Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Chiến hạm Nga cập cảng Việt Nam từ rất sớm và ghi chép lại rất nhiều thông tin thú vị về lịch sử Việt Nam.
Tờ Sputnik ngày 5/8 đăng tải bài viết của Alexei Syunnerberg, một chuyên gia về lịch sử và các vấn đề đương đại của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, cho biết những thông tin thú vị về lịch sử giao thương hàng hải giữa Nga và Việt Nam.
Theo ông Syunnerberg, lịch sử các mối giao thông hàng hải giữa Việt Nam và Nga bắt đầu từ ít nhất là 150 năm trước khi hai tàu khu trục “Abrek” và “Gaydamak” của Đế chế Nga đã cập bến cảng Sài Gòn vào năm 1863.
![]() |
Chiến hạm Nga cập cảng Việt Nam từ rất sớm và ghi chép lại rất nhiều thông tin thú vị. |
Một chuẩn ý hải quân trẻ tuổi phục vụ trên tàu Abrek, Konstantin Stanyukovich, sau này trở thành nhà văn nổi tiếng đã công bố tập bút ký rất thú vị về hải trình đi qua xứ Nam Kỳ trong một tháng của mình.
Tập bút ký của ông kể về cuộc xâm lược của Pháp ở Đông Dương, về cuộc đấu tranh chống xâm lược của những người Việt Nam yêu nước, về các sự kiện liên quan tới tàu chiến của Mỹ.
Vào thời điểm đó, Stanyukovich không thể đoán về những diễn biến lịch sử sau này. Tuy nhiên, những gì ông ghi chép lại được xem là mô tả về những dữ liệu về bước đi đầu tiên của Mỹ mở đường cho cuộc chiến tranh tại Việt Nam sau này.
Theo chuyên gia sử học người Nga, trên hành trình từ các cảng Nga ở biển Baltic và Biển Đen tới Vladivostok trên Thái Bình Dương và ngược lại, các tàu chiến của Đế chế Nga thường ghé thăm các cảng Việt Nam để lấy thêm than đá và lương thực.
Mỗi lần cập cảng Việt Nam, các thuyền trưởng đều gửi báo cáo về chuyến thăm cho Cơ quan quân sự và Bộ Ngoại giao Nga. Các bản báo cáo vẫn được bảo quản trong kho lưu trữ, và nếu muốn thì bất cứ ai có thể tiếp cận để nghiên cứu.
Điển hình như tháng 3 năm 1884 khi quân Pháp chiếm thành phố Bắc Ninh, Sài Gòn một tuần sau đó mới biết thông tin này. Trong khi đó, ở thủ phủ của Đế chế Nga lúc bấy giờ là St. Petersburg, dù nằm cách Việt Nam rất xa nhưng thông tin này đã được biết đến chỉ sau một ngày. Nhờ máy điện báo, thuyền trưởng của tàu hộ tống Nga Skobolev đang cập bến cảng Sài Gòn đã gửi báo cáo tới St. Petersburg rất nhanh chóng.
Bản báo cáo của thuyền trưởng tàu tuần dương Nga “Oryol” ghé vào cảng Sài Gòn ngày 17 tháng 2 năm 1916 còn ghi chép các dữ liệu về các phong trào yêu nước chống Pháp tại Việt Nam lúc bấy giờ.
Thuyền trưởng người Nga cho biết, động lực chính của các phong trào yêu nước là chống hành động của Pháp ép buộc những người nông dân Việt Nam phải phục vụ trong quân đội thuộc địa. Thời điểm đó là khi Thế chiến I đang bùng nổ và Pháp đã có kế hoạch gửi những lính Việt tham gia trực tiếp vào chiến trận ở châu Âu.
Báo cáo cũng lưu ý rằng, người Pháp đã xúi giục cuộc nổi dậy bằng cách phá hủy cấu trúc truyền thống của cộng đồng người Việt.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, tàu Nga cập cảng Việt Nam ở mức cao kỷ lục để cung cấp các hỗ trợ về hậu cần cho quân và dân Việt Nam.
Trung bình mỗi tháng có gần 40 tàu chở hàng khô và tàu chở dầu từ Liên Xô dỡ hàng tại các cảng Hải Phòng, Hồng Gai và Cẩm Phả.
Hoàng Hải (theo Sputnik)
2016-08-05 14:24:05
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/chien-ham-dau-tien-cua-nga-cap-cang-viet-nam-khi-nao-a253228.html