Lượt xem | |
Hiện tại: | |
1h trước: | |
24h trước: | |
Tổng số: |
Reva Bhalla:Xin chào, tôi là Reva Bhalla. Hôm nay anh George Friedman sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng dường như ngày càng tệ của nước Nga. Anh George này, chúng ta đều biết tin đồng rúp đang rơi tự do sau khi lãi suất tăng cao. Chúng ta nên nhìn nhận sự việc này như thế nào?
George Friedman: Anh biết đấy, số liệu tài chính phản ánh những vấn đề tiềm ẩn của nền kinh tế. Có ba nhân tố tác động. Một là suy thoái theo chu kỳ; rất nhiều sự yếu kém trong quản lý, điều hành dẫn tới suy thoái kinh tế. Thứ hai là các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây. Các động thái này ngăn cản khả năng vay vốn nước ngoài của Nga. Nhưng nhân tố lớn nhất ở đây là giá dầu. Nước Nga phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu dầu. Giá dầu đi xuống và tác động mạnh đến nền kinh tế. Những yếu tố này đã làm cho nền kinh tế Nga chao đảo.
Ngân hàng trung ương quyết định tăng lãi suất lên đáng kể mà không có lý do rõ ràng. Điều này dẫn đến kết quả không mong muốn, đó là sự suy giảm đột ngột của đồng rúp. Nhưng chúng ta không biết sự suy giảm này sẽ kéo dài bao lâu. Trong vài giờ trước, chúng tôi thấy có sự hồi phục, dường như thị trường có xu hướng phản ứng thái quá. Phản ứng đầu tiên là hoảng loạn. Sau đó là ổn định. Chúng ta chưa thể nhận định rõ ràng xu hướng..
Trong ngắn hạn, chúng ta có thể xem đồng rúp là yếu tố phản ánh tâm lý thị trường nhưng không thực sự cho chúng ta biết những nguy cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, chúng ta thấy Tổng thống Putin đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kép: đầu tiên là khủng hoảng ở Ukraine, thực sự để mất mối quan hệ với Ukraine và thứ hai là nền kinh tế đang chìm sâu trong khó khăn. Chúng ta chắc chắn không thể dự đoán được việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất và cũng không lường trước việc đồng rúp sụt giảm mạnh như hiện nay. Nhưng đó thực sự không phải là khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này vốn tiềm ẩn trong nền kinh tế
Reva: Và ngay cả khi đồng rúp ổn định được một chút thì câu hỏi lớn đặt ra là: độ tin cậy của ngân hàng trung ương Nga tại thời điểm hiện nay. Và khi chúng ta xem xét hiệu ứng lan truyền của sự sụp đổ tài chính ở Nga thì các nước Baltic nói riêng là bị ảnh hưởng nặng nề. Phần Lan, Đức chắc chắn là nước xuất khẩu lớn nhất sang Nga. Vì vậy, nếu đứng từ góc độ của Thủ tướng Merkel (Đức) và Tổng thống Obama (Mỹ), tại thời điểm này, họ đang suy tính gì khi quan sát nền kinh tế Nga và anh hãy đánh giá xem liệu họ có hơi quá tay với “chú gấu” Nga không.
George: Vâng, tôi không nghĩ họ thực sự cho rằng các biện pháp trừng phạt là nhân tố tác động chính. Tôi cho rằng có một điều họ chưa suy xét đến là độ tin cậy của Ngân hàng Trung ương Nga bởi đó là tâm lý thị trường và nó thay đổi rất nhanh. Đây thực ra là thước đo lòng người chứ không phải là thực tế. Đây là Ngân hàng Trung ương Nga. Đây là nền kinh tế lớn thứ tám thế giới.Chúng ta cần phải rất thận trọng khi nói về sự sụp đổ.
Có những cuộc khủng hoảng như năm 2008 và Hoa Kỳ đã không sụp đổ, vì vậy, chúng ta cần phải nhận định chính xác điều gì sẽ diễn ra. Nhìn chung, các nước đều đang gặp khó khăn. Sự phụ thuộc vào dầu là điểm yếu của các nước và rắc rối xảy ra khi giá dầu bắt đầu giảm. Các nước chắc chắn đang bị ảnh hưởng bởi các đòn trừng phạt và gặp khó khăn khi huy động vốn vay và đảo nợ hay các hoạt động tài chính tương tự. Và ngay cả Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng nói rằng: “Bạn biết đấy, chúng tôi không muốn làm tổn thương người dân Nga”, đó là một cách nói khác thể hiện rằng chúng tôi có chút lo lắng cho những gì đang xảy ra ở đây.
Nhưng nếu dỡ bỏ lệnh trừng phạt, câu hỏi đặt ra là liệu các ngân hàng có sẵn sàng đảo nợ. Vẫn còn rất nhiều câu hỏi khác nữa. Nghịch lý ở đây là chúng ta hãy giả định rằng tình hình trở nên xấu đi, lưu ý tôi không nói là tình hình sẽ như thế. Bạn có thể ngã ngũ với những người đang thực hiện các biện pháp trừng phạt trước khi tìm ra giải pháp cứu trợ tài chính của Quỹ tiền tệ quốc tế cho Nga. Nước Nga, bạn biết đấy, khi bạn nói là quá lớn để sụp đổ, lưu ý đây không phải là nước Nga của những năm 1990. Nước Nga giờ quá lớn mạnh, không dễ sụp đổ.
Reva: Đúng thế. Và điều thú vị nữa là ngay cả khi chúng ta xem xét các lệnh trừng phạt và Putin đang tính toán về mặt thời gian, khi các lệnh trừng phạt của EU, chủ yếu nhắm vào năng lượng và tài chính, về cơ bản là sẽ hết hiệu lực vào tháng Bảy. Vì vậy, về mặt lý thuyết, nếu Nga có thể “cầm cự” được, “chơi đẹp” đối với một số vấn đề nhất định như với Ukraine thì có lẽ họ có thể kiểm soát được áp lực về kinh tế.
George: Cũng có thể. Các biện pháp trừng phạt đánh vào điểm yếu của Nga. Xét về khả năng vay nợ – hiện tại nước Nga không cần vay quá nhiều, họ cần đảo nợ cho các khoản vay hiện có. Nhưng rất nhiều ngân hàng phương Tây đã cho vay và đó là những ngân hàng sẽ phải nuốt khoản nợ đó. Giờ đây, lại quay trở lại câu hỏi mang tính chính trị chúng tôi nêu ra lúc trước: Liệu Putin có thể đứng vững?
Cuộc khủng hoảng này đặt ra câu hỏi người dân đánh giá thế nào về Putin. Cho đến nay điều này không ảnh hưởng đến sự nổi tiếng của Putin ở Nga nhưng chúng tôi chưa có bất kỳ cuộc thăm dò ý kiến nào từ khi việc này xảy ra. Gần đây, khi tôi ở đấy, người ta nói, “Bạn biết đấy, chúng tôi thực sự không cảm thấy suy thoái – trừ khi chúng tôi muốn đi du lịch ở nước ngoài, chúng tôi không cảm thấy điều đó từ trước.” Và như chúng ta đã thấy trong cuộc khủng hoảng năm 2008, có sự khác biệt rất lớn giữa cuộc khủng hoảng tài chính và việc người dân cảm nhận được nó. Điều đó đến sau [khủng hoảng].
Vậy những gì chúng ta cần phải tập trung vào lúc này là hiểu được tại sao nước Nga lại bất ngờ quyết định tăng mạnh lãi suất. Có rất nhiều giả thuyết xung quanh việc này tương tự như khi Nga cố gắng đảo nợ cho Rosneft bằng cách này hay cách khác. Thường những người nói thì lại không biết và tôi ngờ là không ai hiểu quá trình đưa ra quyết định.
Và chúng ta thực sự phải đặt câu hỏi liệu sự suy giảm này của đồng rúp – vốn thực sự bị châm ngòi bởi dầu khí – có kéo dài hay không. Chúng tôi thấy có sự hồi phục nhỏ từ sự sụt giá đồng rúp. Điều đó có thể không phải là vấn đề. Người Nga có thể có đủ nguồn lực để xử lý việc này. Nhưng câu hỏi đặt ra là: niềm tin trường kỳ của người dân vào khả năng xử lý của Putin là bao nhiêu.
Reva: Vậy dựa trên các cuộc thảo luận của anh ở Moscow, anh nhận định như thế nào về chuyện này? Anh có nghĩ rằng điện Kremlin sẽ ổn định nội bộ để vượt qua cuộc khủng hoảng này và kiểm soát được áp lực mới đến từ nước Mỹ.
George: Khi xem xét tình hình, tôi có cảm giác rằng nước Nga không cảm thấy bị tác động nhiều như những gì phương Tây mong muốn. Đó không phải là sự can đảm khi người Nga nói rằng “Hãy nhìn xem, chúng tôi đang trong thời kỳ tồi tệ. Trước đây, Nga đã từng trải qua những giai đoạn tệ hại. Thời gian này vẫn không tệ như những năm 1990. Chúng ta chắc chắn sẽ không phải đầu hàng phương Tây.”
Và họ cũng cho biết, “Các đòn trừng phạt không thực sự làm tổn thương chúng tôi. Chúng không mang lại điều tốt nhưng có những thứ khác đang thực sự tác động đến chúng tôi, như giá dầu chẳng hạn”. Và phương Tây chẳng thể làm gì. Đó là cảm giác của tôi trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng này. Tôi đã rời khỏi Nga hôm thứ Sáu và hôm nay thì đồng rúp rơi tự do. Vậy nên tôi không biết làm thế nào mà nó đã thay đổi. Tôi cố gắng liên hệ với một số người nhưng họ đều nói rằng, “Tôi đang rất bận, tôi sẽ gọi lại cho bạn sau”. Tôi không nghĩ là sẽ có người có thể lý giải được những gì đang xảy ra tại thời điểm này.
Reva: Vâng, chúng tôi sẽ phải giải mã các dự báo, dự báo thường niên sắp tới của chúng tôi sẽ sớm đầy đủ. Nhưng chúng tôi sẽ quan sát đồng rúp cho đến khi đó. Cảm ơn anh, George.
George: Bảo trọng nhé
Reva: Cảm ơn anh.
Nguồn Vietdaikynguyen.com