàm phán diễn ra giữa Chính phủ Ạnh và EU, nhưng dường như đều đi vào bế tắc, cả hai bên không thể tìm được tiếng nói chúng trong nhiều vấn đề. Ví dụ như yêu cầu gây tranh cãi nhất của Thủ tướng Anh là về vấn đề nhập cư. Anh muốn từ chối không cho người di cư từ các nước EU được hưởng các phúc lợi xã hội, bao gồm giảm thuế cho công nhân thu nhập thấp trong 4 năm.
Nhưng Đức và các nước khác phản do gây phân biệt đối xử các công dân EU, và các quốc gia như Ba Lan và Cộng hoà Séc phản đối kịch liệt những biện pháp vốn có thể gây tổn hại đến công dân họ tại Anh. Một giải pháp đưa ra có thể là các nước EU khác cũng không cho công dân Anh được hưởng lợi ích như giảm thuế trong 4 năm (khi làm việc ở các nước EU khác).
Đặc biệt khi Anh đang trở thành Trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. EU đang đứng trước nguy cơ tan rã với nhiều vấn đề tồn tại trong nội bộ khối. Vậy liệu Anh sẽ đi hay ở lại EU, câu trả lời sẽ có trong cuối tháng này.
Phương Anh