Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Điều gì sẽ xảy ra trong cuộc chiến ‘ăn miếng trả miếng’ Mỹ – Trung?
Wednesday, March 15, 2017 14:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Không thể phủ nhận tốc độ phát triển của kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây, song nó cũng đang tồn tại nhiều “lỗ hổng”.

Không thể phủ nhận, so với nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Barack Obama, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giờ đây đã có những bước phát triển vượt bậc. Từng là nền kinh tế dựa vào xuất khẩu và đầu tư, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc đã chuyển sang phát triển mũi nhọn vào tiêu dùng và dịch vụ. Chính phủ Bắc Kinh từng khiến Mỹ “tức giận” khi nhiều năm qua “che đậy” sự mất giá đồng nhân dân tệ.

Tập đoàn ZTE đã bị phạt một số tiền lên tới 1,9 tỷ USD vì vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ khi tái xuất khẩu công nghệ sang Iran và Triều Tiên.

“Trung Quốc đã trở thành một nền kinh tế lớn hơn, mạnh mẽ và có ảnh hưởng nhiều hơn. Nhưng chính nền kinh tế này đang tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của Bắc Kinh”, cựu Giám đốc phụ trách Trung Quốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, Eswar Prasad và hiện là Giáo sư tại đại học Cornell ở Ithaca, New York cho biết.

Theo Bloomberg Intelligence, ngay cả khi Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, các chuyên gia đã cảnh báo về sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng cũng như tăng nợ. Giới phân tích kinh tế dự báo, GDP của nước này sẽ tăng trưởng ở mức 3% đến 6,5% vào năm 2021 và kém hơn một nửa so với mức tăng trưởng GDP của năm 2007.

Ngoài ra, nhiều năm chạy nước rút để tăng trưởng nhanh đã khiến Trung Quốc phải trả giá, tổng số nợ tăng tới 465% trong thập kỷ qua. Trong đó, nợ doanh nghiệp tăng từ mức 105% lên 165% GDP. Bên cạnh đó, mặc dù tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong vòng 8 năm qua, nhưng hiện nước này đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 1990 và nợ đã đạt đến mức mà một số nhà kinh tế đánh giá là “đáng báo động ở mức nguy hiểm”. IMF đã cảnh báo món nợ ngày càng chồng chất của Trung Quốc như một mối đe dọa tiềm ẩn đến tăng trưởng kinh tế nước này và rộng hơn là toàn cầu.

Kinh tế Trung Quốc cũng phải đối mặt với hiện trạng các công ty, nhà đầu tư của Bắc Kinh đang “đổ xô” đi mua lại các công ty nước ngoài với tốc độ kỷ lục. Chính điều này đã buộc chính quyền phải thực thi các quy định nghiêm ngặt về việc chuyển tiền ra khỏi đất nước. Vốn đã đi ra khỏi quốc gia lên đến 970 tỷ USD trong 12 tháng, tính đến tháng 10/2016. Tất cả những tồn tại này hoàn toàn trái ngược với một thập kỷ trước, khi nhà chức trách Trung Quốc phải vật lộn đối phó với các dòng tiền ồ ạt chảy vào và cố gắng hạn chế tăng giá đồng nhân dân tệ.

Xem thêm >>> Tiết lộ lý do Mỹ ‘gạt’ Nga khỏi hội nghị 68 nước bàn về cách diệt IS

“Chính phủ Trung Quốc nên tập trung vào việc hỗ trợ đồng nhân dân tệ (giúp nó tăng giá) hơn là việc giữ nó yếu đi như hiện nay. Bây giờ mọi sự chú ý của nhà đầu tư sẽ hướng tới “núi nợ” khổng lồ của Trung Quốc”, Tom Orlik, người phụ trách chuyên mục kinh tế châu Á của Bloomberg Intelligence tại Bắc Kinh cảnh báo.

Theo Reuters, số liệu mới công bố của tổng cục Hải quan, thặng dư thương mại trong tháng Hai của Trung Quốc với Mỹ đã giảm xuống còn 10,42 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2014. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm 4,2%, trong khi nhập khẩu từ Mỹ tăng tới 38%.

Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm 2017, lần đầu tiên Trung Quốc nhập khẩu tăng kỷ lục tới 26,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều chuyên gia đánh giá, triển vọng xuất khẩu của Trung Quốc thời gian tới cũng ít sáng sủa, với nhiều thách thức cần phải vượt qua vì chính quyền Tổng thống Donald Trump đang có xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại.

Hiện những con số thống kê thiệt hại với Trung Quốc chưa có dấu hiệu dừng lại và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Cùng với đó, Chính phủ Mỹ cũng hướng đến các tập đoàn công nghệ của Trung Quốc đang hoạt động tại quốc gia này. Hồi tuần trước, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc ZTE đã bị phạt một số tiền lên tới 1,9 tỷ USD vì vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ khi tái xuất khẩu công nghệ sang Iran và Triều Tiên.

Trong khi đó nhiều nguồn tin cho hay, Chính phủ Mỹ cũng đang điều tra tập đoàn Công nghệ Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc vì những hợp đồng tương tự.

“Nếu có một cuộc chiến thương mại xảy ra, Trung Quốc có khả năng sẽ “ăn miếng trả miếng” với chính sách của tân Tổng thống Donald Trump”, ông Andrew Polk, người đứng đầu văn phòng nghiên cứu Trung Quốc của Medley Global Advisors nhận xét. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh có thể giành phần thắng trong cuộc chiến này thực sự sẽ không thể chắc chắn như tuyên bố mạnh mẽ của giới chức thương mại Trung Quốc.

Phương Anh

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.