Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sau đảo chính, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Thổ Nhĩ Kỳ?
Monday, July 18, 2016 2:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Âm mưu đảo chính của một nhóm sĩ quan, binh sĩ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bị dập tắt. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo tại Thổ Nhĩ Kỳ?

Theo Sputnik, kể từ khi cuộc đảo chính bất thành nổ ra vào đêm 15/7, đã có khoảng 265 người thiệt mạng và hơn 2.000 người khác bị thương. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố họ đã hoàn toàn giành lại quyền kiểm soát đất nước và bắt giữ hơn 6.000 cá nhân có liên quan tới vụ đảo chính, trong đó gồm cả thẩm phán, công tố viên và các binh sĩ thuộc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Dưới đây là 4 câu hỏi giúp trả lời về tình hình hiện tại và tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra bởi Michael Rubin, một chuyên gia từng làm việc tại Lầu Năm Góc chuyên nghiên cứu về Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

  Sau đảo chính, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Thổ Nhĩ Kỳ? - Ảnh 1

(Ảnh minh họa: Reuters)

Vụ đảo chính ngày 15/7 khác gì so với những cuộc đảo chính trước đó?

Cuộc đảo chính mới nhất nhằm lật đổ ông Erdogan không giống với bất kỳ cuộc đảo chính nào từng xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong những thập kỷ qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra 4 cuộc đảo chính thành công. Những cuộc đảo chính trước đó thường bắt đầu vào sáng sớm (năm 1980, cuộc đảo chính bắt đầu lúc 5 giờ sáng) nhằm bắt giữ những chính trị gia khi họ đang ngủ tại nhà riêng. Lực lượng đảo chính đóng cửa không phận và “chặn miệng” truyền thông. Trong mỗi cuộc đảo chính từng xảy ra, những người đứng đầu đảo chính sẽ tự đưa ra lời tuyên bố. Nhưng trong ngày 15/7 vừa qua, chỉ có một phát ngôn viên truyền hình đọc thông báo đã in sẵn của phe đảo chính được gửi từ một binh sĩ cấp thấp. Hơn nữa, phe đảo chính vẫn để ông Erdogan thông qua truyền hình và công nghệ gửi thông điệp tới những người ủng hộ, kêu gọi họ xuống đường phản đối đảo chính.

Ai chịu trách nhiệm cho cuộc đảo chính?

Hiện tại, có 3 khả năng về người thực sự đứng sau cuộc đảo chính.

Người thứ nhất là ông Fethullah Gulen, một giáo sĩ Hồi giáo lưu vong, từng là đồng minh thân cận của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

Giáo sĩ Fethullah Gulen (75 tuổi) hiện đang sống lưu vong tại Mỹ từ năm 1999 sau khi bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ kết tội phản quốc. Ông là người đứng đầu phong trao tôn giáo, xã hội xuyên quốc gia mang tên Gulen, với nguồn kinh phí hoạt động lên tới một tỷ USD.

Ông Erdogan khẳng định rằng giáo sĩ Fethullah chính là người đứng sau vụ đảo chính bất thành ngày 15/7. Theo đó, ông Erdogan cho rằng một nhóm sĩ quan thuộc Bộ Tổng tham mưu đã nhận lệnh thực hiện đảo chính từ giáo sĩ Fethulla Gulen. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kết luận rằng phong trào Gulen thực chất là một tổ chức khủng bố có vũ trang.

Về phía mình, ông Gulen bác bỏ cáo buộc rằng ông đứng sau âm mưu đảo chính và “tố ngược” lại ông Erdogan, cho rằng chính Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã dàn dựng cuộc đảo chính.

Khả năng thứ hai là chính ông Erdogan đứng phía sau cuộc đảo chính. Đây có thể là màn kịch do chính quyền của ông dàn dựng nhằm thanh trừng những thành phần chống đối trong quân đội và cơ quan tư pháp mà trước đó ông đã từng ký đơn phê duyệt bắt giữ họ.

Giáo sĩ Fethullah Gulen thậm chí còn cho rằng ông Erdogan đã dùng thủ đoạn tương tự Adolf Hitler nhằm tiêu diệt đảng phái đối lập ở Đức năm 1930.

Thứ ba là những người theo chủ nghĩa dân tộc dân chủ và thế tục (gọi là Kemalism) có tư tưởng thân phương Tây. Người tạo nên Kemalism là tổng thống lập quốc của Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Ataturk.

Tổng thống Erdogan là mối đe dọa đối với một bộ phận trong quân đội theo chủ nghĩa Kemalism. Ông Erdogan không giấu giếm tham vọng biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một nước cộng hòa Hồi giáo, trấn áp những người chống đối và thâu tóm quyền hành. Vì vậy, đảo chính có thể là nỗ lực của nhóm binh sĩ nhằm bảo vệ vai trò truyền thống của họ, đó là việc thực thi và bảo vệ chủ nghĩa thế tục chính thống.

Tương lai Thổ Nhĩ Kỳ sẽ như thế nào?

Ông Erdogan tin rằng ông có toàn quyền tấn công kẻ thù của mình ở Thổ Nhĩ Kỳ và có thể là cả ở nước ngoài. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang có tỉ lệ nhà báo bị bắt giam rất cao và xu hướng những người bị bắt ngày càng tăng. Điều nguy hiểm là xã hội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang bị chia rẽ. Ông Erdogan chưa bao giờ đạt được trên 50% số phiếu bầu trong các cuộc bầu cử. Lực lượng nổi dậy người Kurd đang lớn mạnh.

Các cuộc tấn công khủng bố đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ liên tục chấn động trong những tháng qua. Nỗi lo sợ lớn nhất lúc này là khoảng trống chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể tạo ra kỷ nguyên mới của những vụ tàn sát chính trị trong nội bộ đất nước. Khi ấy, không chỉ ông Erdogan mà cả những đảng phái chính trị, phóng viên, nhà báo, biên tập viên truyền hình hay những nhà lãnh đạo phong trào xã hội cũng trở thành mục tiêu.

Sau đảo chính, mục tiêu của ông Erdogan là gì?

Dù ông Erdogan có đứng sau âm mưu đảo chính hay không, một điều chắc chắn là ông đang là người chiến thắng và thậm chí được củng cố quyền lực hơn trước. Tuy nhiên, mục đích của ông Erdogan sau đảo chính là gì vẫn là câu hỏi gây tranh cãi.

8 năm trước, dường như ông Erdogan muốn trở thành một phiên bản Vladimir Putin của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng thời gian gần đây, dường như mục tiêu của ông lại là xây dựng một đế chế hoặc cộng hòa Hồi giáo. Dù ông Erdogan đang tìm kiếm điều gì thì việc phân chia quyền lực cũng chưa bao giờ xuất hiện trong lộ trình của ông.

Danh Tuyên

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.