Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Làm thế nào để tránh ‘chìm’ trong ‘biển’ tin tức giả mạo?
Monday, March 6, 2017 4:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội giờ đây tràn ngập những thông tin dễ gây hiểu lầm. Không phải ngẫu nhiên khi Tổng thống Trump gọi nhiều hãng tin lớn là “fake news”.

Từ tuyên bố rằng bộ phim hoạt hình The Simpsons đã đoán trước việc Tổng thống Trump đắc cử từ năm 2000, đến những câu chuyện vô lý rằng Nữ hoàng Anh đã nói đùa về việc ám sát ông Trump, các phương tiện truyền thông và mạng xã hội giờ đây tràn ngập những thông tin dối trá và gây hiểu lầm.

Không phải ngẫu nhiên khi ông chủ Nhà Trắng từng nhiều lần chỉ trích báo chí, bao gồm cả những hãng tin lớn có uy tín là “fake news” (tin tức giả mạo).

Tập phim hoạt hình The Simpsons có khung cảnh ông Trump làm tổng thống thực tế được sản xuất từ năm 2015, trong thời gian nhà tỷ đã tuyên bố ra tranh cử. Trái với lời lan truyền của cộng đồng mạng rằng tập phim đã tiên đoán trước từ năm 2000.

Một ví dụ gần đây là vụ xả súng hôm 29/1 tại một nhà thờ Hồi giáo ở Quebec, Canada với nghi phạm duy nhất là Alexandre Bissonnette. Chỉ trong vài giờ, các thuyết âm mưu bắt đầu được dàn dựng với những tuyên bố nói rằng có sự che đậy của cảnh sát để bảo vệ một kẻ đồng lõa Hồi giáo.

Như David Mikkelson, người đồng sáng lập trang mạng Snopes từng so sánh : “Những thứ bịa đặt bị thổi phồng còn nhanh hơn bạn bơm hơi”. Đáng chú ý, lượng truy cập vào Snopes gần như đã tăng gấp đôi – lên 13,6 triệu người truy cập vào tháng 10 năm ngoái, khi độc giả bị thu hút bởi những sự kiện kịch tính trong cuộc bầu cử năm ngoái.

Các nhà tâm lý học đã bắt đầu hiểu lý do tại sao nhiều người trong chúng ta sẵn sàng tin vào một điều gì đó mơ hồ chỉ vì nó phù hợp với quan điểm cá nhân mà bỏ qua những sự kiện thực tế chỉ vì cảm thấy không thích nó.

Tờ BBC đã đưa ra một số cách để một người đọc thông thái nên tham khảo để tránh chìm trong biển thông tin hỗn hợp giữa dối trá lẫn sự thật.

Đừng bị thu hút bởi sự đơn giản

Một loạt các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một thông tin giả mạo có thể dễ dàng được biến tấu để trở nên “giống như thật”, bằng cách che dấu dưới vỏ bọc của một thứ gì đó mang đến sự tin cậy.

Chúng ta thường dễ tin tưởng vào lời nói của một nhân vật nào đó chỉ vì họ xuất hiện thường xuyên trên báo chí, truyền hình – ngay cả khi người đó rõ ràng không có chuyên môn về những điều đang nói.

Theo cây bút David Robson, “cách đơn giản chỉ là in một câu chuyện lên một phông chữ dễ đọc và trò lừa đã thành công”.

Do đó trước khi lựa chọn một thông tin để thẩm thấu vào đầu, chúng ta nên kiểm chứng lại từ nhiều nguồn khác và tránh để những thứ “trình bày trông có vẻ chuyên nghiệp” như vậy lừa gạt.

Hãy đủ tinh tế để biết hình ảnh có giả mạo hay không

Trên các mạng xã hội từng lan truyền câu trả lời của nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn khi được hỏi về việc kết hôn rằng: “Tôi không muốn mua một con lợn chỉ vì cần một cái xúc xích”. Tuy nhiên đây chỉ là thông tin giả mạo, mang tính chất bôi nhọ do cộng đồng mạng Trung Quốc tạo ra.

Với mỗi thông tin truyền tải đến độc giả, hình ảnh là phần quan trọng và làm cho mọi thứ trở nên đáng tin nhất.

Nhưng với công nghệ hiện đại như ngày nay, đặc biệt là sự đa năng của phần mềm xử lý ảnh Photoshop, mọi hình ảnh bạn thấy hàng ngày không chứng minh được rằng chúng là những khoảnh khắc có thật.

Tờ Slate đã từng thực hiện một thử nghiệm thú vị. Họ đăng tải một số hình ảnh về các sự kiện chính trị trong quá khứ, nhưng chỉ có một vài trong đó là ảnh thật.

Khi được hỏi sau đó, gần một nửa độc giả nói rằng họ đã nhớ lại những sự kiện (vốn giả mạo) thực sự xảy ra.

Thêm một lần nữa, tờ Slate khuyên rằng bạn hãy tìm những nguồn hình ảnh khác trước khi tin vào bằng chứng đưa ra trước mắt mình.

Hãy luôn nhận mình là người “biết ít”

Nhiều người thường quá tự tin vào sự hiểu biết của bản thân và mọi thứ trở nên trầm trọng hơn khi quá phụ thuộc vào chiếc điện thoại thông minh có thể truy cập kiến thức một cách vô hạn chỉ bằng vài cái lướt tay.

Kết quả là, chúng ta có xu hướng ít chỉ trích các thông tin có đồng quan điểm với bản thân, trong khi bác bỏ bất cứ điều gì cảm thấy không phù hợp.

Nhìn xa hơn sự ảo tưởng

Bức ảnh photoshop này đã từng qua mặt cả cuộc thi của hãng máy ảnh nổi tiếng Nikon khi được chọn trao giải nhất.

Như chuyên gia Zaria Gorvett từng giải thích trong câu chuyện của bà về cái gọi là “phân cực nhóm”, theo đó chúng ta thường hội tụ quan điểm một cách tự nhiên đối với những người xung quanh khi được tiếp xúc hay làm việc cùng với họ.

Vì vậy, đừng bảo thủ và hãy thử nói chuyện với những người quan điểm khác với bạn, đồng thời tìm kiếm các nguồn tin tức mà bạn chưa từng đọc bao giờ. Bạn có thể ngạc nhiên về những điều mà bản thân đã từng nhận thức trước đó.

Hiếu kỳ hơn

Tương tự như vậy, nhà tâm lý học Tom Stafford chỉ ra rằng, hiếu kỳ có thể mang lại chúng ta nhiều thứ hơn. Trong khi các thông tin chính thống thường mang tính chất áp đặt gò bó khi chỉ truyền tải một góc độ, một quan điểm nhất định, những người tò mò sẽ tìm kiếm được những thông tin khác có tính cân bằng hơn – vì vậy họ không bị mù quáng bởi những gì hiện hữu xung quanh mình.

Đọc thêm>>> Tổng thống Trump mang những ‘đứa trẻ’ quyền lực vào Nhà Trắng

Quốc Vinh

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.