Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Buôn lậu nội tạng: Làm giàu trên thân xác người khác
Monday, November 17, 2014 20:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Buôn lậu nội tạng, một ngành kinh doanh phi nhân tính hiện diện tại một số quốc gia trên thế giới, trong đó Trung Quốc là một trong những nước đi đầu về việc thu lợi nhuận từ hoạt động phi pháp này.

Trung Quốc, mổ cướp nội tạng, Bài chọn lọc,

Giá nội tạng tại một số quốc gia có hoạt động buôn lậu nội tạng. (Ảnh: publichealthwatch)

Chênh lệch quá xa về cung – cầu

Theo bài viết “Nhiêu khê ghép tạng” đăng bởi báo điện tử Người Lao Động, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 6.000 người suy thận mãn tính cần được ghép thận, trên 1.500 người có chỉ định ghép gan ở một số bệnh viện lớn, trên 6.000 người mù lòa chờ ghép giác mạc, hàng trăm người đợi ghép tim… Trong khi đó theo thống kê của Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người do Bộ Y tế thành lập, cho đến nay Việt Nam chỉ thực hiện hơn 1.000 ca ghép thận, 37 ca ghép gan, 9 ca ghép tim, 1 ca ghép thận – tủy, hơn 1.400 ca ghép giác mạc.

GS-TS Lê Trung Hải, Phó Giám đốc BV 103, quả quyết: “Chúng ta chỉ thiếu nguồn tạng, còn kỹ thuật ghép thì không kém ai”.

Không riêng ở Việt Nam, bệnh nhân các quốc gia phát triển trên thế giới cũng đang gặp khó khăn tương tự trong việc tìm nội tạng để cấy ghép. Ở Mỹ và các nước châu Âu, thời gian chờ để tìm thấy nội tạng trung bình từ hai đến ba năm, có khi lâu hơn.

Theo thống kê của Bộ Y tế Hoa Kỳ, hiện có gần 100 nghìn người Mỹ đang chờ được cấy ghép cơ quan nội tạng cùng niềm hy vọng mong manh, hàng nghìn người đã chết trước khi tìm ra bộ phận tương thích cần thiết. Còn chỉ phân nửa nguồn cơ quan hiến tặng là được sự đồng ý của chủ nhân, đặc biệt là thận và tim…

Nội tạng chợ đen ở Việt Nam

Loại bài “Vạch trần đường dây buôn thận xuyên quốc gia” của báo Tuổi Trẻ Online đã hé lộ một thị trường buôn bán nội tạng chợ đen rất náo nhiệt. Những kẻ môi giới thường xuyên về các vùng quê hoặc lên Internet để tìm người cần bán nội tạng kiếm tiền. Mặt khác họ còn giả vờ làm người thân của bệnh nhân để đăng tin cần mua tạng để cấy ghép cho “đứa con sắp chết” hoặc “người nhà trong cơn nguy kịch”. Để các phi vụ làm ăn được trót lọt, cần có sự hợp tác không nhỏ của các “cộng tác viên” là bác sĩ trong hội đồng thẩm duyệt hoặc bác sĩ trưởng khoa ở các bệnh viện trong nước.

Bệnh viện Trung ương Huế bắt đầu thực hiện ghép thận từ năm 2001. Những năm đầu mới thực hiện, mỗi năm bệnh viện ghép thận cho 5-10 bệnh nhân. Hai năm trở lại đây, số lượng bệnh nhân được ghép thận tại bệnh viện tăng đột biến, số ca ghép một năm bằng nhiều năm trước cộng lại. Chẳng hạn năm 2013 bệnh viện mổ ghép thận cho 80 trường hợp và tám tháng đầu năm 2014 đã ghép thận cho 80 trường hợp.

Trung Quốc, mổ cướp nội tạng, Bài chọn lọc,

Địa chỉ 83 Nguyễn Sinh Cung (TP Huế) được xem là “trụ sở” hoạt động chính của đường dây buôn thận, đồng thời là nơi “tập kết” nhiều thanh niên ở các tỉnh thành đã bán thận và đang đợi bán thận – Ảnh: TuoiTre Online

 Nội tạng “made in China”

Câu nói “hàng ở đâu khan hiếm thì ở Trung Quốc tràn lan, hàng ở đâu đắt đỏ thì ở Trung Quốc rẻ mạt” không chỉ đúng với hàng tiêu dùng và các thiết bị kỹ thuật số, mà còn đúng với nội tạng cấy ghép cho người.

Trung Quốc, mổ cướp nội tạng, Bài chọn lọc,

Trung Quốc là một trong những điểm đến của ngành du lịch ghép tạng. Ngành buôn lậu nội tạng ước tính hàng năm có thể tạo ra lợi nhuận từ 600 triệu đến 1.2 tỉ USD.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, ông Hoàng Khiết Phu, cho biết hằng năm có 7.000 ca ghép tạng lấy từ người đã khuất, và hơn 90% số nội tạng ấy được lấy từ các tử tù. Trong khi số lượng tử tù bị hành hình ở Trung Quốc được coi là bí mật quốc gia, nhưng theo ước tính của Tổ chức Ân xá Quốc tế, con số này vào khoảng 1.700.

Không giống những quốc gia khác, Trung Quốc không có hệ thống hiến tạng hoàn chỉnh và hiệu quả. Do yếu tố văn hóa, người Trung Quốc tin rằng thân thể nên được bảo toàn nguyên vẹn kể cả sau khi chết. Trong chỉ có 1.700 tù nhân bị xử tử hàng năm và không nhiều người hiến tạng, mà có tới 7.000 ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng được thực hiện mỗi năm. Vậy số nội tạng còn lại từ đâu mà ra?

Ngày 23 tháng 09, một tờ báo ở tỉnh Liêu Ninh có tên là Laoshi Evening, đã đăng tải một câu chuyện về một giáo viên dạy tiếng Anh tên là Hoa Ninh có thể tìm được tim phù hợp chỉ trong 20 ngày làm việc.

Trung Quốc, mổ cướp nội tạng, Bài chọn lọc,

Một bản copy của câu chuyện được đăng trên báo Laoshi Evening vào ngày 23 tháng 09 năm 2014, ở trang A07. Các chi tiết về thời gian được gạch dưới bằng màu đỏ.

Không chỉ đủ nội tạng để cung cấp cho nhu cầu trong nước, các bệnh viện Trung Quốc còn tiếp nhận hàng nghìn ca phẫu thuật cho các bệnh nhân nước ngoài với lời hứa hẹn về thời gian chờ đợi cực ngắn.

Trung Quốc, mổ cướp nội tạng, Bài chọn lọc,

“Thời gian chờ trung bình để cấy ghép gan là 1 tuần”, ảnh chụp website của bệnh viện Đại học Quân y Số 2 Trung Quốc. Thông tin này đã bị xóa sau khi kết quả điều tra về mổ cắp nội tạng được công bố năm 2006.

“Nhà hàng” nội tạng tùy chọn ở Trung Quốc

Sau khi vợ của một bác sĩ đã tham gia vào việc thu hoạch giác mạc lên tiếng tố cáo tội ác mổ cướp nội tạng từ người sống ở Trung Quốc. Ông David Kilgour, cựu quốc vụ khanh và công tố viên người Canada và ông David Matas đã thực hiện một cuộc điều tra độc lập và công bố những phát hiện của họ, xác nhận sự tồn tại của nạn mổ cướp nội tạng trong cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu”, cuốn sách đem lại cho ông Matas đề cử giải Nobel hòa bình năm 2010.

Ở Trung Quốc, bất cứ khi nào có bệnh nhân liên hệ ghép tạng, các bác sĩ sẽ đích thân đến các trại lao động hoặc trung tâm giam giữ các tù nhân lương tâm để làm các xét nghiệm và tìm “ứng cử viên” có nội tạng phù hợp.

Trung Quốc, mổ cướp nội tạng, Bài chọn lọc,

“Nó khiến bạn liên tưởng đến một nhà hàng mà bạn có thể đến và chọn tôm cua tươi sống từ trong bể nước. Nhưng trong trường hợp này đó là những con người đang sống.” (David Kilgour, cựu ngoại trưởng Canada phụ trách châu Á Thái Bình Dương)

Tù nhân lương tâm là những người bị bỏ tù không phải vì phạm tội. Họ có thể là những người bất đồng quan điểm chính trị, những tín đồ Cơ Đốc giáo, những người Tây Tạng phản đối chính quyền Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ, hoặc các học viên Pháp Luân Công bị chính quyền đàn áp 15 năm qua.

Mổ cắp nội tạng mà không dùng thuốc tê

Theo báo cáo về tội ác mổ cắp nội tạng sống ở Trung Quốc được công bố trước Liên Hiệp Quốc, trong khi mổ, các thủ phạm tuyệt đối không sử dụng thuốc tê vì thuốc tê sẽ làm giảm chất lượng nội tạng. Tuy nhiên họ sẽ tiêm một mũi hê-pa-rin để ngăn cho máu không đông lại. Khi các tù nhân đến lượt hành quyết bị bắn, thì viên đạn cần phải xuyên vào trung tâm thần kinh ở phía sau của bộ não, và do đó tù nhân sẽ không thể động đậy.

Ngành kinh doanh triệu đô béo bở

Trung Quốc, mổ cướp nội tạng, Bài chọn lọc,

Bảng giá của Mạng cấy ghép nội tạng toàn cầu Trung Quốc công khai với công chúng.

Nhìn sơ qua bảng giá nội tạng do Mạng cấy ghép nội tạng toàn cầu Trung Quốc công bố: giá của một quả thận là 62.000 USD, gan: 98.000 đến 130.000 USD, phổi: 150.000 đến 170.000 USD, tim: 130.000 đến 160.000 USD, võng mạc: 30.000 USD. Đem đơn giá này nhân với 7.000 ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng được thực hiện mỗi năm, chúng ta sẽ thấy doanh thu từ thị trường chợ đen kinh doanh nội tạng này mang lại cho Trung Quốc hàng trăm triệu đô la Mỹ mỗi năm.

Ở Việt Nam, theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác nghiêm cấm hành vi mua bán, lấy ghép, lưu giữ… nội tạng vì mục đích thương mại; cấm quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại… Tuy nhiên, theo nhiều bác sĩ, dù các quy định liên quan rất chặt chẽ nhưng do nguồn tạng thiếu, chênh lệch lớn về cung cầu nên bệnh nhân vẫn tìm tới người môi giới mua bán tạng.

Ông Trung, một bệnh nhân và đồng thời đã từng là khách hàng của đường dây môi giới nội tạng cho biết ông phải chi trả gần 600 triệu đồng để được ghép thận. Trong khi đó, theo thông tin mà phóng viên báo Tuổi Trẻ thu thập được từ những người bị dụ dỗ đi bán thận thì họ được trả 150 triệu cho một quả thận. Cuối cùng, sau khi “đi đêm” khoảng 2.500 USD cho vị trưởng khoa ở bệnh viện tham gia vào đường dây này. Số tiền chênh lệch rơi vào tay những đầu nậu môi giới.

 

 

Theo TinhHoa.net

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.