Profile image
Tác giả: quyennguyenduc
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Máy phát điện và kích điện nên dùng loại nào ?
Tuesday, March 18, 2014 19:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Máy phát điện thì có lẽ quá nhiều người biết về nó rồi, còn kích điện thì nó là cái gì?. “Kích điện” là tên gọi thông dụng về một thiết bị biến đổi từ điện áp thấp-một chiều của ắc quy (12, 24, 48Vdc…) thành điện áp cao hơn -xoay chiều có tần số phù hợp với lưới điện quốc gia đang dùng (ví dụ ở Việt Nam thì điện áp là 220V, tần số 50 Hz).

Kích điện có vẻ giống như những chiếc UPS được dùng cho máy tính, chỉ khác nhau là UPS được trang bị sẵn một vài ắc quy có dung lượng vừa phải ở bên trong, còn kích điện thì không. Có thể gọi kích điện là một cái UPS có ắc quy gắn ngoài cũng được. Nhiều bạn có ý tưởng dùng UPS để cấp điện cho sinh hoạt gia đình trong hoàn cảnh hiện nay, ý tưởng này là được bởi hai thiết bị này gần tương đồng nhau (tuy nhiên cũng có thể sẽ gặp một vài vướng mắc nho nhỏ trong cách sử dụng UPS với thiết bị dân dụng).

 

máy phát điện của công ty máy phát điện đồng tiến máy kích điện thế hệ mới

Bây giờ chúng ta so sánh, lựa chọn giữa sử dụng kích điện hay máy phát điện.  

Tiêu chí so sánh

Máy phát điện

Kích điện (Inverter)

Sử dụng năng lượng

Chủ yếu là xăng, một số máy phát điện công suất lớn hơn dùng dầu diesel

Năng lượng tích trữ trong các ắc quy (được nạp trước đó)

Công suất

Có nhiều loại, công suất từ vài trăm W đến vài chục kW

Công suất giới hạn, từ 100W đến vài kW. Công suất càng lớn càng đắt và yêu cầu nhiều ắc quy.

Dạng điện đầu ra

- Sóng dạng sin chuẩn.
- Tần số 50 Hz (hoặc 60 Hz cho vùng khác) nếu ở chế độ hoạt động thiết kế chuẩn.

- Đa số dạng sóng xung vuông, một số phần giả sin (rất hiếm loại đạt sin chuẩn 100% – mặc dù quảng cáo là sinh chuẩn).
- Tần số 50 Hz.

Thích hợp sử dụng

- Cho mọi loại thiết bị có công suất phù hợp (nhỏ hơn công suất máy phát)
- Tính cơ động cao, có thể hoạt động ở các vùng khác nhau

- Dùng được cho: Ti vi, đèn tuýp điện tử, máy tính
- Dùng được, nhưng hiệu suất thấp đối với các thiết bị có các cuộn dây ở bên trong (quạt, động cơ, tủ lạnh, điều hoà)…
- Có thể vận chuyển dễ dàng, nhưng không dụng được tại nơi không có điện (tàu thuyền, địa phương chưa có điện lưới…)

Ảnh hưởng đến môi trường khi làm việc

- Rất ồn, và do đó không phù hợp cho việc hoạt động trong đêm.
- Khí thải độc hại cho con người và môi trường nếu trong không gian hẹp, do đó phải đặt ở nơi có không gian thoáng.

- Không ồn, chỉ nghe thấy chủ yếu là tiếng của quạt làm mát hoặc tiếng rung nho nhỏ của lõi sắt từ.
- Bản thân kích điện không thải khí có hại, nhưng ắc quy dùng kèm có thể có mùi (nếu là loại ắc quy nước, ắc quy kín khí hoặc loại không cần bảo dưỡng thì không gây mùi). Nếu dùng ắc quy khô thì có thể đặt tại mọi vị trí trong nhà miễn là thuận tiện.

Mức độ nguy hiểm khi làm việc

Sử dụng nhiên liệu dễ cháy nổ nên khả năng nguy hiểm cao hơn

Sử dụng ắc quy là loại có khả năng gây cháy nổ nếu bị làm đoản mạch (chập) hai cực ắc quy.

Bảo dưỡng

- Thay dầu nhớt thường xuyên khi hoạt động.
- Nổ máy vài phút mỗi tháng nếu như không sử dụng lâu dài.

Không phải bảo dưỡng, nhưng phải bảo dưỡng ắc quy đi kèm theo kích điện. (Bảo dưỡng ắc quy gồm: châm thêm nước cất, phụ nạp điện sau mỗi khoảng thời gian tuỳ loại ắc quy).

Mức độ dễ sử dụng

- Thường phải “giật nổ” bằng động tác dứt khoát khi khởi động nên gây khó khăn khi người sử dụng là phụ nữ và người già.

- Chỉ phải bấm hoặc gạt nút để khởi động nên thuận tiện cho mọi lứa tuổi.

Chi phí đầu tư

Khoảng hơn 10 triệu (đối với loại máy phát chất lượng tốt)

Khoảng hơn 4 triệu (bao gồm kích điện và ắc quy)

 

Nhiên liệu, năng lượng

Tiêu chí sử dụng năng lượng thực ra mình chỉ quan tâm đến hiệu quả khi trả tiền cho năng lượng sử dụng đó thế nào. Đối với máy phát điện, nhiên liệu sử dụng là xăng (chiếm phần lớn, chủ yếu các máy công suất nhỏ dùng xăng) hoặc dầu (đối với các máy phát điện chính thống có công suất lớn).

Kích điện sử dụng điện lưới để nạp điện vào ắc quy, rồi sử dụng điện được nạp đó sau này để phát điện 220V. Xét về mặt giá trị phải trả thì rõ ràng nhiên liệu xăng sẽ phải trả tiền ngay, còn tiền điện nạp thì cộng vào hoá đơn điện hàng tháng. Phân tích về hiệu quả sử dụng thì chắc là còn phải tốn giấy mực, tuy nhiên mình nghĩ (cảm tính) rằng do giá thành điện ở Việt Nam còn thấp nên việc mua điện để nạp ắc quy sẽ rẻ hơn mua xăng để đổ cho máy phát. (Thực tế vài người sử dụng máy phát cũng cho thấy rằng việc mua xăng cho một tháng mất điện cách nhật cho một máy phát 900W đã gấp 3 lần tiền điện cho cả tháng đó khi không mất điện nên mình có cảm giác rằng dùng điện nạp đỡ tốn hơn tiền xăng)

Vậy về mặt này thì kích điện chiếm ưu điểm.

Công suất

Xét về lý thuyết thì hai thiết bị đều có đủ loại công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình cũng như cho cả một công ty nhỏ, tuy nhiên loại thông dụng của máy phát điện thì thường có công suất lớn hơn loại thông dụng của kích điện.

So sánh giữa hai loại này đều không bao giờ đạt chuẩn nếu không đưa thêm yếu tố giá thành vào. Đối với máy phát điện, tỷ số kw/đồng thấp hơn so với một bộ kích điện và ắc quy.

Vậy về mặt này máy phát điện chiếm ưu thế hơn.

Dạng điện đầu ra

Điện áp đầu ra của máy phát cũng như kích điện đều đạt mức 220V, tần số đầu ra có thể dao động quanh mức 50 Hz (nếu như không có sự điều chỉnh nào vào máy phát hoặc sử dụng máy phát điện chuẩn) do đó điện áp và tần số đầu ra của hai thiết bị này không cần phải mang ra so sánh.

Dạng điện đầu ra mới là vấn đề cần nói đến. Đối với máy phát điện – do có cùng nguyên lý hoạt động với các máy phát của các nhà máy điện nên dạng biên độ điện của nó hoàn toàn là hình sin chuẩn, nhưng đối với kích điện thì dạng biên độ điện đầu ra lại là xung vuông.

Dạng điện sin chuẩn thì phù hợp đối với mọi loại thiết bị sử dụng điện (bởi chúng được thiết kế sử dụng cho dạng điện này) nhưng dạng xung vuông lại không không phù hợp với tất cả các loại thiết bị điện.

Đối với các loại thiết bị còn lại: Đèn tuýp sử dụng chấn lưu điện tử, đèn compact, ti vi các loại (CRT, LCD…), máy tính, monitor…. thì sử dụng bình thường bởi bên trong các thiết bị này hầu như hoạt động theo nguyên tắc: biến đổi điện xoay chiều thành một chiều, rồi từ đó chuyển đổi sang các loại điện áp sử dụng ở bên trong (hoặc rung lên tần số cao cho việc phát sáng ở các đèn ống).

Vậy thì ở tiêu chí này máy phát điện chiếm ưu thế nổi trội so với kích điện.

Chi phí đầu tư

Máy phát điện với công suất từ 1 KVA trở lên trong thời điểm hiện tại (5/2010) có giá khoảng từ 10 triệu đồng trở lên đối với máy phát điện chạy xăng có thương hiệu của Nhật Bản (còn lắp ráp ở đâu thì vẫn còn nhiều loại), các máy phát của Trung Quốc thì có giá rẻ hơn – khoảng vài triệu đồng.

Bộ kích điện luôn phải mua ít nhất hai thiết bị: bộ kích điện, ắc quy. Tuỳ theo dung lượng ắc quy và công suất thiết kế của kích điện mà giá thành bộ này giao động trong khoảng từ 3 đến 6 triệu đồng với loại thông thường, với loại công suất lớn với thương hiệu tốt thì giá thành có thể đến 10 triệu đồng hoặc hơn. Với loại thông thường sẽ có chi phí như sau:

* Ắc quy loại 100 Ah khoảng 1,5 đến 2 triệu; 150 Ah khoảng 2,5 – 3 triệu (tuỳ loại ắc quy kín khí hay ắc quy “nước”)
* Kích điện: Loại có biến thế sắt từ 50 Hz (những loại này trọng lượng kích nặng hàng chục kg) giá khoảng 1 triệu cho loại 500W, 2 triệu cho loại 1000W hàng Trung Quốc. Đối với các loại của Việt Nam thì giá đắt thêm khoảng 500 nghìn đến 1 triệu cho cùng công suất. Loại kích điện tử (dùng biến áp xung nên có kích thước nhỏ hơn, nhẹ hơn – nhưng cũng có nhược điểm hơn về độ bền) có giá rẻ hơn từ 500.000 đến 1 triệu đồng so với loại biến áp sắt từ có cùng công suất.
* Sạc ắc quy: Chỉ phải mua cho loại kích nào không tích hợp sẵn sạc, giá khoảng vài trăm ngàn (lưu ý rằng các loại kích có biến áp sắt từ đều được tích hợp sẵn sạc ắc quy)

TÓM LẠI

Vậy tóm lại là thế nào? Chắc chắn rằng tôi không thể lựa chọn thay cho bạn được bởi vì tôi chưa biết khả năng kinh tế và nhu cầu sử dụng điện của bạn như thế nào. Tuy nhiên cũng gộp lại thành một lời khuyên như sau:

- Nếu đất nhà bạn rộng để có thể đặt được máy phát mà ít ảnh hưởng đến bạn và những người xung quanh (hay có thể đặt máy phát trên nóc nhà được), có khả năng chi vài trăm ngàn (ngày nổ 2-3 tiếng) đến vài triệu (nổ máy phát nhiều hơn) tiền xăng cho một tháng (cắt điện 50%), muốn đun nấu, chạy điều hoà (hay muốn khi mất điện cũng như có điện) và sẵn sàng bỏ ra khoảng 15 đến vài chục triệu để mua máy ban đầu thì nên mua máy phát điện.

- Nếu bạn muốn bỏ ra chi phí thấp, sử dụng điện tiết kiệm (không dùng tủ lạnh, điều hoà, nấu cơm điện hoặc các thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn), không quên bảo dưỡng ắc quy mỗi 3 tháng trong mùa đông, thì bạn nên mua bộ kích điện và ắc quy.

Các bài viết hữu ích khác:

Máy phát điện Kohler lịch sử hình thành phát triển

Giới thiệu về dòng máy phát điện Cummins

Sửa chữa máy phát điện | cho thuê máy phát điện | Bảo dưỡng máy phát điện | máy phát điện nhật cũ 

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Total 1 comment
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.