Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Để Mỹ-Hàn triển khai THAAD là thất bại của ông Tập Cận Bình
Saturday, July 9, 2016 17:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Trong vòng hai năm qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cố gắng lôi kéo Hàn Quốc khỏi Mỹ nhưng nỗ lực này đã không đem lại tác dụng khi Mỹ-Hàn mới đây đạt thỏa thuận triển khai THAAD.

Theo New York Times, ông Tập đã giành nhiều thời gian để lôi kéo Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye với hy vọng Seoul ít nhiều tránh xa khỏi đồng minh Mỹ. Kể thì khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập đã có chuyến thăm cấp nhà nước đến Hàn Quốc trong khi vẫn chưa từng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Đáp lại, bà Park đã đến Bắc Kinh dự cuộc duyệt binh của Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm ngoái. Đây cũng là đồng minh Mỹ duy nhất đến dự sự kiện này.

Nhưng ngày 8/7, những nỗ lực của ông Tập rõ ràng đã thất bại. Mỹ và Hàn Quốc đã đạt thỏa thuận triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Chính phủ của bà Park cho thấy, nước này coi trọng mối quan hệ đồng minh với Washington hơn bao giờ hết. Hàn Quốc cũng không còn quá phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc kiềm chế kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

  Để Mỹ-Hàn triển khai THAAD là thất bại của ông Tập Cận Bình - Ảnh 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại Đại lễ Đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 2/9/2015. Ảnh: AP.

Ở Bắc Kinh, quyết định của Mỹ-Hàn được coi như một sự thất bại lớn, vượt qua lợi ích của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên cho đến khả năng kích hoạt cuộc chạy đua vũ trang lớn hơn ở Đông Bắc Á, buộc Nga và Trung Quốc phát triển vũ khí tinh vi hơn.

Các nhà phân tích nhận định, việc triển khai THAAD có thể sẽ càng làm củng cố mức độ thiếu niềm tin trong quan hệ Mỹ-Trung trong khi nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp kết thúc, bên cạnh những căng thẳng vốn có như tranh chấp ở Biển Đông hay sự khác biệt trong cách tiếp cận kinh doanh của Mỹ vào thị trường Trung Quốc.

Điều này cũng có thể khiến Triều Tiên phản ứng quyết liệt hơn trong khi Trung Quốc đang đánh mất tầm ảnh hưởng để có thể gây tác động mạnh mẽ lên chính quyền Bình Nhưỡng.

Trong tuyên bố chung, chỉ huy quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, Tướng Vincent K. Broooks nói THAAD cần được triển khai để bảo vệ Hàn Quốc khỏi vũ khí hạt nhân từ Triều Tiên. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc không tin là như vậy. Với hệ thống THAAD, Mỹ và đồng minh hoàn toàn có thể giám sát các tên lửa phóng đi từ Trung Quốc.

Bây giờ việc triển khai một hệ thống như vậy đã được xác nhận, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ phải phát triển tên lửa tối tân hơn như một biện pháp trả đũa, ông Cheng Xiaohe, Giáo sư chuyên nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh nhận định: “Cách để đối phó với THAAD hay một lá chắn là bạn phải có mũi giáo sắc nhọn hơn”.

Các nhà phân tích Trung Quốc nói, họ dự đoán Nhật Bản cũng sẽ tiếp bước Hàn Quốc triển khai THAAD. Như vậy, Mỹ sẽ tạo thành liên minh 3 hướng với Hàn Quốc. Cho đến nay, Nhật Bản tỏ ra ít quan tâm đến THAAD, nhưng Washington và Tokyo đang cùng hợp tác chế tạo loại tên lửa đánh chặn mới có thể bắt đầu đi vào sản xuất đại trà trong năm 2017.

Hàn Quốc trước đây do dự về việc đồng ý cho Mỹ triển khai THAAD ở nước này, nhưng đàm phán đã tiến triển vượt bậc sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần 4 vào tháng Giêng năm nay. Sau vụ thử hạt nhân, khi Bình Nhưỡng tuyên bố đây là một quả bom nhiệt hạch, bà Park đẫ cố gắng gọi điện cho ông Tập nhưng không thành công.

Vụ thử hạt nhân đã khiến bà Park tin rằng ông Tập không thể ngăn cản tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Và rằng Trung Quốc không nghiêm túc trong việc tác động đến chính quyền Bình Nhưỡng dù lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hành động khiêu khích, giới chức Hàn Quốc nói.

Hồi tháng Ba, Hàn Quốc và Mỹ đã bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán chịnh thức về việc triển khai THAAD. Trung Quốc cố gắng thuyết phục bà Park xem xét đến lợi ích của Bắc Kinh bằng cách điều chỉnh kỹ thuật lại hệ thống này, trong đó radar sẽ ít thâm nhập sâu vào trong lãnh thổ Trung Quốc hơn, theo ông Wu Xinbo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Fudan ở Thượng Hải nói. Tuy nhiên, đề nghị này đã không được thực hiện.

Một số nhà phân tích Hàn Quốc đã bày tỏ quan ngại rằng, Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của nước này có thể tiến hành trả đũa kinh tế sau quyết định triển khai THAAD, ông Cheong Seong-chang, một nhà phân tích cấp cao thuộc Viện Sejong ở Seongnam, phía nam Seoul nói. Ông Cheong Seong-chang còn đề cập đến khả năng Trung Quốc hạn chế khách du lịch Hàn Quốc hoặc tẩy chay một số hàng hóa của nước này.

Theo ông Wu, Bắc Kinh khó có khả năng áp đặt các biện pháp trả đũa như vậy trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Nhưng ông Wu nói, quan điểm của Trung Quốc về Triều Tiên trong giới lãnh đạo nước này chắc chắn sẽ thay đổi. Những quan chức Trung Quốc vốn ủng hộ quan hệ gần gũi hơn với Bình Nhưỡng sẽ càng mở rộng tầm ảnh hưởng, sau hai năm ông Tập cố gắng giữ khoảng cách với người hàng xóm “khó bảo” này.

“Trường phái mong muốn tiếp cận cân bằng hơn với Triều Tiên sẽ nhận được ảnh hưởng lớn hơn ở Trung Quốc”, ông Wu kết luận.

Xem thêm: Hàn Quốc: Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm thất bại

Đăng Nguyễn

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.