Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ôtô Nga đi vòng hưởng TPP: Chắp cánh giấc mơ ôtô Việt
Wednesday, October 14, 2015 2:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
0

Với yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa nhất định của Hiệp định TPP, ô tô Nga không dễ gì thông qua Việt Nam để thâm nhập thị trường Mỹ.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, Khoa tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính) chia sẻ quan điểm xung quanh thông tin doanh nghiệp sản xuất ô tô Nga muốn quay trở lại Việt Nam, đồng thời muốn thâm nhập thị trường Mỹ thông qua Việt Nam.

Muốn đi đường vòng cũng khó

Nhật báo Izvestia (Nga) vừa dẫn lời Thứ trưởng Bộ Phát triển Nga, ông Alexei Likhachev nói rằng, Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang tới một bất ngờ chưa từng có đối với Nga là khả năng ô tô Lada tràn vào thị trường Mỹ, hay nói đúng hơn là hàng hóa của Nga sẽ rộng đường sang Mỹ hơn bao giờ hết.

Ông Likhachev cho rằng các nhà sản xuất ô tô Nga có thể sử dụng nhà máy của họ ở Việt Nam và tận dụng TPP làm bàn đạp để thâm nhập thị trường Mỹ do Việt Nam trước đó cũng đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Á – Âu (do Nga đứng đầu).

  Ôtô Nga đi vòng hưởng TPP: Chắp cánh giấc mơ ôtô Việt - Ảnh 1

Từng bị khai tử nhưng thương hiệu Lada của Nga đã hồi sinh

Nhìn nhận việc Nga đi đường vòng qua Việt Nam để hưởng lợi TPP, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng đây là khả năng có thể xảy ra tuy nhiên không phải dễ dàng. Theo đó, thị trường ô tô Mỹ là một thị trường lớn, có lịch sử lâu đời và người Mỹ nắm giữ thị trường này rất vững.

Vào những năm 60 của thế kỷ 20, khi người Nhật bắt đầu đầu tư vào Mỹ, thị trường ô tô Mỹ đã bị Nhật xâm nhập và giành được thị phần lớn. Điều đó cho thấy, việc thị trường có thích ứng hay không đòi hỏi ở rất nhiều góc độ khác nhau, từ chất lượng xe đến mẫu mã, hình dáng, giá cả… Nhưng thời gian gần đây, người ta chú ý nhiều đến độ an toàn, nồng độ khí thải, bảo vệ môi trường, đây cũng là đòi hỏi lớn các nước công nghiệp phát triển nói chung.

“Đối với tuyên bố của Thứ trưởng Nga, có một số vấn đề đặt ra, đó là: thương hiệu ô tô Lada của Nga hiện nay đã “phục sinh” dưới một chủ thế khác, dẫu mang tên là Lada nhưng thực chất là hàng Nissan Nhật Bản. Nga và Nhật đã phục hồi thương hiệu Lada nhưng ở đây phải lưu ý đến việc góp vốn và công nghệ của Nissan.

Mặt khác, khi Nga đề cập đến chuyện mở nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam có nghĩa là phía doanh nghiệp Nga và hãng Nissan muốn người tiêu dùng ở một đất nước đã quan hệ thân thiết với Liên Xô trước đây cũng như có cảm tình với nước Nga hiện nay sẽ trở lại yêu thích thương hiệu Lada nổi tiếng một thời của Nga. Họ muốn chiếm được thị phần trong ngành ô tô Việt Nam, và sau đó là trong ASEAN.

Còn việc ô tô Nga đi đường vòng từ Việt Nam sang Mỹ là khả năng có thể có thể xảy ra. Khả năng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hình dáng, mẫu mã, độ an toàn của chiếc xe Lada và quan trọng hơn, nó phải vượt qua được sự kiểm tra về khí thải của các cơ quan của Mỹ.

Trong Hiệp định TPP có quy định, hàng hóa xuất khẩu trong nội khối TPP muốn hưởng ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác phải đạt yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa nhất định. Điều đó đòi hỏi các nhà máy ô tô Nga, nếu mở ở Việt Nam, phải có tỷ lệ nội địa hóa cao và đây sẽ là một trong những khó khăn cho ô tô Nga khi muốn xuất khẩu sang các nước thành viên TPP nói chung và Mỹ nói riêng”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích.

Sẽ có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam nếu…

Trở lại vấn đề ô tô Nga muốn trở lại thị trường Việt Nam, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, cơ hội và lợi thế của ô tô Nga có nhiều. Trên thực tế, ô tô Nga không quá xa lạ tại Việt Nam, họ từng có thời kỳ huy hoàng tại Việt Nam khi gần như độc quyền thị trường này.

Trước khi Việt Nam mở cửa, hầu hết ô tô sử dụng tại Việt Nam đều bắt nguồn từ Nga với những cái tên như Lada, Gaz, Volga, Kamaz…, có một phần rất nhỏ là ô tô Giải phóng, Hồng Kỳ của Trung Quốc.

Từ năm 1975-1986, có một số thương hiệu xe của các nước khác tồn tại ở Việt Nam nhưng do linh kiện, phù tùng để thay thế, sửa chữa không có nên không thực sự phát triển. Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành cải cách và mở cửa, hợp tác với các nước, hàng hóa nhập khẩu nhiều, các thương hiệu xe tại Việt Nam từ đó cũng nhiều lên.

“Với việc Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU), thuế nhập khẩu ô tô sẽ được dỡ bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu ô tô Nga vào Việt Nam. Về mặt chất lượng, hiện nay hãng xe Nga đã hợp tác với hãng Nissan của Nhật để phục hồi thường hiệu Lada nên mẫu mã, hình sáng tương đối hiện đại, gọn nhẹ, chất lượng cũng được nâng cao, phù hợp với thị trường Việt Nam. Điều quan trọng là vẫn có một bộ phận lớn người dân Việt Nam có mong muốn, sở thích được sở hữu một chiếc xe mang thương hiệu của Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay.

Có lẽ các nhà sản xuất ô tô Nga khi bày tỏ ý định quay trở lại thị trường Việt Nam cũng mong tận dụng được các yếu tố về giá thành ở Việt Nam như giá lao động, giá nguyên vật liệu tương đối rẻ hơn so với nước khác… Họ hy vọng rằng, với mẫu mã, chất lượng xe đã đổi mới để đáp ứng người tiêu dùng, với tên tuổi đã được nhiều người Việt Nam yêu thích cộng thêm với chi phí sản xuất rẻ sẽ giúp họ chiến thắng trong cuộc tranh đấu giành thị phần trong thị trường ô tô tại Việt Nam”, ông Thịnh nói.

Điều đặc biệt mà ông Thịnh kỳ vọng ở người Nga, đó là họ sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ cho Việt Nam, điểm mấu chốt để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.

“Các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới có thể sản xuất một chiếc ô tô ở hàng chục quốc gia khác nhau, mỗi quốc gia sản xuất một bộ phận sau đó lắp ghép lại với nhau. Khi họ mở nhà máy tại Việt Nam cũng chỉ là chuyên sản xuất một bộ phận nhất định, do đó muốn yêu cầu mức độ nội địa hóa cao cũng khó.

Nhưng người Nga thì khác, các hãng ô tô Nga tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu ít hơn so với nước khác. Chính vì thế khi họ thành mở các nhà máy sản xuất ô tô ở các nước khác thì họ vẫn có thể chuyển giao công nghệ để tạo ra quy trình sản xuất mang tính khép kín.

Với Việt Nam cũng vậy, trước mắt có thể Nga chỉ mở các nhà máy lắp ráp ô tô nhưng về trung và dài hạn, họ sẽ chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt. Đây có thể là một bước đột phá về mặt công nghệ đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam bởi Việt Nam đã bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền của nhưng ngành công nghiệp ô tô vẫn không thể nào phát triển được. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều ưu tiên, ưu đãi cho các doanh nghiệp ô tô nhưng đến nay các doanh nghiệp cũng mới chỉ dừng ở bước lắp ráp mà thôi.

Người Nga có lịch sử đầu tư tương đối lâu dài ở Việt Nam, lại là những người thật thà, tận tâm trong việc cùng hưởng lợi và làm thế nào để quá trình nội địa hóa các hàng hóa của họ được thực hiện tốt nhất ở Việt Nam. Liên doanh Việt-Nga VietsoPetro là một ví dụ cho sự hợp tác đầu tư hiệu quả giữa Nga và Việt Nam, Nga đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ liên quan đến việc thăm dò, khai thác dầu mỏ cho Việt Nam.

Đây là hình mẫu để tin tưởng rằng mong muốn trở lại Việt Nam, nội địa hóa để phát triển công nghiệp ô tô ở Việt Nam là việc Nga có thể làm và làm tốt. Nếu như thế, công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ có bước phát triển mới, có thể cung cấp linh kiện lắp ráp ô tô Nga và xa hơn sẽ cung cấp cho các hãng ô tô khác”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh tin tưởng.

Theo Đất Việt

BÌNH LUẬN

Lời bình của bạn
Question   Razz  Sad   Evil  Exclaim  Smile  Redface  Biggrin  Surprised  Eek   Confused   Cool  LOL   Mad   Twisted  Rolleyes   Wink  Idea  Arrow  Neutral  Cry   Mr. Green

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
Share This Story:
Print this story
Email this story
Digg
Reddit
StumbleUpon
Share on Tumblr
GET ALERTS:

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.